Báo động nhiều trường đại học cắt bỏ môn Toán, sinh viên giỏi ngày càng ít
Đối với vấn đề phát triển đất nước, nhất là khi muốn nắm bắt những vận hội của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, thì xu hướng cắt giảm bớt hàm lượng toán này là một thực trạng đáng báo động.
Mặc dù trong 9 năm chính thức đi vào hoạt động, Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học giai đoạn 2010 – 2020 đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ và đã hoàn thành được phần lớn những mục tiêu ban đầu đã đề ra, nhưng trước những thay đổi nhanh chóng của xã hội và khoa học và công nghệ trên thế giới và ở Việt Nam, vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại.
Một số khoa đào tạo cử nhân về Toán đã không tuyển được sinh viên, dẫn đến khả năng phải giải thể.
Nhiều đại học cắt giảm môn Toán
Trong kỉ nguyên của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, vai trò của Toán học được nâng cao hơn bao giờ hết, nhưng trên thực tế thì rất nhiều môn Toán trong các chương trình đào tạo của các ngành khác bị giản lược hoặc cắt bỏ tại rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước.
Chỉ có một số rất ít trường đại học lớn yêu cầu tăng thời lượng các môn toán ở tất cả các chuyên ngành, còn nói chung thì tình trạng cắt giảm các môn toán vẫn tiếp diễn, thậm chí có chiều hướng xấu đi trong một vài năm gần đây ở đa số các trường đại học.
Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này, những người chủ trương cắt giảm cho rằng toán học không có tác dụng gì trong lĩnh vực của họ, hoặc nếu có thì chỉ cần sử dụng những phần mềm tính toán có sẵn, không cần mất thời gian giảng dạy những kiến thức phức tạp, hình thức.
Mặt khác, cũng cần phải thừa nhận rằng lâu nay, giảng viên Toán thường giảng dạy các môn toán cho chuyên ngành khác như là cho sinh viên chuyên ngành toán mà không làm rõ cho người học hiểu được công cụ toán học được sử dụng như thế nào trong lĩnh vực chuyên ngành của họ.
Trong bối cảnh tự chủ ngày càng cao của các cơ sở đào tạo, không thể khắc phục được tình trạng này bằng các biện pháp hành chính, mà cần phải điều chỉnh thông qua kiểm định, đối sánh với các chương trình đào tạo của các trường đại học lớn, các khung chương trình chuẩn được các tổ chức quốc tế uy tín khuyến nghị sử dụng và quan trọng nhất là cần đổi mới cả về nội dung và phương pháp giảng dạy các môn Toán cho các chuyên ngành khác.
Báo động ngày càng ít sinh viên giỏi vào ngành Toán
Với những lý do đã nêu ở trên và nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác, ngày càng có ít sinh viên giỏi muốn học các ngành khoa học cơ bản nói chung và Toán học nói riêng. Số liệu về tình hình tuyển sinh các ngành khoa học cơ bản, đặc biệt là ngành Toán ở các trường đại học trong 10 năm vừa qua phản ánh rất rõ hiện tượng này.
Một số khoa đào tạo cử nhân về Toán đã không tuyển được sinh viên, dẫn đến khả năng phải giải thể. Đa số các chương trình đào tạo bậc đại học trong lĩnh vực Toán học là các chương trình Sư phạm Toán – nhằm đào tạo giáo viên Toán ở bậc phổ thông, còn quá ít chương trình đào tạo Toán học, hoặc Toán ứng dụng, Toán tin, Thống kê, Khoa học dữ liệu… so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Video đang HOT
Đối với vấn đề phát triển đất nước – kể cả lâu dài hay trước mắt – nhất là khi muốn nắm bắt những vận hội của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, thì xu hướng cắt giảm bớt hàm lượng toán này là một thực trạng đáng báo động.
Trong 5 năm 2014-2019, tổng số nghiên cứu sinh trong nước ngành Toán thuộc 10 trường đại học lớn nhất của Việt Nam là 220. Con số này còn ít hơn số lượng các trường Đại học, Học viện đang hoạt động.
Đáng chú ý là trong 2 năm gần đây sau khi Bộ GD-ĐT ban hành quy chế tuyển sinh và trình độ đào tạo Tiến sĩ thì số NCS sụt giảm chỉ còn khoảng 50% so với trước đây.
Đối với bậc Thạc sĩ, tổng số học viên cao học tuyển sinh được của 16 đơn vị đào tạo toán học lớn trong 5 năm 2014-2019 là khoảng 3.820 học viên với số lượng tương đối ổn định, nhưng nhìn chung vẫn là những chương trình đào tạo truyền thống, định hướng lý thuyết.
Đội ngũ giảng viên ở các trường đại học trong 10 năm qua đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng, nhưng số lượng các trường đại học, học viện cũng tăng lên rất nhiều. Trong một số lĩnh vực ứng dụng có nhu cầu lớn như thống kê, khoa học dữ liệu, cơ học chất lỏng… vẫn còn rất thiếu các chuyên gia giỏi.
Mặc dù đã đạt được phần lớn các mục tiêu cụ thể và tạo được một số cơ sở để đưa nước ta thành một nước có nền Toán học mạnh trong giai đoạn phát triển tiếp theo, nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được một mục tiêu chung của Chương trình là “đảm bảo cho Toán học Việt Nam đi vào xu thế phát triển bền vững”.
Chương trình toán học chưa được cập nhật, nặng tính hàn lâm, nặng tính mẹo mực, chưa có sự gắn kết giữa Toán học và các khoa học khác.
Cải tiến dạy và học Toán ở các cấp, từ phổ thông đến đại học
Giáo dục toán học ở Việt Nam luôn được thế giới coi là một điểm sáng trong bức tranh chung về giáo dục toán học ở các nước đang phát triển. Một ví dụ nổi bật là kết quả của học sinh Việt Nam tại đợt khảo sát đánh giá học sinh PISA các năm 2012 và 2018 luôn nằm trong top 10.
Trong những năm gần đây, thành tích của đoàn học sinh Việt Nam tại kỳ thi toán quốc tế IMO luôn giữ ở vị trí top 10, mặc dù có sự vươn lên rất mạnh mẽ của nhiều nước trong khu vực như Iran, Thái Lan, CHDCND Triều Tiên… Đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát về kết quả đáng khích lệ này của Việt Nam để tìm ra những bài học thành công cho các nước khác.
Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng kết quả này không phản ánh hết tình hình thực tế. Học sinh Việt Nam có thể có kết quả tốt trong các kỳ thi sát hạch, nhưng những kết quả đó không hẳn là thước đo tốt để đánh giá được các năng lực chung liên quan đến Toán học của con người thế kỷ XXI như năng lực tư duy logic, năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,… và do đó chưa hẳn đã chứng tỏ được rằng giáo dục toán học nói riêng, giáo dục ở Việt Nam nói chung, đã góp phần chuẩn bị một cách đầy đủ cho người lao động tương lai trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Những điểm yếu cơ bản của giáo dục toán học Việt Nam là: Chương trình học chưa được cập nhật, nặng tính hàn lâm, nặng tính mẹo mực, chưa có sự gắn kết giữa Toán học và các khoa học khác.
Giáo dục toán học chịu ảnh hưởng nặng nề và được định hướng bởi các kỳ thi, đặc biệt là ở các lớp cuối cấp. Càng lên các bậc học cao thì những điểm yếu này trong mục tiêu cũng như động lực học tập môn Toán càng lộ rõ, dẫn đến sự tụt hậu khá nhiều về đào tạo Toán học ở nước ta so với các nước tiên tiến.
Năm 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó chương trình giáo dục phổ thông môn Toán đã được điều chỉnh rất căn bản, theo phương châm “tinh giản, thiết thực, và khơi nguồn sáng tạo”. Việc triển khai thực hiện tốt chương trình mới sẽ góp phần thay đổi căn bản việc dạy và học Toán ở bậc phổ thông.
Đây là một công việc lâu dài, có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ đến toàn bộ nền toán học Việt Nam mà còn đến cả hệ thống đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Vì vậy, sự tham gia, đóng góp của cộng đồng các nhà toán học Việt Nam đối với giáo dục toán học phổ thông là hết sức cần thiết và cần phải được tiến hành ngay.
Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học đề ra phương hướng, hỗ trợ phát triển một số cơ sở giáo dục đại học trở thành trung tâm toán học mạnh ở miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam, làm đầu tàu phát triển Toán học và hỗ trợ cho việc triển khai thực hiện Chương trình.
Hỗ trợ phát triển ba khoa Toán của các cơ sở giáo dục đại học: Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Toán và Thống kê, Trường Đại học Quy Nhơn và Khoa Toán – Tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.
Các hình thức hỗ trợ bao gồm: Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và giảng dạy của giảng viên/nghiên cứu viên, đặc biệt là giảng viên/nghiên cứu viên trẻ; Củng cố và xây dựng mới các chương trình đào tạo tài năng, chương trình định hướng ứng dụng; Cấp học bổng cho sinh viên, học viên sau đại học để nâng cao chất lượng đào tạo; Hỗ trợ triển khai các hoạt động quảng bá, phổ biến tri thức Toán học tại địa phương.
Toán ứng dụng ở Việt Nam chưa phát triển
Công nghiệp của Việt Nam cho đến nay chủ yếu là lắp ráp, gia công, hoặc làm các công đoạn có giá trị kinh tế gia tăng không cao nên chưa có đầu tư thích đáng về công nghệ, hàm lượng tri thức. Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có khả năng dùng công cụ toán học mạnh không cao.
Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là một số doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đã bắt đầu đầu tư mạnh cho R&D để tạo ra các sản phẩm công nghệ “Make in Vietnam”, và đã tuyển dụng với số lượng lớn nhân lực ngành Toán như tập đoàn Viettel, Vingroup, FPT, MISA…. Mặc dù vậy, số các doanh nghiệp lớn nói trên vẫn còn khá ít so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Về ứng dụng Toán học, nhiều kết quả về Toán ứng dụng được đăng tải trên các tạp chí có tiếng. Mặc dù không có sự phân chia rạch ròi giữa Toán lý thuyết và Toán ứng dụng, song một cách sơ bộ có thể nhận thấy trong các thành tựu Toán học tại Việt Nam, Toán học lý thuyết chiếm tỷ lệ cao hơn.
Mảng Toán ứng dụng ở Việt Nam hiện tại chưa phát triển nên khả năng ứng dụng của Toán học còn rất hạn chế, chất lượng ứng dụng Toán học còn tương đối thấp và công tác phát triển ứng dụng Toán còn thiếu quy hoạch tổng thể, thiếu sự gắn kết hợp tác giữa các đơn vị ứng dụng toán học khác nhau và giữa cộng đồng toán học và khoa học cơ bản nói chung với các công ty, doanh nghiệp trong khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…
Đào tạo khởi nghiệp cho học sinh... không dễ
Giáo dục về khởi nghiệp là nhân tố quan trọng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tuy nhiên, các trường phổ thông đã gặp bất cập khi triển khai.
Phải có cách để đào tạo khởi nghiệp là vấn đề được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đặt ra để các chuyên gia, nhà trường tìm giải pháp.
Trở ngại khi dạy STEM
Đến nay, sau 3 năm thực hiện giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp ở các trường phổ thông theo Quyết định số 1665 của Thủ tướng Chính phủ đã cho thấy thực tế còn rất nhiều khó khăn, bởi vấn đề nhận thức, nội dung chương trình vẫn còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành.
Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả vẫn nặng về điểm số. Bởi vậy, khi triển khai giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS), cô Dương Thị Thu Hà - Giáo viên trường THPT Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã gặp những trở ngại.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm gian hàng của NXB Giáo dục Việt Nam tại Ngày hội khởi nghiệp. Ảnh: Trần Oanh
"Phụ huynh hỏi làm một dự án STEM tốn nhiều thời gian, liệu con tôi thi tốt nghiệp có đỗ không? Khi tôi bảo HS lớp 12 làm cái này đi, các con nói làm suốt thì không có thời gian học thi tốt nghiệp THPT và đại học. Còn bảo các con làm dự án để tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật thì gặp khó khăn rất nhiều." - cô Dương Thị Thu Hà chia sẻ. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến băn khoăn, trường phổ thông sẽ triển khai dạy học STEM như thế nào khi chuẩn đầu ra là thi tốt nghiệp THPT sẽ giữ ổn định đến năm 2025?
Trong khi đó, theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT Đỗ Đức Quế, giáo dục STEM không nên quá phức tạp. STEM là giáo dục đời sống hằng ngày, bài học STEM có thể là trồng cây ngoài cửa sổ để giúp HS phát triển năng lực và phẩm chất, chứ chưa cần đến dự án lớn lao.
Giáo dục cho HS học hằng giờ, hằng tuần, thời gian dài chứ không phải trong 2 - 3 tháng hướng dẫn các em nghiên cứu một dự án lớn, đỉnh cao của khoa học kỹ thuật rồi đi thi. Mục tiêu giáo dục của STEM là trải dài từ THCS đến THPT.
Rất cần những câu lạc bộ khởi nghiệp chuyên nghiệp
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng, để giáo dục khởi nghiệp thì trước tiên phải gieo vào cho HS hiểu về khởi nghiệp và quy trình thực hiện. Muốn tạo ra được môi trường đó, chính là câu lạc bộ (CLB) khởi nghiệp và các tổ chức trải nghiệm. CLB khởi nghiệp là một loại hình trong chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.
PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa - trường Đại học (ĐH) Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, HS có năng lực, năng khiếu với loại hình nào thì lựa chọn và tham gia CLB ở lĩnh vực đó để vừa phát triển sở thích đồng thời hướng nghiệp. Việc lập ra các CLB không khó nhưng duy trì hoạt động không dễ. Chính vì thế, các trường cần hỗ trợ để CLB trở thành đời sống của HS.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội, muốn các CLB hoạt động chuyên nghiệp phải dựa trên những bằng chứng khoa học, đặc điểm nhân cách của tất cả HS và những nhóm nghề nghiệp. Thậm chí, CLB khởi nghiệp hoạt động theo sự phát triển của vùng miền, nhu cầu của địa phương, xã hội.
Người phụ trách CLB là giáo viên chuyên trách, được bồi dưỡng tìm hiểu thêm kiến thức để phát triển CLB. Cũng cần có những tài liệu chính quy để xây dựng và phát triển CLB theo từng giai đoạn. Khởi nghiệp đối với HS phổ thông không dễ, vì thế, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ mong giáo viên là người giúp gieo vào HS sự đam mê, đồng thời, hướng HS học không phải để thi mà có năng lực để sau này ra cuộc sống, giải quyết công việc tốt hơn là đã thành công.
"Nền giáo dục hiện đang chuyển dần từ truyền thụ kiến thức sang giáo dục tiếp cận năng lực, phẩm chất. Bước chuyển này đòi hỏi phải có nhiều cố gắng và tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ. Bộ GD&ĐT đã từng bước thay đổi cách đánh giá. Chắc chắn sẽ thay đổi ma trận, mô hình kiểm tra sắp tới theo hướng mở." - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ
Giáo dục phải phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học Ngày 28.12, tại Đà Nẵng, Hội đồng quốc gia Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (Ủy ban về Giáo dục và phát triển nhân lực) tổ chức hội thảo Đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu phát triển bền vững. Đổi mới trong đào tạo đại học để góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao -...