Bảo đảm an toàn giao thông các tuyến quốc lộ trọng điểm
Những năm gần đây, người và phương tiện tham gia giao thông tăng cao ở các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh, cộng với ý thức tham gia giao thông của nhiều người dân còn kém, vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (ATGT) dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra, làm chết nhiều người và thiệt hại lớn về tài sản, nhất là trên các tuyến quốc lộ trọng điểm.
Chính vì vậy, các sở, ngành là thành viên Ban ATGT tỉnh, ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố, các lực lượng chức năng đã đề ra nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, trong đó có các tuyến quốc lộ trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Nút giao Quốc lộ 45 với đường tránh phía Tây TP Thanh Hóa mới được đầu tư nâng cấp góp phần bảo đảm an toàn giao thông.
Những ngày đầu tháng 4-2021, chúng tôi đã dành thời gian quan sát người và phương tiện tham gia giao thông tại một số tuyến quốc lộ, như: 45, 47, 1A… qua địa bàn các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa và các cửa ngõ ra vào TP Thanh Hóa. Thực tế cho thấy, vào giờ cao điểm, nhiều người điều khiển phương tiện tham gia giao thông (chủ yếu là xe mô tô) vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT. Những vi phạm chủ yếu, như: phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, đi lấn chiếm phần đường, vượt tín hiệu đèn đỏ, thiếu chú ý quan sát khi rẽ; điều khiển xe mô tô, xe máy, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm… Điều đáng quan tâm đó là, trên tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn huyện Hoằng Hóa, nhiều phương tiện tham gia giao thông phóng nhanh, vượt ẩu; vào chiều muộn hàng ngày nhiều người điều khiển xe mô tô đi ngược chiều, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông là rất lớn. Tình trạng người dân đổ vật liệu xây dựng lấn chiếm lòng, lề đường liên tục xảy ra ở hầu hết các tuyến quốc lộ… Được biết, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án số 3980 của Chủ tịch UBND tỉnh về các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh làm giảm tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020; đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Ban ATGT tỉnh, những tháng đầu năm, các sở, ngành là thành viên Ban ATGT tỉnh; ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT đến các tầng lớp Nhân dân. Trong đó, Ban ATGT tỉnh đã treo 25 băng rôn, khẩu hiệu trên các tuyến đường phố chính của TP Thanh Hóa trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và cấp phát nhiều tờ rơi, áp phích, tài liệu tuyên truyền và hướng dẫn cho các địa phương, đơn vị thực hiện tuyên truyền chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT. Đồng thời, tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và bảo đảm ATGT trong hoạt động vận tải; chỉ đạo ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành là thành viên đẩy mạnh tuyên truyền chấp hành pháp luật về trật tự, ATGT; các giải pháp đấu tranh, phòng ngừa làm giảm tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ; tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác không lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, hành lang ATGT. Công an tỉnh tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 324/KH-CAT-PC08 ngày 8-11-2019 tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, ATGT, giai đoạn 2019-2021. Đồng thời, huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT; tập trung cao tại các tuyến quốc lộ, địa bàn phức tạp, thường xuyên xảy ra tai nạn và ùn tắc giao thông. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, như: chạy quá tốc độ, sử dụng rượu bia và các chất kích thích khi điều khiển phương tiện; phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, lấn tuyến, không giữ khoảng cách an toàn; xe ô tô chở hàng hóa quá khổ, quá tải trọng, quá số người quy định… Sở Giao thông – Vận tải đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ, Hiệp hội Vận tải ô tô Thanh Hóa; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các giải pháp bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông, các quy định về hoạt động vận tải… Đi đôi với đó, những tháng đầu năm 2021, các lực lượng chức năng, như: cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, thanh tra giao thông – vận tải, tiếp tục tăng cường lực lượng, phương tiện, thiết bị nghiệp vụ, thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT; nhất là những hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.
Theo thống kê của Văn phòng Ban ATGT tỉnh, quý I-2021, trên địa bàn tỉnh xảy ra 87 vụ tai nạn giao thông, tăng 102% so với cùng kỳ; làm chết 45 người, tăng 36%; làm bị thương 60 người, tăng 67%. Đối tượng gây tai nạn giao thông là người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy 42 vụ, làm chết 21 người, làm bị thương 41 người… Trong đó, các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh, như: Quốc lộ 10 xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1 người, bị thương 3 người; Quốc lộ 1A xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, làm chết 13 người, bị thương 16 người; đường Hồ Chí Minh xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1 người, bị thương 4 người; Quốc lộ 45 xảy ra 6 vụ, làm chết 2 người, bị thương 4 người; Quốc lộ 47 xảy ra 3 vụ, làm chết 3 người; Quốc lộ 217 xảy ra 9 vụ, làm chết 2 người, bị thương 13 người… Nguyên nhân gây tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ được lực lượng công an thống kê, phân tích và chủ yếu là do vi phạm tốc độ, vi phạm phần đường, thiếu chú ý quan sát, tránh vượt sai quy định…
Thực tế tai nạn giao thông ở nhiều tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh tuy có giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao, nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra làm chết người và thiệt hại lớn về tài sản, gây tâm lý lo lắng trong Nhân dân, nhất là những người tham gia giao thông. Chính vì vậy công tác bảo đảm trật tự, ATGT, nhất là trên các tuyến quốc lộ cần phải được các sở, ngành là thành viên Ban ATGT tỉnh; ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp; nhất là tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT. Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; bảo đảm việc quản lý lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang ATGT. Các lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường lực lượng, phương tiện thực hiện tuần tra, kiểm soát, nhất là vào giờ cao điểm hàng ngày, ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần, phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT của người tham gia giao thông, nhất là các tuyến quốc lộ trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường đảm an toàn giao thông cho thanh, thiếu niên
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông cho thanh, thiếu niên.
Theo đó, Chủ tịch UBND yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng, phối hợp với Thanh tra giao thông tăng cường tuần tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, trong đó chú trọng vào đối tượng là thanh, thiếu niên với các hành vi vi phạm như điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe, không đội mũ bảo hiểm và các vi phạm tương tự khác; tập trung xử lý trách nhiệm của cá nhân giao xe mô tô, xe gắn máy cho trẻ em điều khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe phù hợp; tăng cường cung cấp thông tin về học sinh vi phạm quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho các cơ sở giáo dục để phối hợp giáo dục và xử lý.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các nhà trường tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe phù hợp; phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tăng cường tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn học sinh kỹ năng tham gia giao thông an toàn với xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện, xe đạp; Yêu cầu người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông ký và thực hiện cam kết với cha mẹ học sinh về việc bảo đảm an toàn giao thông cho con, em mình; không giao xe mô tô, xe gắn máy cho con, em mình điều khiển khi chưa đủ tuổi hoặc khi chưa có giấy phép lái xe phù hợp; cha mẹ, gia đình có trách nhiệm phổ biến kiến thức pháp luật, hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn trước khi cho phép con, em mình điều khiển xe gắn máy, xe đạp điện.
Tỉnh đoàn, Hội liên hiệp Thanh niên tỉnh phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong các nhà trường trong việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; đẩy mạnh Cuộc vận động "Học sinh, sinh viên với văn hóa giao thông"; thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe"; tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động giúp thanh, thiếu niên hoàn thiện các kỹ năng tham gia giao thông an toàn; cách lựa chọn và sử dụng mũ bảo hiểm có chất lượng và đúng quy định; cách nhận diện và phòng tránh các tình huống có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí ở địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông liên quan đến xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện cho thanh, thiếu niên và học sinh.
Hơn 3 giờ ra quân, CSGT xử phạt 30 "quái xế" Chỉ trong hơn 3 giờ ra quân, lực lượng cảnh sát giao thông Thừa Thiên - Huế đã xử lý 30 "quái xế" với các lỗi như lạng lách, vượt đèn đỏ, vi phạm nồng độ cồn. Ngày 3-4, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đang củng cố hồ sơ để xử lý các trường hợp lái xe lạng lách,...