Bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận giáo dục
Nhân văn, thiết thực, bình đẳng cơ hội giáo dục, đó là suy nghĩ của đông đảo người dân khi nghe tin TP Hải Phòng xây dựng dự thảo Đề án và Nghị quyết miễn học phí cho các cấp học trên địa bàn để trình HĐND tại kỳ họp cuối năm 2019.
Miễn học phí tạo cho học sinh có thêm động lực để học tập tốt. Ảnh minh họa/INT
Theo dự thảo nghị quyết, học sinh ở các cấp học từ mầm non đến THPT trên địa bàn được miễn 100% học phí theo lộ trình từ năm học 2020 – 2021 (đối với trẻ mầm non, học sinh THCS, bổ túc THCS) và từ năm học 2021 – 2022 (đối với học sinh THPT, bổ túc THPT).
Đây là chủ trương nhân văn của thành phố Hải Phòng về việc hỗ trợ học phí đối với con em nhân dân sinh sống và học tập trên địa bàn. Việc làm này sẽ giảm bớt gánh nặng đối với người dân có thu nhập thấp, người dân sống ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Đây cũng là cách thức đảm bảo bình đẳng cơ hội giáo dục và phát triển quốc gia.
Học phí vốn là khoản tiền mà phụ huynh phải nộp cho nhà trường theo quy định trong quá trình con em mình học tập. Đối với HS gia đình còn nhiều khó khăn, điều kiện để người dân duy trì cuộc sống và trang cấp những điều kiện tối thiểu cho con đi học còn hạn chế. Tình trạng một số học sinh ở các bậc học cao hơn, khi không được miễn học phí, phải bỏ học giữa chừng là không ít. Do đó, chính sách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS đặc biệt khó khăn đến trường, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đã phát triển, việc miễn học phí đồng bộ từ bậc học mầm non đến phổ thông thể hiện sự quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục. Hơn nữa, miễn học phí sẽ không chỉ giảm bớt gánh nặng đối với người dân có thu nhập thấp mà còn tạo công bằng xã hội trong giáo dục, an sinh xã hội.
Video đang HOT
Việc làm nhân văn này cũng thể hiện tính ưu việt của chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho phổ cập GD. Bởi mọi trẻ em đều được đến trường. Đó là một điều tuyệt vời mà nhiều nước trên thế giới quan tâm đến giáo dục trẻ em. Có nhiều người cho rằng, nếu chính sách này được áp dụng rộng rãi trên cả nước sẽ tạo cho học sinh có thêm động lực để học tập tốt.
Điều này cũng được thể hiện trong Luật Giáo dục sửa đổi 2019. Để thực hiện phổ cập giáo dục cấp THCS, từ sau năm 2020, Chính phủ sẽ có lộ trình áp dụng miễn học phí cho học sinh THCS công lập và hỗ trợ học phí cho học sinh các cơ sở giáo dục tư thục. Với phụ huynh, đó là một chính sách đúng đắn. Miễn học phí sẽ là một cách tiếp cận thực sự trọn vẹn với việc học tập, vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của trẻ em ở lứa tuổi này.
Tuy nhiên, trước thông tin miễn học phí, nhiều phụ huynh băn khoăn “Liệu miễn học phí thì có phát sinh phụ phí?”. Hiện nay, theo luật, học sinh tiểu học được miễn học phí. Thế nhưng, hầu hết phụ huynh có con học ở cấp tiểu học đều ít khi nào nhận ra điều này vì hàng tháng họ vẫn phải đóng một khoản tiền không nhỏ với rất nhiều loại “học phí” khác.
Để hạn chế tình trạng lạm thu, thành phố cần phải có những quy định cụ thể, miễn học phí đi liền với giám sát tài chính, thu chi trong trường. Đồng thời có quy định, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng hơn với những khoản thu ngoài học phí, tránh trường hợp các trường vận dụng không đúng dẫn đến lạm thu.
Tâm An
Theo giaoducthoidai
Cả nước vẫn còn hơn 1,49 triệu người mù chữ
Hiện tỷ lệ người biết chữ độ tuổi 15 - 60 của toàn quốc là 97,85%, tuy nhiên, cả nước vẫn còn hơn 1,49 triệu người mù chữ.
Sáng 12/10, tại Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2010 - 2020.
Theo đó, tỷ lệ các xã đạt chuẩn tiêu chí trường học các cấp là 52,44%, tăng gần 23,7% so với năm 2010. Về chỉ tiêu phổ cập giáo dục, cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2017.
Tính đến tháng 12/2018, 100% các địa phương, đơn vị duy trì phổ cập giáo dục mầm non. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thể hiện rõ sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền.
Trong năm 2019, 99,63% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, tăng 3,12% so với năm 2010; tỷ lệ học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học là 95,63%. Năm 2018, tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS là 100%.
Tuy nhiên, tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được khắc phục. Đặc biệt, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, tỷ lệ giáo viên/lớp rất thấp.
Hiện, tỷ lệ người biết chữ độ tuổi 15 - 60 của toàn quốc là 97,85%. Cả nước vẫn còn hơn 1,49 triệu người mù chữ. Trung bình mỗi năm huy động được khoảng 30 nghìn người mù chữ tham gia các lớp học xóa mù chữ.
Về tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia, năm 2019, 43,34% các trường THPT đạt chuẩn. Tỷ lệ này trên cả nước tăng xấp xỉ 30%, tuy nhiên tập trung vào giai đoạn 2010 - 2015 (gấp 2 lần so với giai đoạn 2015 - 2019).
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An, để thực hiện các mục tiêu của Chương trình giai đoạn sau 2020, các đơn vị cần xác định rõ, thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chương trình, căn cứ vào thực tiễn của cơ sở và mục tiêu Chương trình để xây dựng kế hoạch chi tiết
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới tiếp tục tăng cường đầu tư nhằm đáp ứng tối thiểu yêu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; tiếp tục củng cố duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, trong đó duy trì 100% đơn vị cấp tỉnh và cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, phấn đấu đến năm 2025 có 30/63 tỉnh, thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3...
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An, để thực hiện các mục tiêu của Chương trình giai đoạn sau 2020, các đơn vị cần xác định rõ, thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chương trình, căn cứ vào thực tiễn của cơ sở và mục tiêu Chương trình để xây dựng kế hoạch chi tiết; tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành ở địa phương ưu tiên các nguồn lực đầu tư, đặc biệt chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đồng thời chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra với kết quả và chất lượng cao.
"Cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, khắc phục triệt để những hạn chế, tồn tại trong giai đoạn 2010 - 2020; tham mưu để hoàn thiện hệ thống văn bản về cơ chế chính sách, các quy định, hướng dẫn; tuyệt đối tránh hình thức, bệnh thành tích và tình trạng nợ chuẩn khi xem xét đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới ở các địa phương", ông An nhấn mạnh.
GIANG THANH
Theo Tiền phong
Xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời Ngày 14/6, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo góp ý Bộ chỉ số Giáo dục thường xuyên (GDTX) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội thảo. Toàn cảnh hội thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam Phục vụ cho việc xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021 -2030, tầm...