Bảo đảm “mục tiêu kép”: Dạy tốt, học tốt và phòng, chống dịch hiệu quả
Cùng với một số tỉnh/thành trong cả nước, sáng 22-2, tất cả trẻ mầm non, học sinh, học viên các trường mầm non, tiểu học (TH), TH&THCS, THCS, THCS&THPT, THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và các cơ sở giáo dục khác trong và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đã chính thức trở lại trường học.
Trường Mầm non xã Quảng Định (Quảng Xương) thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi đón học sinh trở lại trường. Ảnh: Mạnh Cường
Trong bối cảnh hiện nay, đây không đơn thuần là hoạt động có tính định kỳ như mọi năm. Bởi, để học sinh được đến lớp lúc này đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của nhiều cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong việc khống chế, kiểm soát dịch COVID-19.
Đồng thời, yêu cầu trách nhiệm rất cao của ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trong việc thực hiện “mục tiêu kép”: vừa bảo đảm tiến độ, hiệu quả nội dung, chương trình cũng như chất lượng dạy và học; vừa chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch nhằm bảo đảm sức khỏe cho giáo viên và học sinh.
Như phần lớn các trường học trên địa bàn TP Thanh Hóa, buổi học đầu tiên diễn ra vào ngày 22-2, Trường THCS Điện Biên đã đón gần 100% học sinh trở lại. Để bảo đảm an toàn trường học, nhà trường đã thực hiện nghiêm quy định phòng dịch từ cổng trường đến lớp học như đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn…
Đồng thời, yêu cầu học sinh sinh hoạt, vui chơi trong lớp vào thời gian nghỉ giữa tiết, giữa giờ. Cũng trong ngày đầu tiên, nhà trường có 10 học sinh xin nghỉ học, trong đó có 1 trường hợp F3 được cách ly, theo dõi y tế tại nhà (từ ngày 16-2).
Các trường hợp vắng mặt còn lại có lý do hợp lý và đã được phụ huynh báo cáo đến nhà trường. Cô giáo Nguyễn Thị Nghiêm, Hiệu trưởng Trường THCS Điện Biên, cho biết: Để chủ động phòng chống dịch bệnh COVID-19, cùng với việc vệ sinh, phun khử khuẩn trường, lớp; bổ sung các trang thiết bị cần thiết cho công tác phòng chống dịch; nhà trường yêu cầu mỗi lớp có 1 quyển sổ nhật ký để giáo viên chủ nhiệm theo dõi tình hình sức khỏe học sinh, cũng như việc thực hiện quy định phòng dịch ngay từ những ngày đầu học sinh trở lại trường. Đồng thời, nhà trường cũng chủ động xây dựng và sẵn sàng triển khai các phương án dạy học phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.
Theo ghi nhận nhanh công tác đón học sinh trở lại trường lớp tại TP Thanh Hóa, thì trong ngày đầu tiên 22-2, khoảng 99% học sinh bậc TH và THCS đã đến trường; riêng bậc mầm non, tỷ lệ học sinh đến lớp ở các trường công lập cao hơn các trường tư thục. Cũng trong ngày 22-2, UBND TP Thanh Hóa đã thành lập các đoàn công tác đến một số trường học trên địa bàn để nắm bắt tình hình đưa đón học sinh. Đồng thời, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, cũng như bảo đảm công tác dạy và học đúng thời gian biểu năm học 2020-2021.
Video đang HOT
Trên địa bàn huyện Quảng Xương, trong sáng 22-2, hơn 46.000 học sinh các cấp học đã trở lại trường. Cô Nguyễn Thị Loan, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quảng Xương, cho biết: “Ngay từ trước Tết Nguyên đán Tân Sửu, Phòng GD&ĐT đã chủ động xây dựng kế hoạch và tích cực đôn đốc các cơ sở giáo dục, cho nên đến 17h ngày 21-2, 100% trường học trên địa bàn đã hoàn thành công tác tổng vệ sinh, phun khử khuẩn toàn bộ khuôn viên, lớp học, nhà hiệu bộ, khu vệ sinh.
Đồng thời, trang bị máy đo thân nhiệt, nước rửa tay khử khuẩn và mua bổ sung khẩu trang dự phòng. Cùng với đó, yêu cầu các trường thực hiện rà soát, tổng hợp và báo cáo danh sách cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và người thân của học sinh trở về từ vùng có dịch, hoặc đã tiếp xúc với người trở về từ vùng có dịch. Từ đó, có phương án sắp xếp đối tượng tạm nghỉ làm, nghỉ học để cách ly phòng, chống dịch”.
Cũng theo báo cáo nhanh của Phòng GD&ĐT huyện Quảng Xương, toàn huyện hiện có 27 trường hợp học sinh thuộc đối tượng F2, F3 đang cách ly tại gia đình. Để bảo đảm an toàn trường học, trong sáng 22-2, 100% các trường trên địa bàn đã yêu cầu tất cả giáo viên đến trường trước 30 phút để đo thân nhiệt cho học sinh và giao trách nhiệm quản lý học sinh cho giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời, 100% các trường đã xây dựng kế hoạch, sẵn sàng triển khai phương án dạy học trực tuyến khi cần thiết.
Kết thúc kỳ nghỉ dài vừa phòng chống dịch COVID-19 vừa đón Tết Nguyên đán Tân Sửu, trong ngày 22-2, tỷ lệ học sinh đi học trở lại toàn huyện Lang Chánh đạt 99%. Thầy giáo Lê Minh Thư, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh, cho biết: “Trước khi học sinh đi học trở lại, phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các nhà trường tiến hành tổng vệ sinh khuôn viên trường, lớp học, khử khuẩn bàn ghế, đồ dùng dạy học…
Cùng với đó, phòng chủ động xây dựng kế hoạch học bù cho học sinh, bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục theo quy định. Đồng thời, yêu cầu các trường tăng cường lồng ghép các nội dung, kiến thức về dịch bệnh và phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào giảng dạy cho học sinh. Ngoài ra, phòng cũng chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành rà soát, nắm bắt và quản lý chặt chẽ số học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về quê ăn tết, hiện vẫn đang nghỉ tại nhà”.
Thực hiện chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện, để bảo đảm an toàn cho thầy và trò nhà trường khi đón học sinh trở lại, trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán và tạm nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Ban Giám hiệu Trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh đã cử cán bộ, giáo viên trực thường xuyên tại trường; phân công giáo viên lau dọn, vệ sinh lớp học, các phòng chức năng, phòng ký túc xá… để môi trường học đường luôn sạch sẽ, thoáng mát và an toàn.
Đồng thời, chuẩn bị các loại xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn đặt tại các điểm rửa tay chung, nhà vệ sinh và trong từng lớp. Trong buổi đầu học sinh đi học trở lại, nhà trường yêu cầu giáo viên nhắc nhở các em thực hiện tốt việc khử khuẩn tay, đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt và nắm bắt tình hình sức khỏe của các em. Nếu học sinh có biểu hiện bất thường, giáo viên báo cáo ngay với ban giám hiệu để có hướng xử lý.
Dịch bệnh COVID-19 không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe của giáo viên, học sinh; ảnh hưởng đến việc triển khai nội dung, chương trình dạy học; mà còn đình trệ mọi hoạt động giáo dục trong các nhà trường. Đây là điều mà toàn ngành GD&ĐT đã được “trải nghiệm” trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021. Mặc dù hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh; song, việc “mở cửa” trở lại các cơ sở giáo dục cũng sẽ đòi hỏi cao hơn sự chủ động, trách nhiệm của toàn ngành GD&ĐT nói chung và của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nói riêng.
Trao đổi với ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT về vấn đề này, được biết: Để nâng cao tính chủ động, trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, thời gian qua, Sở GD&ĐT đã yêu cầu phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố triển khai nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và các ngành có liên quan về công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là Công điện số 05/CĐ-UBND ngày 3-2-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các đơn vị, trường học.
Cùng với đó, chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch; nắm chắc diễn biến dịch bệnh có liên quan đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường để thực hiện các biện pháp phòng, chống như khai báo y tế, truy vết người lây nhiễm…
Ngoài ra, tăng cường trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại trường học như máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, xà phòng; duy trì vệ sinh, tẩy trùng trường lớp theo quy định. Yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện tốt “thông điệp 5K”: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế; sử dụng các ứng dụng NCOVI, Bluezone và An toàn COVID-19…
Mặc dù thời gian nghỉ trước và sau tết của học sinh là khá dài, song vẫn nằm trong quỹ dự phòng thời gian theo quy định. Do đó, nếu dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt, thì các cơ sở giáo dục sẽ bảo đảm thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình, cũng như chất lượng, hiệu quả công tác dạy và học. Ngược lại, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, thì ngành GD&ĐT sẽ chủ động kích hoạt lại hệ thống dạy học trực tuyến, để tiếp tục duy trì hoạt động dạy và học.
Hầu hết học sinh Lạng Sơn nghỉ học khi thời tiết xuống 4 độ C
Phần lớn các trường, trung tâm giáo dục tại Lạng Sơn đều cho học sinh nghỉ vì nhiệt độ ngoài trời chỉ ở mức 4-5 độ C. Tại Mẫu Sơn ghi nhận nhiệt độ -1,4 độ C.
Sở GD&ĐT Lạng Sơn thông tin sáng 8/1 hầu như tất cả các trường mầm non, tiểu học, THCS ở các huyện, thành phố đều đã cho học sinh nghỉ vì thời tiết rét đậm, rét hại. Một số ít các trường vẫn cho học sinh đi học là do đã lùi thời gian vào lớp và có điều hòa sưởi ấm.
Riêng khối THPT có 13/27 trường đã cho học sinh nghỉ. Ở khối giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp có 9/11 trung tâm cho học sinh nghỉ. Trong khi đó, các trường phổ thông dân tộc nội trú vẫn tổ chức dạy học bình thường.
Tổng cộng trên toàn tỉnh có 418 trường với 133.693 học sinh phải nghỉ do tác động bất lợi của thời tiết.
Băng giá xuất hiện tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) sáng 8/1. Hình: Nông Đức Thọ.
Với lý do tương tự, trong sáng nay, toàn bộ học sinh bậc mầm non và tiểu học ở Hải Phòng đều được cho nghỉ khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Khối THCS, THPT vẫn đi học bình thường.
Ông Vũ Văn Trà, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng thông tin khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, các trường sẽ chủ động cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ mà không cần đợi thông báo chung của sở.
"Đây đã là quy định chung của Bộ GD&ĐT, phụ huynh, nhà trường chủ động theo dõi dự báo thời tiết lúc 6h15 trên VTV để quyết định. Nếu các trường đều chờ lệnh của sở thì sẽ không kịp thời", ông Trà nói.
Trong khi đó, tại Lào Cai, nhiệt độ xuống thấp 4-5 độ C nhưng đa số các trường vẫn tổ chức dạy học bình thường.
Ông Lê Mạnh Trường, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Lào Cai, cho biết sáng 8/1, học sinh của 7/9 huyện ở Lào Cai vẫn đến trường bình thường. Chỉ có huyện Mường Khương và Sapa cho học sinh nghỉ vì đang trong thời gian nghỉ sơ kết học kỳ I.
"Chúng tôi đã chuẩn bị cơ sở vật chất phòng chống rét cho học sinh khá tốt. Khi trời rét đậm, rét hại, học sinh còn thích đến trường hơn ở nhà vì trường có quạt sưởi. Từ đầu mùa đông đến nay rất ít trường cho học sinh nghỉ", ông Trường thông tin.
Sáng 8/1, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết không khí lạnh cường độ mạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, khiến nhiệt độ giảm sâu. Trong đêm qua, mức nhiệt thấp nhất được ghi nhận tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là -1,4 độ C, thấp nhất kể từ đầu mùa.
Trong khi đó, Sa Pa (Lào Cai) ghi nhận mức nhiệt 3,4 độ C, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 3,5 độ C, Đồng Văn (Hà Giang) 2,2 độ C và nhiều nơi có nhiệt độ thấp nhất trong đêm dưới 5 độ C.
Tại Hà Nội, mức nhiệt thấp nhất trong đêm qua là 11 độ C. Trong ngày, nhiệt độ được dự báo dao động ở ngưỡng 10-13 độ C, trạng thái chủ đạo là rét hại.
Quảng Ngãi: Cho phép học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học đến ngày 21.2.2021 Theo công văn mới nhất ngày 16.2, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ học đến ngày 21.2, thay vì theo kế hoạch ban đầu trở lại trường vào ngày 17.2 , để tiếp tục phòng, chống dịch Covid- 19. Học sinh nghỉ Tết từ ngày 4.2.2021 Công văn nêu rõ,...