Báo động chất lượng và chuẩn đầu ra của các trường ĐH?
Sau 2 năm triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012, theo thống kê của Bộ GDĐT, còn gần 80 trường chưa báo cáo kết quả việc tổ chức triển khai ở một số trường còn mang tính hình thức, đối phó, hiệu quả không cao.
Kiểm định còn quá “mỏng”
Trong cuộc đối thoại trực tuyến vừa qua, rất nhiều ý kiến đã bày tỏ sự quan ngại trước việc kiểm định chất lượng ĐH hiện nay của Bộ GDĐT khi các trường được thành lập nhiều mà bộ phận làm công việc kiểm định lại quá mỏng, không đủ để rà soát các trường có bảo đảm được chất lượng như cam kết thành lập.
Cuối năm 2011, mới chỉ kiểm tra 20 trường ĐH về cam kết thành lập trường mà Bộ đã phải quyết định đình chỉ tuyển sinh đối với 3 trường và 12 ngành đào tạo của 4 trường ĐH khác. Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận công tác kiểm định giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu, các trường vẫn được khuyến khích… tự đánh giá. Hiện Bộ đang có những đoàn kiểm tra việc cam kết thành lập trường ở 80 trường ĐH. Tuy nhiên, cách xử lý các sai phạm này hầu như chỉ dừng ở mức nhắc nhở, cảnh báo để các trường khắc phục, bổ sung những điều kiện thiếu, bất đắc dĩ mới phải dừng tuyển sinh.
Video đang HOT
Vấn đề đặt ra ở đây là liệu có phải vì công tác kiểm định chưa tốt nên chất lượng giáo dục ĐH chưa cao? Trò chuyện trực tiếp với Bộ trưởng, một công chức trẻ đã không giấu được sự hoang mang đối với chính khả năng, trình độ thật sự của mình dù đã tốt nghiệp ĐH ba năm, đã đi làm và hiện đang tiếp tục học cao học: “Sau khi tốt nghiệp ĐH, cháu đã rơi vào một cuộc khủng hoảng vì không biết mình sẽ làm gì và làm ở đâu vì thật sự những gì cháu học khác xa rất nhiều so với thực tế. Chương trình cao học cháu sắp tốt nghiệp thì quá chồng chéo, không thực chất”.
Trước thực trạng này, Bộ trưởng phải thừa nhận: “Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều điều phải bàn” và cho biết “đã đưa ra quy định cao hơn về chuẩn, điều kiện mà các trường được phép tổ chức đào tạo sau ĐH và tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở giáo dục ĐH không còn đủ điều kiện đáp ứng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ để rút chỉ tiêu”. Bộ yêu cầu và tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục ĐH có chuyển đổi chương trình đào tạo từ hướng đào tạo những cái mình có năng lực sang hướng đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp.
Xây dựng chuẩn đầu ra chỉ để đối phó?
Bộ GDĐT cho biết, thời gian qua còn nhiều trường chưa thực hiện ba công khai trên website. Nội dung công khai của các trường còn hạn chế, phần lớn chỉ công khai văn bản, thủ tục hành chính. Nội dung chuẩn đầu ra của các trường chưa xác định rõ mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của nhiều ngành trong cùng một trường đều “na ná” giống nhau một số trường tuyển sinh theo địa chỉ sử dụng sai quy định như tuyển sinh sai đối tượng, sai vùng tuyển, một số địa phương ủy quyền cho các công ty, doanh nghiệp không có chức năng đào tạo, nhưng đứng ra tổ chức tuyển sinh dưới danh nghĩa theo địa chỉ… gây bất bình trong dư luận xã hội.
Chính lãnh đạo các trường ĐH cũng băn khoăn rất nhiều về chuẩn đầu ra này. PGS.TS Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên nêu quan điểm: Việc xây dựng chuẩn đầu ra phải có lộ trình, hầu hết các trường mới công bố chuẩn đầu ra theo chương trình đào tạo mà chưa xây dựng được chuẩn đầu ra theo nhu cầu xã hội. Bởi muốn thực hiện được điều này, bản chân chương trình đào tạo phải thay đổi, bắt kịp được những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, mà điều này thì rất khó thực hiện.
PGS.TS Đặng Văn Uy, Hiệu trưởng ĐH Hàng hải nêu thực tế: Chuẩn đầu ra phải đáp ứng được 3 yếu tố: Kiến thức, tay nghề và ngoại ngữ, tuy nhiên hiện nay mới chỉ có tiêu chí ngoại ngữ là có thể đánh giá được (qua điểm TOEIC), còn lại hai tiêu chí kia việc đánh giá rất mơ hồ.
Trước áp lực của Bộ, nhiều trường thừa nhận, công bố chuẩn đầu ra chỉ để cho “có”, đối phó với yêu cầu của Bộ chứ chưa đúng thực chất.
Theo LĐO
7 đề án để xây dựng đội ngũ giáo viên
Ngày 14/12, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận có quyết định Phê duyệt Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020.
Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay trong 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước, có 14 trường đại học sư phạm (SP) và 39 trường cao đẳng SP.
Ở các trường đại học SP hiện có 4.490 giảng viên; trong đó: 5,2% có chức danh giáo sư, phó giáo sư; 13,7% có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và 48,7% có trình độ thạc sĩ. Ở các trường cao đẳng SP hiện có 3.543 giảng viên; trong đó: 0,07% có chức danh giáo sư, phó giáo sư; 0,93% có trình độ tiến sĩ và 36,89% có trình độ thạc sĩ.
Bên cạnh những thành tựu cơ bản, các trường SP vẫn còn một số yếu kém, bất cập trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển trường, trong xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Đặc biệt, các trường SP còn chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện lí tưởng, phẩm chất đạo đức của sinh viên và việc đào tạo nghiệp vụ SP; nội dung đào tạo SP chưa đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non; chậm đổi mới phương pháp đào tạo và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên; kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục còn hạn chế.
Trước những thực trạng nêu trên, Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện Chương trình phát triển ngành SP và các trường SP từ năm 2011 đến năm 2020 nhằm nâng cao năng lực của cả hệ thống các trường SP, lực lượng chủ yếu đáp ứng nhiệm vụ: "xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng" như đã nêu trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Nội dung của Chương trình thể hiện ở 7 đề án là: Củng cố mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất của các trường SP; Phát triển đội ngũ giảng viên các trường, khoa SP; Đổi mới công tác quản lý và điều hành các cơ sở đào tạo giáo viên; Nâng cao vai trò của các trường SP trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; Tăng cường vai trò của các trường SP trong công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông và giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên và công chức sở, phòng giáo dục và đào tạo (gọi chung là cán bộ quản lý giáo dục); Nâng cao chất lượng hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế của các trường SP; Kiểm định chất lượng các trường SP.
Thời gian thực hiện sẽ chia là hai giai đoạn từ 2011 - 2015 và giai đoạn từ 2016 - 2020. Tổ chức tổng kết thực hiện Chương trình vào cuối năm 2020.
Theo DT
Việt Nam - Thụy Sĩ mở diễn đàn giáo dục đại học Diễn đàn giáo dục đại học Việt Nam - Thụy Sĩ diễn ra sáng 12/10 tại Hà Nội đã thu hút hàng trăm các giáo sư, nhà khoa học, nhà quản lý đại diện cho các trường ĐH Việt Nam - Thụy Sĩ. Diễn đàn giáo dục đại học Việt Nam - Thụy Sĩ lần thứ nhất do Bộ GD-ĐT Việt Nam và...