Bảo đảm không gian phát triển bình đẳng cho mọi đại học

Theo dõi VGT trên

Ngày 7/9, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã thảo luận về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học, dự kiến thông qua kỳ họp thứ 6.

Dự hội nghị còn có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội Khuyến học, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết đã có nhiều hội thảo đã được tổ chức với sự tham gia các chuyên gia, nghiên cứu tiếp thu, ý kiến về dự thảo luật.

Những vấn đề ý kiến khác nhau cần xin ý kiến các đại biểu bao gồm mô hình hệ thống cơ sở giáo dục đại học; quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của đại học tự chủ trong đó có cơ cấu tổ chức, mô hình quản trị đại học, hội đồng trường; phát triển đại học tư thục, khuyến khích phát triển đại học tư thục không vì lợi nhuận; cơ chế tài chính và chính sách đầu tư của Nhà nước đối với giáo dục đại học…

Bảo đảm không gian phát triển bình đẳng cho mọi đại học - Hình 1

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự hội nghị. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì hội nghị. (Ảnh: VGP/Đình Nam)

Chủ trì hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh đây là dự thảo luật rất được các đại biểu Quốc hội và toàn xã hội quan tâm.

Cần bình đẳng từ tên gọi

Nhiều đại biểu như Nguyễn Ngọc Phương – đoàn Quảng Bình, Bùi Huy Tùng – đoàn Thành phố Hải Phòng đán.h giá ban soạn thảo rất nghiêm túc, cẩn thận, tiếp thu thấu đáo các ý kiến đóng góp, điều chỉnh, sửa đổi cơ bản nhều vấn đề và đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 6.

Mô hình hệ thống giáo dục đại học đã được đặt ra như một vấn đề định hướng căn bản, quan trọng nhằm tạo lập không gian chính sách phát triển cho các cơ sở giáo dục đại học.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình xu thế tại một số nước hiện nay hình thành sự kiên kết giữa các trường đại học thành các tổ hợp giáo dục có quy mô lớn (như các Đại học quốc gia, Đại học vùng), nguồn lực bảo đảm nhu cầu đào tạo liên ngành, đa lĩnh vực.

Do vậy, pháp luật nhiều nước đã để mở đối với các phương án liên kết giữa các trường đại học để hình thành nên các đại học.

Tranh luận về quan điểm này, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng – đoàn Bến Tre đề cập đến tâm lý nhìn nhận, xếp hạng đại học dựa vào quy mô thay vì thực lực, tiềm năng phát triển, xu thế, nhu cầu của người học, của đất nước.

Vì vậy, mô hình hệ thống giáo dục đại học phải bảo đảm bình đẳng để tất cả cơ sở giáo dục đại học có cơ hội phát triển đầy đủ.

Một số yêu cầu được đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt ra đối với mô hình hệ thống giáo dục đại học là: Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình; bình đẳng.

Không phân biệt quy mô, loại hình đại học công lập hay tư thục để phát huy sáng tạo, huy động nguồn lực từ xã hội…

“Mô hình liên kết giữa các trường đại học để hình thành những đại học lớn cần xác định rõ là liên kết mềm hay liên kết cứng.

Nếu đây là liên kết mềm do các trường tự quyết định tức là đại học được tự chủ mới tự quyết định liên kết với trường nào tuỳ vào cơ sở vật chất, năng lực giáo viên, học thuật, tài chính… và Nhà nước không can thiệp.

Do đó, tăng tự chủ cho đại học là biện pháp thúc đẩy liên kết giữa các trường đại học nhưng thời điểm nào, phương thức nào là do các trường là tự quyết định còn cơ quan quản lý nhà nước chỉ tạo không gian, chính sách cho các trường phát triển bình đẳng”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu.

Video đang HOT

Đồng tình với cách tiếp cận như vậy, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hương, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Trần Xuân Nhĩ, Hoàng Văn Cường – Thành phố Hà Nội cho phải “định danh” lại đại học theo đúng quốc tế.

Tất cả cơ sở giáo dục đại học được gọi là đại học thay vì có sự phân biệt 2 Đại học quốc gia, 3 Đại học vùng với các trường đại học khác như hiện nay.

Tuỳ vào điều kiện mỗi đại học mà có hay không có các trường thành viên.

Thực tế, đã có những phản ánh của các trường đại học thành viên trong Đại học vùng về những bất cập trong bộ máy tổ chức, điều hành cồng kềnh, mang tính trung gian.

“Tất nhiên một đại học không có nghĩa là tương đương với Đại học quốc gia, Đại học vùng bởi khác biệt về những nhiệm vụ, sứ mệnh ở tầm vùng, quốc gia”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Bảo đảm không gian phát triển bình đẳng cho mọi đại học - Hình 2

PGS.TS Nguyễn Đình Hương cho rằng cần thống nhất cách gọi ĐH theo đúng quốc tế. (Ảnh: VGP/Đình Nam)

Quản lý giáo dục đại học: Từ kiểm soát sang giám sát

Nhấn mạnh giáo dục đại học góp phần quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia, Giáo sư Phạm Tất Dong cho rằng luật phải có những quy định, chuẩn bảo đảm chất lượng đào tạo đại học rất cụ thể, “trường nào không đáp ứng chuẩn thì phải giải thể, không cho hoạt động”.

Trong khi đó, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đề nghị nâng chất lượng kiểm định và coi đây là điều kiện thực hiện tự chủ, bảo đảm bình đẳng, khắc phục tình trạng “kiểm định theo kiểu chỉ định, chỉ kiểm định cơ sở vật chất mà chưa quan tâm đến giáo viên, giáo trình, chương trình đào tạo”.

Về bộ máy, tổ chức trong trường đại học, nhiều đại biểu tập trung cho ý kiến về cơ cấu, quyền hạn và mối quan hệ của hội đồng trường với hội đồng đại học, hội đồng quản trị, hiệu trưởng, ban giám hiệu…

Cụ thể, để hội đồng trường hoạt động hiệu quả thì cần có những điều khoản bảo đảm chất lượng thành viên hội đồng trường; phân định rõ trách nhiệm chuyên môn, quản lý giữa Chủ tịch hội đồng trường và Hiệu trưởng.

Đặc biệt trong các trường tư thục là trách nhiệm hội đồng quản trị, nhà đầu tư đối với hội đồng trường; mối quan hệ giữa hội đồng trường đại học với hội đồng của các trường, viện thành viên…

Đại biểu Bùi Thanh Tùng – đoàn Thành phố Hải Phòng đặt vấn đề: Đại học được tự chủ về tổ chức, nhân sự nhưng công tác tuyển dụng, sử dụng lao động không được nêu trong luật, như vậy mức độ tự chủ của nhà trường có đáp ứng được không hay vẫn phụ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nước, còn vướng mắc trong pháp luật về công chức, viên chức?

“Luật nên giao quyền tuyển dụng và quyết định hợp đồng làm việc cho các trường bởi nhiều trường hợp nếu chỉ tuyển dụng nhân sự để thực một nhiệm vụ trong 5-6 năm hay cần tuyển ngay người giỏi vào bộ máy không qua thời gian thử việc thì hiện nay các trường không thực hiện được”, đại biểu Hoàng Văn Cường bày tỏ.

Quy định về giảng viên cũng cần có độ mở, linh hoạt đối với các chuyên gia, kỹ sư làm việc tại doanh nghiệp tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức thực tế cho sinh viên.

Nhiều đại biểu đồng tình với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng liên quan đến chức danh chủ tịch, thành viên hội đồng trường.

Về lâu dài các trường tự quyết định lựa chọn người có đủ khả năng bảo đảm mục tiêu phát triển, sứ mệnh của mỗi trường nhưng trong thời gian trước mắt cần áp dụng quy định hiện nay về tuổ.i nghỉ hưu, 2 nhiệm kỳ phải thay đổi, tiến hành tổng kết trước khi nhân rộng.

Bên cạnh đó, đối với tự chủ tài chính có ý kiến cho rằng cần làm rõ những nguồn thu, chi chịu điều chỉnh bởi những luật liên quan đến lệ phí, chính quyền địa phương, đầu tư…

Mối quan hệ tự chủ nguồn thu của đại học với quy định pháp luật về nguồn thu như học phí chịu điều chỉnh của luật phí, luật chính quyền địa phương cần được làm rõ nếu không luật nói tự chủ nhưng thực tế lại không khả thi.

“Chúng ta không nên lo ngại việc luật không quy định trần học phí thì không kiểm soát được các trường bởi tăng học phí phải đi đôi với nâng chất lượng đào tạo đại học nhằm thu hút người học có khả năng chi trả và kết hợp với trích quỹ học bổng, đặt hàng đào tạo từ ngân sách Nhà nước để bảo đảm cơ hội học đại học của sinh viên nghèo, đối tượng khó khăn, yếu thế…”, ông Cường bày tỏ.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hương nhấn mạnh để thực hiện thành công tự chủ đại học, quản lý nhà nước phải chuyển từ cơ chế kiểm soát sang giám sát.

Nêu ý kiến về mô hình hệ thống giáo dục đại học, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đán.h giá: Hiện tại có rất nhiều ý kiến băn khoăn là tại sao chỉ các Đại học quốc gia, Đại học vùng được gọi là “đại học” trong khi có rất nhiều các trường uy tín, quy mô và số ngành đào tạo lớn như Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế quốc dân… lại không được gọi đúng từ định danh đó.

Tương tự, mô hình hệ thống giáo dục đại học phân thành đại học và trường đại học sẽ gây khó khăn cho việc hội nhập vì khi dịch ra tiếng Anh chỉ có một từ thống nhất để chỉ trường đại học là “University”.

Đề cập đến những hạn chế trong mô hình tổ chức của 2 Đại học quốc gia cũng như 3 đại học vùng hiện nay, Phó Thủ tướng chỉ rõ, các cơ sở này được hình thành từ những năm 1995, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, là một biện pháp sáp nhập cơ học các trường đại học lại với nhau và việc vận hành cho đến bây giờ, không phải đều thuận lợi.

Vì thế, phương án đưa ra của cơ quan thẩm tra sẽ khó tháo gỡ được những bất cập thực tế đã bộc lộ.

Trong khi đó, phương án đề xuất của cơ quan soạn thảo dựa trên nguyện vọng của nhiều trường đại học, sẽ giải quyết được các vấn đề này, mặc dù chưa triệt để theo xu hướng quốc tế.

Tinh thần là giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học, không nên chỉ vì tên gọi mà để các trường bị kìm hãm, chỉ ở mức đấy thôi, không được phát triển, vươn lên…

Theo baochinhphu.vn

Làm sao có Luật, người ta thích làm chủ tịch Hội đồng trường hơn hiệu trưởng

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nhấn mạnh.


Ngày 24/8, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức hội nghị góp ý về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học.

Hội nghị tập trung thảo luận về 4 nhóm chính sách lớn của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học gồm: Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học; Đổi mới quản trị đại học; Đổi mới quản lý đào tạo; Đổi mới quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, đây là lần cuối cùng Ủy ban xin ý kiến góp ý của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học về dự án luật này trước khi xin ý kiến của Thường vụ Quốc hội và toàn bộ thành viên Ủy ban.

Làm sao có Luật, người ta thích làm chủ tịch Hội đồng trường hơn hiệu trưởng - Hình 1

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình phát biểu. (Ảnh: Đỗ Thơm)

Chủ nhiệm Phan Thanh Bình đán.h giá, các ý kiến phát biểu đều nhấn vào việc là làm sao bật ra được cái lõi của vấn đề tự chủ trong các trường đại học.

Trong đó, hội đồng trường có vai trò rất lớn

Lần này, hội đồng trường được giao 3 quyền lớn: chuyên môn, tài chính, tổ chức.

"Rõ ràng là làm sao Luật này ra đời thì người ta phải thích làm chủ tịch hội đồng trường hơn là hiệu trưởng", ông Phan Thanh Bình nói.

Tiếp đó, theo ông Phan Thanh Bình, giáo dục đại học là lõi trong quá trình chuyển chất của đất nước.

"Theo tôi, lần sửa này là cần thiết để chuyển chất của giáo dục đại học.

Hai nhánh đại học là công và tư phải làm động lực cho việc chuyển chất của nguồn nhân lực đất nước.

Vì thế, chúng tôi cố gắng để thông qua tại kỳ họp cuối năm nay.

Còn vấn đề một số đại biểu cho rằng, Luật Giáo dục cần chín hơn chưa thông qua nhưng Luật Giáo dục Đại học lại thông qua. Tôi xin nhấn mạnh, các nguyên tắc của Luật Giáo dục đã được đặt ra trong luật này.

Theo tôi không nên để chậm luật này nữa", ông Phan Thanh Bình nêu quan điểm.

Về vấn đề tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập, theo ông Phan Thanh Bình, tự chủ phải gắn với điều kiện, gắn với nhà nước như thế nào.

Luật cần xem xét điều kiện tự chủ, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, giải trình ra sao? phải làm rõ hơn vấn đề tự chủ, trách nhiệm giải trình.

Trách nhiệm của nhà nước phải cụ thể hơn trong việc đầu tư với các trường công, trường tư.

Góp ý tại hội nghị, Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng trường đại học Kinh doanh và Công nghệ cho rằng, chúng ta cần phải có quy định một trường đại học phải đáp ứng diện tích ra sao, số lượng giảng viên như thế nào...

"Trường có vài giảng viên, sáng một giảng đường, chiều chạy sang nơi khác thì sao gọi là trường đại học được.

Nếu như vậy được gọi là trường đại học thì đại học Việt Nam rẻ rúng quá", Giáo sư Vũ Văn Hóa nói.

Về tổ chức hội đồng trường, Giáo sư Vũ Văn Hóa cho biết, ông tìm hiểu mấy chục hội đồng trường đang tồn tại thấy rất hình thức.

Hội đồng trường hoạt động rất lu mờ, không có dấu ấn gì cả.

Cũng liên quan đến vấn đề tự chủ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ, bà có tiếp xúc với các trường mạnh đã được giao tự chủ hoàn toàn và thấy họ rất lo.

"Vì vậy mức độ tự chủ, lộ trình giải quyết việc hậu tự chủ ra sao phải quan tâm trong quá trình quản lý, phải có chính sách rõ ràng nếu không sẽ rất khó cho các trường đại học", Phó Giáo sư Trần Thị Tâm Đan nêu quan điểm.

Một điểm nữa, Phó Giáo sư Trần Thị Tâm Đan nhấn mạnh, nền giáo dục mở là như thế nào, xây dựng giáo dục mở là như thế nào, gồm những cái gì?

Nếu đã có giáo dục mở thì phải nói rõ để các trường người ta biết thực hiện.

Dù còn một số ý kiến đóng góp nhưng đại diện một số trường đại học có mặt tại hội nghị đán.h giá cao dự án Luật Giáo dục Đại học và mong muốn dự án luật sẽ sớm được thông qua để các trường có cơ sở tự chủ thành công


.Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên
17:44:50 02/10/2024
Vụ clip phản cảm giữa học sinh và giáo viên: Na.m sin.h thừa nhận "đùa cợt quá mức"
17:20:18 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024
Phùng Tiểu Cương: Diddy bản Trung, biến em Triệu Lệ Dĩnh thành con rối mua vui
16:04:19 02/10/2024
Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?
17:19:26 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vụ Hương Tràm bị đồn sinh con: Một công ty ở TPHCM bị phạt 10 triệu đồng

Sao việt

21:43:18 02/10/2024
Phía ca sĩ Hương Tràm vừa thông báo kết quả giải quyết đơn kiện về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật và vu khống cô trên mạng xã hội.

Lê Giang: "Tôi thấy ngại khi xuất hiện nhiều trên màn ảnh"

Hậu trường phim

21:41:00 02/10/2024
Dự án điện ảnh Cô dâu hào môn của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và nhà sản xuất Will Vũ vừa ra mắt khán giả vào chiều 1/10.

Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt

Thế giới

21:37:15 02/10/2024
Cùng với đó, Singapore đã tận dụng hai phần ba diện tích bề mặt của mình để lưu trữ nước mưa. Nước từ mái nhà được dẫn qua các ống/cống vào một mạng lưới sông, kênh rạch và hồ chứa.

Hằng Du Mục bị nghi đưa người mới dự sinh nhật con trai, tấm gương hé lộ sự thật

Netizen

21:30:23 02/10/2024
Sau khi trở về trạng thái độc thân và nuôi dưỡng 4 con, Hằng Du Mục vẫn luôn được mọi người quan tâm. Mới đây, trong tiệc sinh nhật con trai, nữ TikToker bị nghi ngờ có người mới sau khi loạt chi tiết bị dân tình soi ra.

Khởi tố Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 7 thuộc cấp

Pháp luật

21:23:45 02/10/2024
Ngày 2/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết đã ra Quyết định khởi tố bị can, ra Lệnh tạm giam đối với các bị can: Đồng Xuân Thụ

Siêu thảm đỏ LHP Busan: Song Joong Ki so kè Ji Chang Wook và thánh sống, ai dè bị Kim Soo Hyun hở bạo liệt giật spotlight

Sao châu á

21:22:36 02/10/2024
Thảm đỏ Liên hoan phim quốc tế Busan lần thứ 29 (BIFF) đã hóa vườn bông nhan sắc mãn nhãn nhờ màn xuất hiện của Song Joong Ki, Ji Chang Wook, Jang Dong Gun, Kang Dong Won, ...

"Drama queen" Yuna Vũ phản ứng với sự xuất hiện của Á hậu Bùi Khánh Linh

Tv show

21:10:57 02/10/2024
Show hẹn hò Đảo Thiên Đường đang dần bước vào chặng nước rút và các mối quan hệ trong nhà chung cũng đã dần được xác định rõ ràng.

Bệnh lạ Negav mắc từ bé có phải nguyên nhân phát ngôn phản cảm, nguy hiểm không?

Sức khỏe

20:54:05 02/10/2024
Những ngày qua, Negav là cái tên hot nhất các diễn đàn vì loạt phát ngôn và hành động thiếu chuẩn mực. Thế nhưng, ít ai biết rằng, anh chàng từng mắc phải 1 căn bệnh từ khi còn nhỏ.

HLV Kim Sang-sik gọi Văn Quyết trở lại tuyển Việt Nam

Sao thể thao

20:46:31 02/10/2024
Ngày 2/10, HLV Kim Sang-sik công bố danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam chuẩn bị loạt giao hữu quốc tế gặp Ấn Độ và Li Băng dịp FIFA Days tháng 10/2024.

Phim 'Độc đạo' tập 15: 'Trùm cuối' là Hưng 'khẹc'?

Phim việt

20:08:31 02/10/2024
Phim Độc đạo tập 15: Bà Mộc bị đám của Quân già khống chế; Long yêu cầu Hồng hợp tác điều tra vụ Dương cơ bắp mất tích; Hưng khẹc tuyên bố sẽ lấy lại những gì mà Quân đã cướp.

Biển Đông xuất hiện áp thấp nối với bão Krathon, miền Trung còn mưa lớn

Tin nổi bật

20:03:54 02/10/2024
Biển Đông xuất hiện rãnh áp thấp nối với cơn bão Krathon (bão số 5), gây mưa giông trên vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.