Báo động gia tăng ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết

Theo dõi VGT trên

Chiều 21-10, bác sĩ Lê Hồng Nga, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, cho biết, số ca mắc tay chân miệng (TCM) trên địa bàn thành phố đã có dấu hiệu tăng sau nhiều ngày chững lại.

Báo động gia tăng ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết - Hình 1

Ảnh minh họa

Trong tuần qua, tại TPHCM ghi nhận 886 ca tay chân miệng, trong đó các quận: 5, Bình Thạnh, Gò Vấp và huyện Cần Giờ, ghi nhận số ca bệnh trong tuần tăng trên mức độ cảnh báo.

Tại Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TPHCM, từ đầu tháng 10 đến nay, số trẻ TCM điều trị tại BV bắt đầu tăng. Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Phó trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1 cho biết, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận nội trú mới khoảng 20 trẻ. Tổng số bệnh nhi nằm viện dao động 40-50 trẻ, trong đó luôn có 3-4 bé bị nặng, phải hồi sức tích cực. Riêng phòng khám ngoại trú tiếp nhận 200 trẻ bị TCM mỗi ngày.

Theo thống kê của BV Nhi đồng 1, từ giữa tháng 10 đến nay, mỗi ngày BV tiếp nhận hơn 8.000 lượt khám chữa bệnh, gần bằng ngày cao điểm tháng 9-2019 (hơn 8.400 ca).

Trong khi đó, tại BV Nhi đồng 2, số lượt khám chữa bệnh cũng tăng mạnh từ 8.075 đến 8.237 ca/ngày, gần bằng ngày cao điểm nhất của tháng 9-2019 (hơn 8.300 ca). Các bệnh khiến trẻ đi khám nhiều nhất là: viêm mũi họng, viêm phế quản cấp, viêm tiểu phế quản, viêm họng, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi…

Cùng ngày, Bộ Y tế cho biết, tính đến giữa tháng 10, cả nước đã ghi nhận trên 71.000 người mắc sốt xuất huyết (SXH). Mặc dù so với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc SXH giảm khá nhiều nhưng trong vài tuần gần đây số người mắc SXH đang có chiều hướng gia tăng.

Qua giám sát của Cục Y tế dự phòng cho thấy, 57% ca mắc SXH ghi nhận tại miền Nam, 33% tại miền Trung, Tây Nguyên chiếm 6% và miền Bắc là 4%. Đến nay, dịch SHX không có nhiều diễn biến bất thường so với các năm trước. Tuy nhiên, giai đoạn từ tháng 10 và 11 là mùa cao điểm của dịch SXH khi thời tiết vào mùa mưa, khí hậu rất thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi, phát triển.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu

Mặc dù thời điểm vào mùa dịch tay chân miệng đã bắt đầu cách đây 3 tháng nhưng hiện nay số bệnh nhi mắc tay chân miệng đến khám và nhập viện điều trị vẫn không ngừng tăng. Điều đáng nói là bệnh lý đã quá quen thuộc này năm nay có xu hướng gia tăng các biến chứng nguy hiểm.

Ở nhiều trường hợp biến chứng xảy ra sớm khi chưa có các biểu hiện bệnh phổ biến và diễn biến rất nhanh dẫn đến những hậu quả nặng nề.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 1

Mỗi ngày Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em có từ 15-20 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị tay chân miệng.

Video đang HOT

Số ca biến chứng tăng

Sáng 8-10, tại tầng 3 Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em -Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, tất cả các phòng điều trị không còn chỗ trống, trong đó phần nhiều là bệnh nhi điều trị tay chân miệng (TCM). Dễ nhận thấy các bé bị nổi mụn ở quanh miệng, tay, chân và lên cơn sốt - những triệu chứng điển hình khi trẻ mắc bệnh này. Tiếng quấy khóc của bệnh nhi từ các phòng bệnh lan ra hành lang càng khiến không khí thêm căng thẳng.

Dường như đã quá quen với việc phải tiếp nhận nhiều bệnh nhi trong các đợt cao điểm dịch bệnh như cúm A, sốt xuất huyết, sởi, TCM nên những ngày này các y, bác sĩ của Trung tâm làm việc với công suất tối đa để có thể theo dõi sát từng bệnh nhi theo từng cấp độ và lên phác đồ điều trị.

Trao đổi với phóng viên An ninh thế giới, bác sĩ - tiến sĩ Đỗ Thiện Hải - Trưởng Khoa Nội, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em cho biết, mỗi ngày Trung tâm có từ 15-20 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị TCM, tăng so với cùng thời điểm năm 2019. Nguy hiểm hơn là năm nay số trẻ mắc TCM bị biến chứng cũng tăng lên.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, cha mẹ có thể theo dõi trẻ và phát hiện được những trường hợp bệnh tay chân miệng điển hình như:

- Trẻ có vết loét đỏ 2-3mm nền sạch ở vòm khẩu cái, niêm mạc má - nướu - lưỡi.

- Xuất hiện nốt đỏ có thể kèm phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông...

- Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ.

Tại phòng 214, bệnh nhi H.M.T ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội sau một thời gian quấy khóc thì đã ngủ gà gật. Bà Nguyễn Thị Luyến đang trông cháu cho biết sáng 5-10 bé T. có biểu hiện ho, sốt. Gia đình nghĩ là bé bị ốm thông thường nên vẫn cho bé đi nhà trẻ. Chiều về, thấy tay bé xuất hiện nốt đỏ nên bố mẹ bé đi mua thuốc về bôi. Đến sáng 6-10, bé T. có biểu hiện run tay chân, đi loạng choạng nên gia đình đưa lên BV Nhi Trung ương khám.

Nhận thấy bé T. có biểu hiện bị TCM biến chứng nên các bác sĩ đã tiến hành chọc dịch não tủy để xét nghiệm. Kết quả là bệnh nhi bị tổn thương thần kinh, phải được theo dõi và điều trị sát sao tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em. Bà Luyến vẫn chưa hết bàng hoàng, không nghĩ rằng một bệnh lý thông thường như TCM lại có thể biến chứng nhanh và nguy hiểm như vậy.

Khác với bé T, trường hợp bé trai V.T.P (17 tháng tuổi) không xuất hiện triệu chứng điển hình nên khó phát hiện bệnh. Vừa dỗ dành cháu đang trong cơn hoảng sợ và quấy khóc kéo dài, bà Nhạc Thị Hương (Thanh Ba, Phú Thọ) kể rằng từ ngày 4-10 cháu P. sốt cao liên tục nhưng bố mẹ cứ nghĩ sốt thông thường nên hai ngày 4 và 5-10 chỉ cho bé ở nhà và uống thuốc hạ sốt. Đến ngày 6-10, khi bé vẫn sốt kéo dài thì gia đình mới cho con đi khám ở bệnh viện tuyến huyện.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 2

Bác sĩ - Tiến sĩ Đỗ Thiện Hải - Trưởng khoa Nội, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Chiều 8-10, cháu bà được chuyển lên BV Nhi Trung ương trong tình trạng sốt cao, hoảng sợ, khóc nằng nặc kéo dài nhưng tay chân bé không hề có nốt đỏ. Chỉ đến khi khám, các bác sĩ mới phát hiện trong miệng bé nổi mụn. Theo các bác sĩ thì bé P. mắc TCM và đã biến chứng sang hệ thần kinh, hiện đang phải tích cực theo dõi và điều trị. Gia đình bà Hương lúc này vô cùng lo lắng và hối hận khi đã chủ quan để bé ở nhà quá lâu.

Quan niệm sai lầm về tay chân miệng

Bệnh TCM lây người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân, chất nôn của người bệnh. Theo bác sĩ Đỗ Thiện Hải, trường hợp trẻ sốt, viêm loét miệng, phát ban ở đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn tay, mông, không có triệu chứng gì khác, đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường thì có thể chăm sóc tại nhà.

Nếu không có biến chứng thì sau 7-10 ngày trẻ sẽ phục hồi. Nhưng khi trẻ sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt không giảm và sớm xuất hiện biểu hiện lơ mơ chậm chạp, giật mình thì cần phải nhập viện ngay để theo dõi và điều trị.

Thạc sĩ Đỗ Thị Thúy Hậu - Điều dưỡng trưởng Khoa Nội cho chúng tôi biết thêm rằng đối với các trường hợp mắc TCM thể nhẹ có thể về nhà theo dõi, chăm sóc và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Các trường hợp ở lại viện điều trị đều nặng, nhiều ca có biến chứng nguy hiểm và diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Có rất nhiều ông bố bà mẹ do hiểu chưa đúng về bệnh này nên thường chủ quan và chậm trễ trong việc cho con đi thăm khám.

Như đối với trường họp chị Nguyễn Thị Trâm (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nghĩ rằng bệnh TCM chỉ lây lan ở nơi đông trẻ như trường mẫu giáo, nơi công cộng. Mặc dù gần nhà chị có vài trẻ mắc TCM nhưng con trai chị là bé N.M.K (20 tháng tuổi) chưa đi nhà trẻ thì chị nghĩ rằng con không thể mắc. Thế nên ngày 6-10 khi chị đang đi làm thì mẹ chị gọi điện thông báo bé K. bị sốt và quấy khóc, chị vẫn nghĩ đấy là ốm sốt thông thường. Đến khi nhập viện Nhi Trung ương thì con đã trong tình trạng hoảng sợ, bị kích thích và liên tục quấy khóc, phải dùng cả thuốc hạ sốt và thuốc an thần.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 3

Bé gái P.B.N mới gần 4 tháng tuổi đã phải nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng độ 2 biến chứng sang viêm phế quản phổi.

Không ít bố mẹ chắc mẩm rằng trẻ trên 6 tháng tuổi đến dưới 3 tuổi mới hay bị TCM. Nhưng thực tế thì trẻ dưới 6 tháng và trên 3 tuổi vẫn mắc bệnh. Tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, bé gái P.B.N mới gần 4 tháng tuổi đã phải nhập viện điều trị bệnh TCM. Mẹ của bé N. là chị Hạnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang rất lo lắng.

Chị cho biết khi con có biểu hiện sốt cao liên tục, bỏ bú và có nốt đỏ ở tay chân thì chị không nghĩ con bị TCM. Đến khi nhập viện ngày 8-10 thì các bác sĩ chẩn đoán con chị mắc TCM độ 2 biến chứng, giật mình nhiều, quấy khóc kích thích, viêm phế quản phổi phải thở khí dung và truyền kháng sinh.

Nhiều bố mẹ cho rằng con đã mắc TCM một lần thì sẽ không mắc lần 2 nữa nên chủ quan trong việc chăm sóc, theo dõi và đưa trẻ đi khám bệnh. Đây là điều hết sức sai lầm, bởi bệnh TCM do nhiều loại virus gây ra, mỗi lần nhiễm bệnh chỉ tạo một kháng thể với một loại virus nhất định nên trẻ hoàn toàn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác. Tình trạng này dẫn đến nhiều trẻ bị nặng và bị biến chứng, nguy hiểm và khó điều trị.

Ghi nhận tại Trung tâm, có bé mới 13 tháng tuổi, chưa đi nhà trẻ nhưng đã 3 lần bị CTM. Mẹ của bé cho biết hai lần trước bị ở mức độ nhẹ, uống thuốc 3-5 ngày là khỏi nên gia đình chủ quan, không nghĩ lần này con mình bị biến chứng nhanh như vậy.

Bệnh tay chân miệng: Cảnh báo từ phòng cấp cứu - Hình 4

Các vết loét xuất hiện ở miệng, tay, chân là triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng.

Chưa có vaccine phòng bệnh

Khi trẻ mắc TCM, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dễ dẫn đến tử vong. Tại buổi khám chữa bệnh từ xa ngày 11-9, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã hội chẩn ca bệnh mắc TCM bị biến chứng tại Bắc Giang. Trước đó, ngày 3-9, bệnh nhi N.A.Đ (16 tháng tuổi) ở Tân Yên, Bắc Giang được đưa đến khám và điều trị tại BV Sản - Nhi Bắc Giang với các biểu hiện co giật toàn thân, li bì, sốt cao và quấy khóc vô cớ.

Người nhà bé Đ. cho biết trước đó 1 ngày bé Đ. bị sốt 38-39 độ C, mệt mỏi, biếng ăn nhưng không nôn trớ, không co giật, trên người không có mụn đỏ nên gia đình chỉ cho hạ sốt thông thường. Trong gia đình bé Đ. có chị gái 3 tuổi và em họ 1 tuổi ở cùng nhà bị loét miệng nhưng đã hết sốt, theo dõi tại nhà.

Khi nhập viện Sản - Nhi Bắc Giang, bé Đ. được chuyển thẳng lên Khoa Hồi sức cấp cứu vì lên cơn co giật. Khi khám họng, bác sĩ phát hiện vết loét ở hàm ếch, thành sau họng loét có giả mạc trắng. Tay chân bé vẫn không có tổn thương mụn nước. Bé Đ. được chẩn đoán mắc TCM giai đoạn 2b do virus EV71, nghi ngờ viêm não, chỉ định điều trị kháng sinh kết hợp hạ sốt và thuốc chống co giật.

Sau đó bé Đ. được chuyển lên BV Nhi Trung ương điều trị và được chẩn đoán mắc TCM có biến chứng viêm não, viêm màng não gây ra yếu chi, không thể tự đứng và tự đi được. Sau vài ngày điều trị ổn định, bé Đ. được chuyển sang BV Châm cứu Trung ương để châm cứu phục hồi chức năng do biến chứng thần kinh.

Trước những diễn biến phức tạp và hệ lụy xấu của bệnh TCM, rất nhiều các bậc cha mẹ mong ngóng sẽ có vaccine phòng bệnh. Trao đổi về điều này, bác sĩ Đỗ Thiện Hải cho biết bệnh TCM gây ra do nhiều loại virus thuộc nhóm đường ruột enterovirus, gồm có Coxsackie, Echo và các virus đường ruột khác, bệnh có thể gây thành dịch lớn. Trong đó hay gặp là virus đường ruột týp Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Đặc biệt virus EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong. Do có nhiều nhóm virus gây ra nên bệnh TCM việc sản xuất vaccine để phòng bệnh rất khó khả thi.

Hiện tại chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy việc điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng. Điều đó cho thấy việc phòng bệnh TCM cho trẻ rất quan trọng cần được cha mẹ chú ý. Cho trẻ ăn chín uống sôi, thường xuyên rửa tay, chơi đồ chơi sạch, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Nhiều trường hợp bệnh không điển hình nhưng diễn biến nhanh gây biến chứng nguy hiểm. Cần dựa vào các dấu hiệu sau để phát hiện sớm các tổn thương thần kinh và nhanh chóng đưa trẻ nhập viện:

- Trẻ quấy khóc vô cớ và khóc kéo dài. Biểu hiện này thường được cho là do trẻ bị đau miệng, trong khi thực tế đây là triệu chứng sớm của tổn thương thần kinh trung ương. Nếu không xử trí kịp thời, vài tiếng sau trẻ sẽ rơi vào trạng thái hoảng hốt, kích thích, tiếp theo là ngủ li bì, chậm chạp, giật mình.

- Trẻ có biểu hiện yếu chi, thậm chí liệt chi, mặc dù biểu hiện này chỉ mới diễn ra trong một thời gian ngắn khoảng nửa ngày hoặc 1 ngày.

- Trẻ nôn ói liên tục, sốt cao liên tục và hay giật mình, chới với khi ngủ hoặc thức, run chân tay, đi đứng loạng choạng không vững.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chítCô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chít
21:33:24 20/12/2024
Từ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩuTừ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩu
07:53:07 22/12/2024
Thủng mũi, biến dạng khuôn mặt: cô gái trẻ hối hận vì căng chỉ mũiThủng mũi, biến dạng khuôn mặt: cô gái trẻ hối hận vì căng chỉ mũi
05:46:40 22/12/2024
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặngHà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng
17:29:11 20/12/2024
Tiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nềTiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nề
20:04:01 20/12/2024
Ba không trước khi massageBa không trước khi massage
12:32:20 21/12/2024
Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cựcĐiều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực
12:43:05 21/12/2024
Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹpSáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp
10:50:47 22/12/2024

Tin đang nóng

Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"
11:08:34 22/12/2024
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa
12:43:29 22/12/2024
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấuSao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu
10:57:25 22/12/2024
Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'
11:03:27 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia taySao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia tay
14:20:39 22/12/2024
Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"
14:16:48 22/12/2024
Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳngKhoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng
13:29:54 22/12/2024
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-DragonĐỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon
14:03:39 22/12/2024

Tin mới nhất

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

07:56:00 22/12/2024
Rươi là món ăn nổi tiếng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đây là món ăn hiếm và đắt đỏ từ 400.000-500.000 đồng/kg. Rươi được cho là đặc sản vì một năm chỉ có 1 mùa.
Y bác sĩ xếp hàng vỗ tay đón mừng người phụ nữ ghép thận lợn

Y bác sĩ xếp hàng vỗ tay đón mừng người phụ nữ ghép thận lợn

07:51:03 22/12/2024
Looney bắt đầu chạy thận nhân tạo vào năm 2016 sau khi bị suy thận và được đưa vào danh sách ghép tạng đầu năm 2017. Sau đó, bà được phẫu thuật tại NYU Langone Health (Mỹ) ngày 25/11.
Mối lo viêm gan virus

Mối lo viêm gan virus

05:59:34 22/12/2024
Đồng thời hỗ trợ, góp phần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ tuyến tỉnh. Hai bệnh viện đã ký hợp đồng hỗ trợ, phối hợp đến hết năm 2025.
Cảnh báo bệnh ung thư da từ những nốt ruồi

Cảnh báo bệnh ung thư da từ những nốt ruồi

05:57:09 22/12/2024
Được biết, bệnh ung thư da là một trong các ung thư thường gặp với 3 loại chính gồm: Ung thư tế bào đáy, tế bào vảy và hắc tố. Ung thư da tế bào vảy là loại có độ ác tính khá cao, có nguy cơ di căn hạch và có thể di căn xa.
Robot phẫu thuật cơ hoành tại TP.HCM

Robot phẫu thuật cơ hoành tại TP.HCM

05:53:52 22/12/2024
Để phòng ngừa nhão cơ hoành, bác sĩ Thành khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ. Khi có các triệu chứng bất thường như khó thở, đau ngực, ho kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.
Uống rượu bia cuối tuần: Thú vui 'nguy hiểm' hơn bạn nghĩ

Uống rượu bia cuối tuần: Thú vui 'nguy hiểm' hơn bạn nghĩ

05:49:22 22/12/2024
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Sinh học Châu Phi chỉ ra rằng huyết áp tăng đáng kể sau những buổi cuối tuần uống rượu bia xã giao, so với những cuối tuần không tiêu thụ rượu bia.
Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

12:39:12 21/12/2024
Ung thư là bệnh lý ác tính nhưng cơ hội điều trị khỏi, kéo dài thời gian sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giai đoạn bệnh.
Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường

Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường

12:30:29 21/12/2024
Chỉ với 10 phút đi bộ mỗi ngày với một số thay đổi, bạn sẽ có thêm nhiều lợi ích sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch, đột quỵ và ung thư.
Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

12:20:34 21/12/2024
Cà phê lâu nay được cho là có tác dụng giảm mệt mỏi, tăng tỉnh táo và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sự thật có phải vậy?
Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?

Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?

12:09:34 21/12/2024
Người dân được khuyến nghị tránh đốt than trong phòng kín, ưu tiên các phương pháp sưởi an toàn như máy sưởi điện và nâng cao nhận thức để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

21:05:55 20/12/2024
Ngày 20/12, Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận bệnh nhân P. (15 tuổi, ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) bị dập nát bàn tay do chơi pháo tự chế.

Có thể bạn quan tâm

Làm thế nào để chia đều 7 quả táo cho 8 người? Đáp án đơn giản nhưng học sinh giỏi cũng chưa chắc trả lời được

Làm thế nào để chia đều 7 quả táo cho 8 người? Đáp án đơn giản nhưng học sinh giỏi cũng chưa chắc trả lời được

Netizen

16:18:52 22/12/2024
Trong chương trình Olympia năm 2020, một câu hỏi Toán học đơn giản trị giá 10 điểm đã trở thành tâm điểm chú ý và gây ra nhiều cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội.
Bước vào tuổi 45 tôi đã rút ra được 16 cách tiết kiệm tiền đơn giản đến bất ngờ

Bước vào tuổi 45 tôi đã rút ra được 16 cách tiết kiệm tiền đơn giản đến bất ngờ

Sáng tạo

15:59:39 22/12/2024
Cố gắng không xem live stream bán hàng trực tiếp khi bạn buồn chán: Điều này có thể làm giảm cảm giác ham muốn mua sắm một cách hiệu quả.
'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc

'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc

Trắc nghiệm

15:48:15 22/12/2024
Làm ăn vượng phát, cuộc sống của của người tuổi Mùi sẽ được cải thiện rất nhiều.Trong thời gian tới, họ không lo thiếu tiền, không sợ vướng phải khó khăn, vấp váp.
Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Hậu trường phim

15:28:51 22/12/2024
Ca sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn Mufasa: Vua sư tử . Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại

Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại

Sao việt

15:25:17 22/12/2024
Màn lột xác của Diệp Lâm Anh khiến cư dân mạng không khỏi bất ngờ. Nhiều netizen khen ngợi phong cách mới đã giúp cựu người mẫu trông trẻ trung và cuốn hút hơn.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Nhạc quốc tế

13:41:22 22/12/2024
Với lời chia sẻ của Rosé, cộng đồng fan có thêm niềm tin rằng sẽ sớm một ngày cô sẽ quay trở lại Việt Nam vào một ngày không xa.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.
Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Thế giới

13:32:52 22/12/2024
Trong cuộc chất vấn tại Quốc hội trước đó, ông Moon Sang Ho nói rằng chỉ biết về tuyên bố thiết quân luật thông qua bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Lạ vui

12:31:28 22/12/2024
Một cây cầu đất nối liền châu Âu và châu Phi vẫn còn tồn tại nếu như không có thảm họa giúp tái sinh Địa Trung Hải.