Bảo đảm nguồn cung ứng rau an toàn
Trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 là thời điểm nhu cầu sử dụng nguồn rau an toàn (RAT) của người tiêu dùng tăng cao.
Do đó, các doanh nghiệp, HTX và bà con nông dân trồng RAT trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm RAT để cung ứng ra thị trường.
Diện tích trồng rau an toàn tại xã Thọ Hải (Thọ Xuân).
Ngay từ tháng 1-2021, các hộ trồng RAT của xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống đã xuống giống nhiều loại rau màu để có sản phẩm đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dùng vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Với diện tích hơn 6 ha trồng RAT; trong đó, có khoảng 4 ha đang cho thu hoạch, vùng trồng RAT của xã Vạn Thắng hiện đang cung ứng ra thị trường một lượng RAT không nhỏ.
Video đang HOT
Bà Lê Thị Nụ, thôn Ban Thọ, xã Vạn Thắng, cho biết: Để RAT cung ứng cho người tiêu dùng đủ và đều vào dịp cao điểm, mỗi hộ trồng rau đều nắm rõ thời gian gieo trồng đến khi thu hoạch của từng loại cây trồng, cũng như quy trình chăm sóc, từ đó lên lịch sản xuất và có biện pháp kỹ thuật chăm sóc cho phù hợp để có thể thu hoạch sản phẩm theo đúng kế hoạch. Hầu hết việc gieo trồng các cây rau màu của các hộ dân trong xã đều thực hiện theo lịch sản xuất xen canh theo từng thửa, từng trà. Vì vậy, lượng RAT được thu hoạch đều theo ngày, theo trà, nên lượng hàng cung cấp ra thị trường đều và không xảy ra tình trạng tồn đọng. Hiện mỗi ngày xã Vạn Thắng cung ứng ra thị trường từ 6 đến 7 tạ RAT. Trước đó, vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, lượng RAT được cung ứng ra thị trường tăng gấp 2 lần.
Thời điểm này, thương lái đến vùng trồng RAT tại xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân nhộn nhịp hơn những ngày thường. Người trồng RAT nơi đây chia sẻ: Năm nào cũng vậy, cứ ra tết nhu cầu sử dụng các loại RAT tươi, ngon, an toàn của người dân lại tăng cao, do đó lượng tiêu thụ các loại RAT cũng tăng gấp 2 đến 3 lần so với những ngày thường. Đây cũng là cơ hội để người trồng RAT tăng gia sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Là đơn vị có nhiều sản phẩm RAT cung ứng cho người dân khu vực TP Thanh Hóa, nhất là thời điểm sau tết, HTX dịch vụ nông nghiệp Quảng Thắng, phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa đã và đang hướng dẫn, đôn đốc các hộ dân tích cực chăm sóc các loại rau có nhu cầu sử dụng sau tết cao, như: xà lách, mùi, thì là, mùng tơi, rau cần, rau muống… bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP và dự kiến, tổng số lượng cung ứng rau các loại ra thị trường đạt từ 7 đến 8 tạ/ngày.
Nắm bắt được nhu cầu thị trường và sức tiêu thụ lượng RAT sau tết, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã và đang triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ các đơn vị, bà con nông dân bảo đảm nguồn cung ứng RAT. Theo đó, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã và đang chỉ đạo đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở, các HTX thường xuyên bám sát đồng ruộng, theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết và tình hình sâu bệnh hại để hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp bảo vệ và chăm sóc rau màu theo hướng an toàn VietGAP, bảo đảm chất lượng sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Năm nay, do điều kiện thời tiết thuận lợi, nhất là cho những loại cây ưa lạnh, người dân lại có sự chuẩn bị trước về kỹ thuật làm đất, cây giống, cách chăm sóc nên rau màu phát triển tốt. Do vậy, nguồn rau xanh cung ứng cho thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 trên địa bàn tỉnh đa dạng, lượng hàng bảo đảm, giá cả ổn định.
Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã Dân Lý
Với mục tiêu "về đích" nông thôn mới (NTM) nâng cao trong năm 2021, xã Dân Lý (Triệu Sơn) đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động trong toàn đảng bộ, của mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.
Phát huy tính năng động, sáng tạo, vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư; huy động mọi nguồn lực xã hội để củng cố và tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, hướng đến mục tiêu đạt chuẩn xã NTM nâng cao.
Mô hình trồng rau vụ đông ở xã Dân Lý.
Là xã đạt chuẩn NTM từ năm 2019, xã Dân Lý đã có kinh nghiệm và nền tảng quan trọng để thực hiện hiệu quả xây dựng xã NTM nâng cao. Đồng chí Lê Văn Phương, bí thư đảng ủy xã, cho biết: Thực hiện chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện và Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Triệu Sơn, đảng ủy, UBND xã đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng NTM nâng cao, ban quản lý xây dựng NTM nâng cao xã và các tiểu ban NTM nâng cao của các thôn; phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với năng lực, chuyên môn của từng thành viên; xây dựng khung kế hoạch, lộ trình chi tiết thực hiện các tiêu chí để triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả. Riêng đối với những nội dung chung của xã, ban chỉ đạo, ban quản lý xây dựng NTM nâng cao xã tổ chức họp bàn lấy ý kiến của từng cán bộ, đảng viên, công chức xã để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện, sát thực tiễn. Nhờ đó đã nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho từng cán bộ, đảng viên, công chức và Nhân dân. Đồng thời, nhận được sự đồng thuận, tích cực tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng xã NTM nâng cao của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các HTX, doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên tích cực, tiên phong, gương mẫu thực hiện cho quần chúng Nhân dân noi theo. Nhân dân đã ý thức được vai trò, trách nhiệm và tự giác, tự nguyện đóng góp ngày công, tiền của, tài sản để xây dựng xóm, thôn, xã NTM nâng cao. Nhờ quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp nên trong 2 năm 2019-2020, toàn xã đã huy động được hơn 20 tỷ đồng cho xây dựng xã NTM nâng cao.
Cùng với hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, Đảng ủy, UBND xã Dân Lý chú trọng phát huy lợi thế, chủ động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từng bước làm thay đổi cơ cấu lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tạo nguồn lực xây dựng xã NTM nâng cao. Phát huy lợi thế có đô thị Thiều - là nơi giao lưu mua bán của các thương lái trong và ngoài huyện, xã khuyến khích người dân đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, ngành nghề, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng tại chỗ và các xã lân cận. Riêng xuất khẩu lao động, những năm gần đây cũng được địa phương tập trung đẩy mạnh, kết quả đã có hơn 300 lao động đi làm việc ở các nước thu nhập cao và ổn định. Xã đã xây dựng và phát triển được một số vùng sản xuất chuyên canh, như: vùng rau an toàn; vùng sản xuất cây màu, cây lúa chất lượng được bao tiêu sản phẩm và xuất khẩu; vùng chuyển đổi đất sâu trũng hiệu quả kinh tế thấp sang mô hình cá - lúa, cá - vịt... Ngoài ra, đã tăng cường đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất; đồng thời, thông qua hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp mở rộng mô hình mạ khay, máy cấy, cung ứng vật tư, giống chất lượng. Lao động có việc làm thường xuyên, kinh tế - xã hội phát triển ổn định, thu nhập của người dân bảo đảm nên việc thực hiện mục tiêu hạ tầng kỹ thuật nông thôn "kiên cố - đồng bộ - kết nối" có nhiều thuận lợi; cảnh quan môi trường nông thôn luôn "sạch sẽ - xanh mát"; đời sống văn hóa "lành mạnh - tiến bộ - văn minh - dân chủ" đã được phát huy; các mục tiêu: "đường có điện, có hoa; sông không rác; cán bộ chuyên cần, Nhân dân đồng thuận" đang được chú trọng xây dựng và phát triển. Đến nay, mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn xã được đầu tư nâng cấp bảo đảm người dân đi lại thuận tiện, an toàn; phương tiện cơ giới lưu thông vận chuyển hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất, kinh doanh. Hệ thống thoát nước trong các khu dân cư được cứng hóa bảo đảm tiêu nước kịp thời, bảo vệ đường và giữ vệ sinh môi trường. Cảnh quan công cộng trong xã, khu vực trung tâm của thôn, xóm được chỉnh trang, nâng cấp; khuôn viên nhà ở, việc trồng hoa, cây xanh hai bên đường được quan tâm tạo không gian xanh - sạch - đẹp, thân thiện với môi trường. Các công trình y tế, trường học được quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân và các nhiệm vụ y tế cộng đồng; giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương, xã Dân Lý đang nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xã NTM nâng cao, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.
Xâm nhập mặn có xu hướng diễn biến phức tạp Ngày 2-2, đoàn công tác của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến khảo sát tình hình hạn, mặn tại tỉnh Long An. Đến cuối tháng 1-2021, độ mặn 4 g/l đã xâm nhập trên sông Vàm Cỏ Đông (cách cửa sông Soài Rạp khoảng 49 km) và trên sông Vàm Cỏ Tây (cách cửa sông Soài Rạp...