Báo động chuyện học sinh nói tục, chửi thề, thiếu tôn trọng thầy cô
(GDVN) – “Đáng buồn là trong nhà trường hiện nay, tình trạng học sinh nói tục, chửi thề, thiếu tôn trọng thầy cô, người lớn tuổi không còn là hiện tượng cá biệt”.
Nhận định trên của ông Ngũ Duy Anh – Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) tại hội thảo xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác phối hơp nhà trường-gia đình- xã hội diễn ra từ ngày 9-10/10 tại Hà Nội.
Tâm lý học sinh đang diễn biến xấu
Trước thực trạng các vụ bạo hành học đường, tội phạm ngày càng trẻ hóa, nhiều vấn đề liên quan tới tâm lí giới trẻ đang đặt ra cho xã hội nhiều điều lo ngại.
Báo cáo do ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT cho thấy, đối với học sinh phổ thông, khi mà nhân cách các em đang trong quá trình hình thành, phát triển có thể phải đối mặt với nhiều thách thức không dễ vượt qua.
Các vấn đề tâm lý, các khó khăn trong cuộc sống khá phổ biến như căng thẳng trong học tập, các xung đột trong quan hệ với thầy cô, bạn bè, gia đình, sự lúng túng trong định hướng nghề nghiệp, các tác động từ mạng Internet.. nếu không được tư vấn, chia sẻ, giải tỏa kịp thời thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
“Nhẹ thì chán học, bỏ học, nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường, tự tử… Một số học sinh dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, nghiện game, rượu bia, thậm chí ma túy, mại dâm, sống buông thả, sao nhãng học hành, dẫn đến kết quả học tập yếu kém, bị buộc thôi học, thậm chí vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự..”, ông Ngũ Duy Anh nhận định.
Vẫn theo ông Ngũ Duy Anh, đáng buồn là trong nhà trường hiện nay, tình trạng học sinh nói tục, chửi thề, thiếu tôn trọng thầy cô, người lớn tuổi không còn là hiện tượng cá biệt.
Tình trạng quan hệ tình dục sớm cũng đáng báo động. Hiện tượng kết bạn trên mạng rồi hình thành các băng nhóm ở tuổi vị thành niên và có những hành vi lệch chuẩn như bỏ nhà đi bụi, trộm cắp, uống rượu bia say xỉn, đua xe, vi phạm giao thông.. là những biểu hiện đáng lo ngại trong một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Ảnh minh họa. Người lao động
Trong khi đó, công tác chỉ đạo, tổ chức hoạt động tư vấn trong nhà trường hiện nay còn nhiều bất cập. Tuy đã có nhiều giải pháp, một số nơi đã thành lập được phòng tư vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên nhưng hoạt động chưa đồng đều, hiệu quả chưa cao.
Video đang HOT
Cấp thiết cần tư vấn ngay trường học
Một cuộc khảo sát mới đây của bộ GD&ĐT cho thấy, đa phần học sinh có nhu cầu tâm lý tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, tâm lý e ngại, không chủ động trong việc tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ đã cản trở các em. Điều đó cho thấy, để đạt mục tiêu tư vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên thì công tác này trong nhà trường phải được triển khai chủ động, hấp dẫn các em.
“Khó khăn hiện nay là chưa có biên chế cho các bộ chuyên trách tư vấn tâm lý ở các nhà trường. Chưa có kinh phí để hoạt động. Cán bộ tư vấn tâm lý chỉ là kiêm nhiệm, chưa chuyên nghiệp. Vì vậy hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên chưa thường xuyên, hiệu quả”, ông Ngũ Duy Anh đánh giá.
Do công tác tư vấn học đường trong nhà trường chưa thực sự được coi trọng nên học sinh thiếu “người bạn, người thầy” để chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống.
Trong khi đó, nhiều gia đình có tâm lý phó mặc con cái cho nhà trường, thiếu sự quan tâm, phối hợp trong giáo dục con em. Internet với nhiều lợi ích nhưng thực tế ẩn chứa rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý học sinh.
TS. Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội cho biết, mỗi trường học, từ mầm non đến Đại học, bất kỳ thời điểm nào, muốn phát triển bền vững, làm đúng sứ mệnh của mình, đều phải gắn với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhưng trước hết mỗi trường học cần gắn với khoa học Tâm lý – giáo dục và khoa học quản lý giáo dục.
Phòng Tâm lý học đường trước hết sứ mệnh của nó là đưa tiến bộ của khoa học tâm lý giáo dục đến với các trường học, giúp cho thầy và trò mỗi nhà trường thành công (hoặc bớt khó khăn) trong cuộc sống.
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý giáo dục trước hết phải của mỗi nhà trường, chứ không phải độc quyền của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam hay các trường Đai học sư phạm, ở đâu có nhu cầu, ở đó khoa học có sự sống.
“Phòng tham vấn tâm lý học đường ở mỗi trường học là lực lượng quan trọng trực tiếp giải quyết những vấn đề vướng mắc tâm lý xã hội của học sinh một cách chuyên nghiệp và khoa học” TS. Lâm cho hay.
Để giải bài toán này, Bộ GD&ĐT cho biết tới đây sẽ đề xuất mô hình tư vấn tâm lý áp dụng tại các trường phổ thông.
Mục tiêu là tư vấn để giáo dục hình thành các kỹ năng xã hội; tư vấn những vấn đề tâm lý lứa tuổi vị thành niên, thanh niên; tâm lý học giới tính và sức khỏe sinh sản; tâm lý gia đình; hướng nghiệp; những vấn đề của xã hội hiện đại.
Bộ này cho biết, đội ngũ cán bộ, giáo viên tư vấn sẽ được xây dựng, bố trí nguồn lực và tài chính để đào tạo chuyên sau cho đội ngũ này. Trong các trường sẽ xây dựng các phòng tâm lý tư vấn riêng, có chuyên gia tâm lý chuyên sâu.
Tổ chức các buổi nói chuyện giữa chuyên gia tâm lý với các em; tăng cường hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh nhằm nâng cao kỹ năng sống.
Theo GDVN
8 câu nói phá hủy cuộc 'yêu' đêm nay của vợ chồng bạn ngay tức thì
Dù với lý do gì, bạn cũng không nên hỏi nàng những câu hỏi có thể là kẻ 'phá bĩnh' cuộc yêu đêm nay của 2 bạn nhé.
1. "Em làm không đúng rồi"
Phần lớn đàn ông thường ngầm so sánh bạn tình với những gì họ biết qua phim ảnh hay internet. Tuy nhiên, khi nghe được những câu như vậy, cô ấy sẽ ngầm hiểu cô ấy không biết cách đem lại khoái cảm cho bạn, ngay cả khi bạn không có ý như vậy. Và cứ cho là nếu cô ấy làm gì chưa đúng, hãy khéo léo và tế nhị để nàng làm tốt hơn chứ không phải là đưa ra lời nói nhạy cảm như vậy.
Mối quan tâm chính của phụ nữ không phải là có đạt được cực khoái hay không mà chính là sự hòa hợp với bạn tình trong tình dục. Ảnh minh họa
2. "Em lên đỉnh chưa?"
Ngay cả khi không cảm thấy thực sự thỏa mãn, cô ấy cũng sẽ không thú nhận điều đó. Nếu bạn thường xuyên hỏi những câu này, nàng sẽ cảm thấy khó chịu và bị áp lực và đôi khi sẽ phải nói dối cảm xúc của mình. Bạn cần phải nhớ, mối quan tâm chính của phụ nữ không phải là có đạt được cực khoái hay không mà chính là sự hòa hợp với bạn tình trong chuyện sex.
3. "Bạn gái cũ của anh từng làm thế này..."
Đây là điều mà không một ai chấp nhận được, bởi nó làm cho người kia nghĩ rằng bạn đang nhớ đến người xưa hoặc muốn so sánh khả năng tình dục của cô ấy và đối phương. Thật dại dột nếu bạn đem so sánh tình cũ với cô ấy nhất là khả năng trên giường.
Khi bạn nhắc tới người cũ của mình, cảm hứng đang dâng trào có thể bị tắt ngấm. Điều đó sẽ khiến cô ấy cảm thấy bị tổn thương, tức giận và cảm hứng đang dâng trào có thể bị tắt ngấm.
4. "Nhanh lên, anh sắp phải đi ..."
Không nên thể hiện sự vội vàng của mình khi đang ân ái. Câu nói trên sẽ làm hỏng khoảng thời gian mà hai người đang có và phá vỡ cảm xúc thăng hoa mà "chuyện ấy" đem lại. Nếu thực sự cần phải nói, hãy đợi đến khi tan cuộc.
5. "Ai dạy em thế?"
Đây là một câu nói sáo rỗng và dại dột nhất đối với người phụ nữ của bạn. Đừng bao giờ hỏi những câu hỏi tương tự như vậy, nó sẽ làm làm cô ấy cảm thấy bị xúc phạm vì điều đó có nghĩa là bạn không tin tưởng cô ấy.
6. "Em đang khóc à?"
Lý do phụ nữ khóc có lẽ là do hạnh phúc, nhưng cũng có thể bởi cô ấy vẫn chưa đạt được cảm xúc thăng hoa. Nhưng dù thế nào khi cô ấy khóc, đừng hỏi mà chỉ cần nhẹ nhàng ôm cô ấy vào lòng vuốt ve mà thôi.
7. "Đó chỉ là vui thôi mà"
Đừng bao giờ nói những câu khiếm nhã như vậy, nhất là trong lần đầu tiên ân ái với nàng. Bạn sẽ khiến cô ấy cảm thấy bạn đang đùa cợt và không hề nghiêm túc trong mối quan hệ này. Và nếu để cảm giác đó lớn dần lên trong nàng thì mối quan hệ này sẽ rất khó bền vững.
8. "Chửi thề"
Những câu chửi thề sẽ làm nàng cảm thấy mình không được tôn trọng, vì vậy dù có đạt được cực khoái thì cũng đừng bao giờ lỡ miệng nhé. Điều đó sẽ làm giảm ham muốn của nàng một cách nhanh chóng.
Theo Phunuvagiadinh
4 kiểu con gái khiến con trai lắc đầu thở dài Có những kiểu con gái mà khi gặp phải, các chàng trai chỉ biết lắc đầu thở dài và bảo nhau phải tránh thật xa ra! 1. Hễ nói chuyện là chửi thề Có thể bạn quan niệm rằng chửi thề thì không xấu, vậy nhưng nếu việc lạm dụng việc chửi thề và nó đã trở thành một thói quen khó bỏ...