Bảo đảm cung ứng, vận hành lưới điện mùa khô
Trước nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của người dân, nhiệm vụ cung ứng điện ngày càng trở nên bức thiết.
Trong bối cảnh đó, nguồn điện cung ứng từ thủy điện suy giảm do lượng nước tích về các hồ xuống thấp. Để bảo đảm nguồn điện cho sản xuất và tiêu dùng, Sở Công Thương đang chỉ đạo các nhà máy sản xuất điện, các đơn vị vận hành chủ động, linh hoạt trong các phương án điều hành sản xuất, kinh doanh; đồng thời, tuyên truyền cho các cơ sở sản xuất, người dân thực hiện tiêu dùng điện tiết kiệm, an toàn.
Công nhân Điện lực Sầm Sơn bảo dưỡng lưới điện định kỳ.
Ông Lê Tấn Duy, Trưởng Phòng Kỹ thuật an toàn, Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, cho biết: Mùa khô năm nay, lượng nước tích tại hồ thủy điện Trung Sơn thấp hơn trung bình nhiều năm trước đó. Tuy nhiên, ưu tiên mục tiêu vận hành công trình phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho hạ du trong mùa khô nên nhiều thời điểm, nhà máy chỉ vận hành phát điện được 1 – 2 tổ máy. Đơn vị đã chủ động cập nhật, báo cáo tình hình để Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc cân nhắc, chủ động nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện bù đắp sản lượng thiếu hụt.
Tại Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, trước tình hình không được huy động cao trong các tháng mùa mưa, đơn vị đã tiến hành rà soát, khắc phục các khiếm khuyết, củng cố các tổ máy để bảo đảm sẵn sàng cung ứng điện cho mùa khô 2021. Trong đó, trọng tâm là công tác sửa chữa lớn, đại tu tổ máy S1 từ ngày 3-9 đến ngày 1-11 hoàn thành đúng theo kế hoạch đã được phê duyệt. Đối với tổ máy S2, đơn vị đã thực hiện các biện pháp để nâng cao độ tin cậy và hiệu suất vận hành, tăng cường công tác sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ; kiểm soát và khắc phục xử lý các khiếm khuyết, xì hở gây tổn thất; thường xuyên kiểm tra tình trạng xỉ đáy lò để kịp thời phát hiện bất thường nếu có; tăng cường công tác giám sát chất lượng than, thí nghiệm mẫu tro, xỉ; hiệu chỉnh chế độ cháy phù hợp để tăng hiệu suất lò hơi. Hiện, hai tổ máy của Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 luôn sẵn sàng với độ khả dụng cao, đáp ứng nhu cầu huy động cung ứng điện cho các tháng mùa khô năm 2021.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, năm 2021, thời tiết nắng nóng diễn ra sớm và kéo dài dẫn đến nhu cầu sử dụng điện của Nhân dân tăng cao, gây quá tải cục bộ một số khu vực, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Để bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định các tháng cao điểm mùa khô năm 2021, Sở Công Thương đã ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện. Bên cạnh đó, chỉ đạo các Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa), các tổ chức quản lý kinh doanh điện thực hiện đầu tư, cải tạo hệ thống lưới điện nhằm nâng cao chất lượng điện áp, giảm tổn thất điện năng, bảo đảm cấp điện ổn định cho Nhân dân.
Video đang HOT
Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu điện cho phát triển kinh tế – xã hội PC Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị hoàn tất kế hoạch cung cấp điện cho mùa khô và cả năm 2021. Trong đó, tiếp tục thực hiện tốt việc tăng sản lượng điện thương phẩm, năng suất lao động, tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý, công nhân viên; giảm chi phí, sự cố, giảm số lần và thời gian mất điện. Phòng Điều độ thường xuyên theo dõi tình hình các xuất tuyến phân phối, chỉ huy vận hành hệ thống lưới điện trung áp phù hợp, tránh quá tải; theo dõi các thiết bị mang tải cao tại các khu vực tập trung nhiều phụ tải lớn; chuẩn bị sẵn vật tư dự phòng, phương tiện, nhân lực, để khôi phục hệ thống điện trong thời gian nhanh nhất khi xảy ra sự cố lưới điện.
Hiện nay, đơn vị đang gấp rút thực hiện kế hoạch, bảo đảm điện cho sản xuất và tiêu dùng; trong đó, có phương án bảo đảm cung cấp điện, an ninh, an toàn phòng chống cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán năm 2021. Phối hợp với các cấp chính quyền, công an, quân đội tại địa phương, xây dựng và triển khai các phương án bảo vệ an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ cho các công trình điện, trụ sở cơ quan, kho… PC Thanh Hóa cũng sẽ phối hợp với các ban, ngành liên quan có kế hoạch ưu tiên cấp điện phục vụ các đợt bơm lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; tăng tần suất đo nhiệt độ tại các vị trí tiếp xúc, nhất là các thiết bị mang tải cao để kịp thời xử lý các điểm bất thường.
Khơi dậy sức sáng tạo, sự ủng hộ của nhân dân
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đề nghị tạo môi trường thuận lợi để nhân dân phát triển tài năng, sức sáng tạo, mang lại lợi ích cho đất nước.
Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là người đầu tiên trình bày tham luận. Ảnh QV
Trong mọi hoạt động, hệ thống chính trị phải quán triệt sâu sắc quan điểm "dân là gốc", khơi dậy sức sáng tạo, sự ủng hộ của nhân dân, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Đó là một trong 5 bài học được ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu ở tham luận, trong phiên thảo luận toàn thể về văn kiện Đại hội XIII, sáng 27/1.
Ông Trần Thanh Mẫn nói: Đại hội XIII của Đảng diễn ra trong không khí nhân dân cả nước phấn khởi, tự hào, trân trọng về những thành tựu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của đất nước về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, chính quyền và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Nhân dân thể hiện tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kỳ vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, ông Mẫn nhấn mạnh.
Để làm rõ hơn một số nội dung trong dự thảo Báo cáo chính trị, ông Mẫn tham luận về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Tham luận nêu rõ, thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội, Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" , các thành viên của Mặt trận đã xây dựng các mô hình nhân dân tự quản, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khuyến học, khuyến tài, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc nêu 5 bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Thứ nhất, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của ảng là nhân tố quyết định để Mặt trận tập hợp được mọi lực lượng, xây dựng, củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ hai, trong mọi hoạt động, hệ thống chính trị phải quán triệt sâu sắc quan điểm "dân là gốc", khơi dậy sức sáng tạo, sự ủng hộ của nhân dân, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Thứ ba, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và hiệp thương phối hợp thống nhất hành động của các tổ chức thành viên.
Thứ tư, quán triệt phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh, Mặt trận phải thường xuyên đổi mới phù hợp với thực tiễn.
Thứ năm, thực hành dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết gắn với đấu tranh, có lý, có tình với các hành vi sai trái, làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sau khi đề cập những thách thức của nhiệm kỳ mới, đặt ra yêu cầu cấp thiết đòi hỏi Mặt trận phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, ông Mẫn nêu rõ: về chủ quan, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cũng thẳng thắn nhìn nhận còn những hạn chế . Đó là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; trong hoạt động, có việc chưa sâu sát, thiết thực, hiệu quả, chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới; việc phối hợp giải quyết những vấn đề bức xúc của dân có nơi chưa kịp thời; nhiều khi chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm, bản lĩnh, chính kiến.
Ông Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, cả hệ thống chính trị cần quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam; thực hiện nhất quán quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tạo môi trường thuận lợi để nhân dân phát triển tài năng, sức sáng tạo, mang lại lợi ích cho đất nước.
Tăng cường hợp tác xử lý chất thải Cùng với tốc độ phát triển nhanh của kinh tế - xã hội, vấn đề phát sinh, xử lý chất thải luôn là vấn đề nóng trong công tác bảo vệ môi trường. An Giang đã và đang tăng cường các giải pháp, đồng thời hợp tác quốc tế để thu hút nguồn lực và công nghệ xử lý chất thải, góp phần...