Bảo đảm chế độ chính sách giáo dục vùng cao
ược hưởng đầy đủ chế độ, chính sách hỗ trợ những năm qua, hàng chục nghìn học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở iện Biên đã yên tâm học tập.
Các thầy, cô giáo ở vùng cao, biên giới không phải canh cánh nỗi lo đi tìm trò về trường như nhiều năm trước…
Ngoài giờ học trên lớp, học sinh Trường PTDT bán trú THCS Tả Phìn còn được hướng dẫn cách trồng nấm cải thiện bữa ăn.
Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) tiểu học Chung Chải số 1 là một trong những trường có tỷ lệ học sinh chuyên cần cao của huyện Mường Nhé. Theo thầy Phạm Văn Khiêm, Hiệu trưởng Nhà trường, có được kết quả giáo dục tốt chính là nhờ địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách hỗ trợ học sinh. Hiện tại, học sinh trong địa bàn được thụ hưởng nhiều chế độ, như: Chế độ học sinh bán trú theo Nghị định 116/2016/N-CP; hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 86/2015/N-CP. Riêng đối với học sinh đồng bào DTTS, năm học 2018 – 2019, trường đã thực hiện chi trả và nấu ăn theo chế độ học sinh bán trú cho gần 250 em, với mức hỗ trợ 15 kg gạo/tháng/học sinh; hỗ trợ chi phí học tập (100 nghìn đồng/tháng) cho 357 học sinh. Việc thực hiện đầy đủ chế độ cho học sinh đã giúp giảm bớt khó khăn cho gia đình và giúp các em đi học chuyên cần hơn.
Thầy Trần Quang iệp, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Phình Sáng (huyện Tuần Giáo) cho biết: Trong số 451 học sinh dân tộc H’Mông, Phù Lá có 333 em thuộc diện hưởng chế độ bán trú. ể quản lý, tổ chức tốt đời sống sinh hoạt, học tập và kỹ năng sống cho học sinh bán trú, nhà trường thuê hai nhân viên chuyên nấu ăn; phân công cán bộ, giáo viên luân phiên trực, giám sát học sinh nội trú.
Ngoài giờ học trên lớp, trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề hướng dẫn học sinh bán trú cách ăn, ở, vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh, kỹ năng sống tự lập, giao tiếp, giáo dục bình đẳng giới, tổ chức các hoạt động ngoài trời, giao lưu xã hội. Các thầy, cô giáo chủ nhiệm cũng là người hướng dẫn các em cách trồng rau, tăng gia để các em biết cách chăn nuôi, trồng trọt, sau này chủ động cuộc sống cho bản thân.
Ở huyện Nậm Pồ, năm học 2018-2019 có 6.073 học sinh được hỗ trợ tiền ăn và hỗ trợ gạo; 3.049 học sinh được hỗ trợ về nhà ở. ể bảo đảm chế độ chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, Phòng Giáo dục và ào tạo huyện chỉ đạo các trường thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh hoàn thiện hồ sơ cho con em hưởng các chính sách hỗ trợ.
Trưởng phòng Giáo dục và ào tạo huyện Nậm Pồ Nguyễn Xuân Thuận cho biết: ược hưởng các chính sách về duy trì sĩ số học sinh ra lớp, chất lượng giáo dục của huyện được nâng cao. Năm học 2018 – 2019 toàn huyện có 6.754 trẻ mầm non ra lớp (đạt 106,8% so với kế hoạch giao); tiểu học có 7.378 học sinh (tăng 178 học sinh)…
Với thâm niên gần chục năm công tác ở huyện Nậm Pồ, thầy giáo Trương Hữu Hoàn, Trường PTDTBT THCS Nậm Tin chia sẻ, trước đây trường lớp tạm bợ, người dân thì nghèo cho nên ít quan tâm việc học của con cái. Mùa tựu trường giáo viên phải đi về từng bản, gõ cửa từng nhà vận động học sinh đi học nhưng đáp lại, phụ huynh chỉ lẳng lặng hoặc cười trừ. Có người còn hỏi thẳng: “Học chữ có no bụng được không thầy giáo? Nhà tôi nghèo, lấy gì mua sách bút cho con?”. Nhưng từ khi có các chế độ cho học sinh dân tộc bán trú thì sự học đổi thay nhiều. ược ăn, ở tại trường, được hỗ trợ sách vở, học sinh con em đồng bào dân tộc H’Mông, Thái ở xã Nậm Tin về học đông đủ, chuyên cần.
Trao đổi về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ học sinh DTTS trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh iện Biên Lê Văn Quý cho biết: Nhờ sự quan tâm của ảng, Nhà nước, những năm qua, học sinh là con em đồng bào DTTS của tỉnh được hỗ trợ gần 875 tỷ đồng từ các chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa (đối với trẻ mẫu giáo); chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT theo Quyết định 85/2010/Q-TTg hỗ trợ học sinh phổ thông vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định 12/2013/Q-TTg; Cùng với đó, học sinh là con em đồng bào DTTS còn được hưởng các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập với tổng kinh phí hơn 412 tỷ đồng.
Nhờ các chính sách hỗ trợ đó, chất lượng, số lượng học sinh ở iện Biên tăng lên rõ rệt. Năm học 2018-2019, học sinh bậc mầm non ra lớp tăng 430 trẻ so với năm trước, tiểu học tăng 3.827 học sinh, THCS tăng 292 học sinh; tỷ lệ học sinh hoàn thành lớp học đạt 98,9%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,6%; học sinh lên lớp cấp THCS đạt 99,95%, cấp THPT đạt 99,85%.
BÀI, ẢNH: LÊ LAN VÀ BÍCH HẠNH
Theo Nhân dân
Xúc động giáo viên vùng biên trèo đèo lội suối vận động học sinh đến trường
Giáo viên phải lội suối, băng rừng, trèo đèo, qua những cung đường hiểm trở để đến bản vận động học sinh đến trường vì chỉ có học mới giúp các em thoát nghèo.
Nằm chót vót trên đỉnh núi quanh năm mây phủ, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Thu Lũm (xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) đã trở thành ngôi nhà thứ hai của nhiều học sinh dân tộc thiểu số.
Video đang HOT
Ngôi trường nằm sát vùng biên giới Việt - Trung, điều kiện đi lại khó khăn, đa phần các em ở bán trú tại trường. Đến cuối tuần bố mẹ đi xe máy đến đón về nhà hoặc các em tự đi bộ nếu bố mẹ bận đi nương rẫy.
Trong số 227 học sinh có 170 em bán trú. Học sinh được hỗ trợ 100% tiền ăn ba bữa.
Vất vả, cơ cực, nhưng mỗi lần thuyết phục được học sinh đến trường là điều hạnh phúc với giáo viên, ban giám hiệu nhà trường.Điều ít ai biết rằng, để học sinh đến trường đông đủ như ngày nay, đặc biệt học sinh các bản xa cách trường hàng chục cây số, lãnh đạo, giáo viên nhà trường chia nhau đi vận động học sinh đến trường.
Đa phần giáo viên, lãnh đạo nhà trường đến với học sinh vùng cao đều từ dưới xuôi lên. Nhiều giáo viên dành thời gian ở trường nhiều hơn ở nhà. Cuối tuần được nghỉ có khi không được về với gia đình mà lại đi bản vận động học sinh đi học.
Nhiều thầy cô giáo chia sẻ, để gắn bó với học sinh vùng cao, các thầy cô giáo phải có tình yêu đặc biệt với các em nơi đây.
Các em không đến trường có một phần trách nhiệm của các thầy cô, chính vì vậy ngoài truyền đạt kiến thức, thầy cô còn như những "người bạn lớn" của các em.
Làm sao để các em mỗi ngày ở trường là một ngày vui, ngày có ý nghĩa.
Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Thu Lũm không chỉ được học tập, mà còn được làm quen với lao động, tăng gia sản xuất. Ảnh: NVCC.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Thu Lũm nằm trên đỉnh núi, giáp biên giới Việt - Trung. Ảnh: NVCC.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Văn Duy, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Thu Lũm vui mừng cho biết, năm học này các em không còn nghỉ học tự do.
Giáo viên cũng không phải vất vả về tận bản để thuyết phục học sinh đi học như trước nữa.
"Vừa rồi có em học sinh ở bản xa nhất cách trường khoảng 20 km hết ngày nghỉ vẫn chưa trở lại trường. Tôi và một giáo viên đã chuẩn bị đi một chuyến về bản em này để vận động, thuyết phục học sinh trở lại trường.
Không để các em nghỉ học lâu, nhiệm vụ quan trọng phải huyết phục được học sinh trở lại trường càng sớm càng tốt. Nhưng thời tiết xấu, vào ngày trời mưa, lũ, đường vô cùng khó đi và rất nguy hiểm.
Rất may vừa rồi em đã được bố mẹ đưa trở lại trường học tập. Đến nay, các em cơ bản đã ổn định đi vào học tập, nền nếp sinh hoạt", thầy Nguyễn Văn Duy nói.
Đường đi vào bản rất khó khăn ngay cả những hôm thời tiết đẹp, còn vào những ngày trời mưa không thể đi được. Ảnh: NVCC.
Giáo viên thay nhau vào bản vận động, thuyết phục phụ huynh cho con em đến trường đi học. Ảnh: NVCC.
Những con đường lởm chởm đá rất khó đi, nhưng vì học sinh thân yêu, vì con chữ, giáo viên không ngại khó đi bản vận động học sinh đến trường. Ảnh: NVCC.
Cây cầu tạm bắc qua suối đã sập, con đường từ trường đi đến các bản phải lội qua suối, vào hôm trời mưa nước dâng cao không thể đi qua. Ảnh: NVCC.
Thầy Nguyễn Văn Duy cũng cho biết thêm, học sinh của nhà trường chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, như dân tộc Dao có 21 học sinh, dân tộc La Hủ 20 em, có 3 học sinh dân tộc Kinh, số còn lại là dân tộc Hà Nhì.
Khó khăn nhất vẫn là hai bản Là Si và Uma, cách trường khoảng 20 km, giao thông đi lại rất khó khăn.
"Những năm gần đây phụ huynh, học sinh vùng cao đã nhận thức được tầm quan trọng, cần thiết của việc học. Gần như 100% học sinh học xong bậc trung học cơ sở sẽ tiếp tục học lên bậc trung học phổ thông.
Điều đáng mừng đó là không còn học sinh bỏ học giữa chừng. Nhiều em phấn đấu học tập tốt, tham gia vào các đội tuyển thi học sinh giỏi của tỉnh. Có nhiều em học lên đại học và trở về xây dựng quê hương", thầy Nguyễn Văn Duy nói.
Ngoài thời gian học tập, vào thứ 2 hàng tuần học sinh trường bán trú Thu Lũm sẽ lao động để cải tạo cảnh quan nhà trường xanh sạch đẹp. Ảnh: NVCC.
Buổi chiều hàng ngày học sinh Trường Thu Lũm tham gia tăng gia sản xuất, trồng rau sạch, cải thiện bữa ăn. Ảnh: NVCC.
Buổi tối toàn bộ học sinh bán trú sẽ ngồi vào bàn học ôn bài. Ảnh: NVCC.
Hoạt động tập thể dục buổi sáng. Ảnh: NVCC.
Học sinh bán trú chơi đá bóng vào thời gian rảnh. Ảnh: NVCC.
Học sinh bán trú ôn, học bài buổi tối tại lớp. Ảnh: NVCC.
Học sinh bán trú sẽ học tập và ngủ tại trường đến cuối tuần các em sẽ về thăm nhà rồi trở lại trường. Ảnh: NVCC.
Học sinh bán trú chơi bắn bi vào thời gian rảnh. Ảnh: NVCC.
Học sinh vùng cao rất chăm chỉ học tập, nhiều em mong được học lên đại học để có được công tốt, thoát nghèo. Ảnh: NVCC.
Vũ Phương
Theo giaoduc.net
Trường học vùng cao Sơn La tích cực vận động học sinh đến lớp Do đặc thù là địa bàn vùng cao, học sinh sinh sống không tập trung, hệ thống cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nên hàng năm sau kỳ nghỉ hè, công tác chuẩn bị cho năm học mới được các trường học ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La hết sức chú trọng. Qua đó, giúp học sinh yên tâm và...