Bảo đảm cho trẻ phát triển thể chất và tinh thần
Trong thời gian gần đây, vấn đề bảo đảm an toàn cho trẻ em khi đến trường được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhiều bạn đọc đã nêu ý kiến về giải pháp bảo đảm cho trẻ em phát triển thể chất và tinh thần.
Cô trò Trường Mầm non số 6, quận 3, TPHCM trong giờ học. Ảnh: THU TÂM
Chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh
Trong 2 tháng qua, tại các tỉnh Hậu Giang, Kon Tum, Phú Thọ… đã xảy ra các vụ học sinh bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện, do uống sữa, ăn bánh, ăn trưa bán trú không đảm bảo an toàn vệ sinh. Rất may là không ca nào nguy kịch.
Khi đưa con đến trường, đồng nghĩa với việc phụ huynh phó thác trách nhiệm bảo vệ sức khỏe con mình khi đi học cho nhà trường. Nhưng một số trường chưa làm tốt việc này, chỉ khi có học sinh ngộ độc thực phẩm, ban giám hiệu mới quáng quàng phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
Có trường quá dễ dãi khi cho học sinh dùng những thức ăn, thức uống miễn phí từ nhà tài trợ, từ thiện, khuyến mãi mà không kiểm tra kỹ càng.
Nhà trường cần chú trọng bảo vệ sức khỏe học sinh thật tốt, ngay từ những bữa ăn. Trường nào cũng có phòng y tế, nên cần tham mưu trước khi cho trẻ dùng những thực phẩm tài trợ. Dù các tổ chức từ thiện có tấm lòng bác ái nhưng cũng phải kiểm tra hạn sử dụng, cách chế biến, nguồn gốc của thực phẩm.
Cơ quan chức năng nên thường xuyên kiểm tra các căn tin và những công ty chuyên cung cấp suất ăn để ngăn chặn việc ngộ độc từ gốc, đồng thời xử phạt nghiêm với những trường hợp vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Video đang HOT
NGUYỄN THANH VŨ (quận Tân Phú, TPHCM)
Đáp ứng nhu cầu trường mầm non đạt chuẩn
Nạn bảo mẫu bạo hành trẻ em ở trường mầm non dân lập không phải đến giờ mới phát hiện. Trước đây cũng từng có những vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em, đã bị phát hiện và xử phạt án tù về tội hành hạ người khác. Vậy mà vẫn chưa đủ cảnh tỉnh, răn đe.
Hiện nay, trường mầm non công lập đang rất thiếu, không đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân, nhất là ở các đô thị lớn, khu vực tập trung các khu công nghiệp. Chính vì thế mà có những trường mầm non dân lập không đạt chuẩn, điểm trông giữ trẻ tự phát mọc lên tràn lan, cơ quan chức năng khó có thể kiểm soát, quản lý hiệu quả.
Vì vậy, để ngăn chặn, phòng ngừa có hiệu quả và triệt để tình trạng bạo hành trẻ em nên có cơ chế quản lý chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên các cơ sở mầm non dân lập, đồng thời quan tâm mở thêm các trường mầm non công lập đạt chuẩn.
PHẠM VĂN CHUNG (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum)
Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
Trẻ em chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, tư vấn, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.
Về mặt cảm xúc, trẻ em dễ xúc động, dễ sợ sệt, tự ái và hầu hết các em vốn rất thật thà, chưa đủ kinh nghiệm, bản lĩnh để điều khiển, kiểm soát cảm xúc. Vì vậy, khi bị hù dọa, bị người lớn quát mắng, xúc phạm, các em dễ nảy sinh những hành vi tiêu cực, chỉ đơn thuần là để khắc phục trạng thái bất an nhất thời. Song nỗi lo sợ đó cũng dễ trở lại cân bằng, nếu như người lớn biết ứng xử một cách phù hợp.
Do vậy, trong việc dạy trẻ, cha mẹ và giáo viên phải thực sự hiểu trẻ và thực hiện tốt các nguyên tắc trong giao tiếp sư phạm. Dù hoàn cảnh thế nào thì giáo viên và cha mẹ phải tôn trọng nhân cách của trẻ.
Kiềm chế cảm xúc tiêu cực là nguyên tắc rất quan trọng, nhưng không ít bậc cha mẹ và giáo viên vẫn xem nhẹ. Vì không kiềm chế được cảm xúc nên khi trẻ phạm lỗi, người lớn đã nổi nóng, thậm chí có lời lẽ đe dọa, xúc phạm trẻ.
Trong mọi hoàn cảnh, cha mẹ ở trong gia đình hay người giáo viên đứng trên bục giảng đều không bao giờ được bộc lộ cảm xúc tiêu cực đối với trẻ. Mỗi bậc cha mẹ và giáo viên phải thực sự là người hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Hãy luôn là người tạo niềm tin tốt cho trẻ, là điểm tựa tinh thần quan trọng của trẻ.
Theo SGGP
Học sinh miền núi Quảng Trị mình trần băng sông đến trường
Nhà ở bên kia sông Đăkrông, nhiều học sinh cấp một, hai ở Quảng Trị phải thay quần áo rồi băng sông đến trường.
Nhóm học sinh cấp một mặc lại áo quần sau khi lội qua sông. Ảnh: Th.Hiếu
Thôn A Liêng (xã Tà Rụt, Đăkrông) nằm trên vùng đất bằng phẳng, phía bên kia sông Đăkrông. Nhiều năm qua, người dân và học sinh nơi đây muốn ra bên ngoài giao dịch hoặc học hành đều phải băng qua sông Đăkrông.
Vào mùa hè, nước cạn ngang đầu gối người lớn nên trẻ em có lội nước đi học. Các em cởi hết áo quần dài, cặp sách và quần áo đưa lên cao khi băng qua sông. Qua bờ bên kia, các em mặc lại quần áo để đến trường.
Vừa lội qua sông, em Hồ Văn Hiêng, học sinh lớp 5 cho hay sáng nào cũng phải lội đến trường. "Nhiều hôm dậy sớm, nước rất lạnh, rất sợ nhưng em vẫn phải đi", Hiêng nói.
Mỗi ngày chị Hồ Thị Chiêng, 24 tuổi, phải lội qua sông nhiều lượt để đưa đón con đi học và đưa nông sản ra đường Hồ Chí Minh bán. Chị Chiêng từng chứng kiến khi nước to, nhiều cháu lội sông bị ngã, sách vở ướt hết, cặp cũng trôi.
Con sông rộng hàng trăm mét, song hàng ngày các em vẫn phải băng qua để đến trường. Ảnh: Th.Hiếu
Vào mùa lũ, người dân bơm ruột lốp ôtô rồi cho trẻ ngồi lên, bố mẹ lội sông đẩy con đi học. "Những ngày lũ nước dâng cao, người dân không dám mạo hiểm đưa con đi nên phải cho nghỉ ở nhà, có khi cả tuần lễ", chị Chiêng kể.
Thôn A Liêng có 84 hộ dân với trên 340 nhân khẩu, trong đó 70 học sinh ở các cấp học hàng ngày phải lội qua sông Đăkrông rộng gần 100 mét sang trung tâm xã đi học. Các em phần lớn học tại hai điểm trường A Vương và A Đăng, thuộc Trường tiểu học Tà Rụt.
Thầy giáo Nguyễn Văn Bình, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tà Rụt cho biết, dù đi lại vất vả, ngày hai lần lội sông, các em vẫn rất ham học. Nhà trường thường xuyên nhắc nhở phụ huynh đưa các em đi học để đảm bảo an toàn. Về mùa mưa, trường khuyến cáo các em tìm nhà người thân quen ở bên này sông để ở nhờ.
Hàng năm xã Tà Rụt hỗ trợ áo phao, kết hợp tuyên truyền người dân không qua sông vào mùa mưa lũ. "Việc xây cầu lớn bắc qua con sông rộng hơn trăm mét vượt quá khả năng của xã", ông Hồ Văn Nhiếp, Chủ tịch xã Tà Rụt nói.
Huyện Đakrông có 8 thôn chưa có cầu qua sông, suối. Xã Tà Rụt có thôn A Liêng sống trong vùng cô lập có số học sinh băng sông đến trường đông nhất.
Theo VNE
Học sinh lớp 1 bị đuổi vì 'quá tuổi' đã được đến trường Ông Trương Văn Lợi (ấp Gò Tranh, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long), cho biết con trai ông là Trương Văn Tài, đã được học lớp 2 trường Tiểu học Vĩnh Xuân. Trước đó, ngày 22/4, báo chí phản ánh việc em Trương Văn Tài (10 tuổi), đang học lớp 1 tại trường Tiểu học Vĩnh Xuân, bị đuổi học...