Bảo đảm biên chế cho ngành giáo dục, đáp ứng yêu cầu dạy – học
Bộ Nội vụ khẳng định, hiện nay có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên giữa các cấp học, bậc học, giữa các địa phương và thiếu giáo viên của một số môn học như tin học, ngoại ngữ, nghệ thuật, do đó để khắc phục vấn đề này cần nhiều những giải pháp đồng bộ.
Bộ Nội vụ vừa gửi Quốc hội Báo cáo số 5392/BC-BNV một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực Nội vụ tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Nêu thực trạng thừa, thiếu giáo viện, Bộ Nội vụ cho biết, theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ GD&ĐT, hiện nay có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên giữa các cấp học, bậc học, giữa các địa phương và thiếu giáo viên của một số môn học như tin học, ngoại ngữ, nghệ thuật.
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN
Cụ thể, năm học 2021-2022 các địa phương thiếu 94.714 giáo viên, thừa 2.161 giáo viên, song tính đến 31/3/2021, các địa phương còn 42.774 biên chế giáo viên chưa được tuyển dụng. Theo định mức quy định học sinh/lớp và trên cơ sở đề nghị của các địa phương, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ thống nhất số đề nghị bổ sung là 65.980 biên chế.
Đề cập đến việc bổ sung biên chế giáo viên, Bộ Nội vụ cho biết giai đoạn 2019-2020 bổ sung 32.567 biên chế, bao gồm: 20.300 biên chế giáo viên mầm non đối với 14 tỉnh tăng dân số cơ học cao và 05 tỉnh Tây Nguyên và 12.267 biên chế giáo viên mầm non để chuyển số giáo viên mầm non đang hợp đồng tại các cơ sở mầm non bán công chuyển sang công lập.
Video đang HOT
Giai đoạn 2022-2026 bổ sung 65.980 biên chế giáo viên giai đoạn 2022-2026. Trong đó, bổ sung 27.850 biên chế giáo viên cho năm học 2022-2023; từ năm học 2023-2026, tiếp tục rà soát, bổ sung 38.130 biên chế giáo viên theo nhu cầu thực tế của từng địa phương tại từng thời điểm cho phù hợp.
Như vậy, tính chung trong gian đoạn 2019-2026 cả nước dự kiến bổ sung 98.547 biên chế giáo viên cho các cấp học.
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Bộ Nội vụ đề cập đến 3 giải pháp: một là, Bộ Nội vụ cùng với Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành liên quan tiếp tục tham mưu, đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, trong đó có đội ngũ viên chức giáo viên; cơ chế, chính sách về tiền lương; định mức học sinh/lớp, giáo viên/lớp cho phù hợp thực tế và của từng vùng, miền; đẩy mạnh tự chủ, khuyến khích xã hội hóa; đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước.
Hai là, các địa phương cần chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp đó là, chủ động xây dựng kế hoạch (cho cả giai đoạn 2022-2026 và năm học 2022-2023) để tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả số chỉ tiêu biên chế giáo viên được Bộ Chính trị giao tại Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tại các cấp học do tăng quy mô học sinh và đổi mới chương trình giảng dạy; Tiếp tục rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương.
Ba là, đề nghị Bộ GD&ĐT xây dựng chiến lược để phát triển giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách đối với đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.
Về vấn đề giải quyết tình trạng thiếu nguồn tuyển giáo viên, Bộ Nội vụ cho hay, hiện nay có tình trạng khi có biên chế lại thiếu nguồn tuyển dụng, do đó để khắc phục vấn đề này, do đó, Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương tập trung làm tốt công tác quy hoạch bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật, định hướng phát triển của địa phương; bám sát quy hoạch, nhu cầu phát triển về quy mô trường, lớp, học sinh trong từng giai đoạn, từng năm học để lập kế hoạch tuyển dụng giáo viên cụ thể đến từng cấp học, từng ngành cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, có kế hoạch đặt hàng với các cơ sở giáo dục đào tạo để đào tạo giáo viên cho địa phương mình.
Tiếp tục hợp đồng thỉnh giảng đối với những giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục năm 2005 đã ký hợp đồng trước ngày 01/7/2020; nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách để thu hút sinh viên sư phạm ra trường trở về địa phương giảng dạy; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng số giáo viên để đạt chuẩn trình độ nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019./.
Nghệ An: Chính thức bổ sung 2.820 biên chế giáo viên cho các địa phương
Đặc biệt, trong tổng số 2.820 biên chế giáo viên được bổ sung đã phân bổ 1.330 biên chế để tuyển dụng giáo viên mầm non hợp đồng.
Mới đây, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa ký Quyết định bổ sung biên chế giáo viên năm học 2022 - 2023 cho sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
Theo đó, tại Quyết định số 3298/QĐ-UBND ngày 25/10 của Chủ tịch UBND tỉnh đã bổ sung 2.820 biên chế giáo viên năm học 2022 - 2023 kèm theo phân bổ chi tiết cho 21 huyện, thành thị, cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Đặc biệt, trong tổng số 2.820 biên chế giáo viên được bổ sung đã phân bổ 1.330 biên chế để tuyển dụng giáo viên mầm non hợp đồng theo Nghị định số 06/2018/NĐ - CP ngày 5/1/2018 của Chính phủ và hợp đồng theo Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT- BTC - BNV ngày 11/3/2013 của liên bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính - Nội vụ (giáo viên hợp đồng theo 06, 09).
Phần lớn biên chế trong năm 2022 - 2023 ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non. Ảnh: M.H
UBND tỉnh Nghệ An giao Chủ tịch UBND các huyện, thành, phố, thị xã xây dựng kế hoạch và triển khai tuyển dụng hết số giáo viên mầm non hợp đồng theo Nghị định số 06, 09 đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định vào viên chức.
Trước đó, ngày 18/7/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định số 72-QĐ/TW, sau đó, Bộ Nội vụ ban hành Công văn số 3887 về bổ sung biên chế giáo viên công lập năm học 2022 - 2023 đối với tỉnh Nghệ An là 2.820 người.
Tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII tổ chức ngày 12/10, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 44/NQ-HĐND phê duyệt bổ sung biên chế giáo viên năm học 2022 - 2023 và điều chỉnh tổng biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức Hội năm 2022, năm 2023.
Theo đó, HĐND tỉnh quyết nghị phê duyệt bổ sung 2.820 biên chế giáo viên năm học 2022 - 2023 cho Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND các huyện, thành phố, thị xã. Cụ thể, giáo viên Mầm non là 2.164 biên chế, giáo viên Tiểu học là 498 biên chế, giáo viên Trung học cơ sở là 142 biên chế, giáo viên Trung học phổ thông là 16 biên chế. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết số 44.
Đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch HĐND tỉnh lưu ý, đối với việc triển khai bổ sung 2.820 biên chế trên UBND tỉnh cần chỉ đạo triển khai thực hiện bài bản, kịp thời, công bằng, khách quan; tuyệt đối không được để xảy ra tiêu cực trong quá trình tuyển dụng.
Làm thế nào để gỡ nút thắt thiếu giáo viên? Cả nước đang thiếu hơn 100.000 giáo viên, trong đó bậc mầm non thiếu nhiều nhất với 44.000 giáo viên. Gian nan tuyển dụng giáo viên Năm học 2022-2023, quận Hoàng Mai Tp.Hà Nội có số học sinh tăng gần 3.800 so với năm ngoái. Nếu bảo đảm đúng quy định về số HS/lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào...