Báo chí Trung Quốc: Nếu chiến tranh xảy ra, TQ cầm chắc thất bại
Đây là tin tức mới nhất phát đi từ một chuyên trang về quân sự của Trung Quốc (tờ Military.china.com). Bài báo nêu ra 4 lý do chắc chắn Trung Quốc sẽ thất bại nếu chiến tranh nổ ra.
Bài báo trên trang quân sự Military.china.com của Trung Quốc đã chỉ rõ rằng với tình hình hiện tại, Trung Quốc không thể gây chiến, bởi nếu chiến tranh nổ ra, họ sẽ gần như chắc chắn thất bại. 4 lý do cốt tử đã được vạch rõ.
Lý do thứ nhất: Quân đội Việt Nam lão luyện và thiện chiến
Nếu Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, Trung Quốc sẽ rơi vào cái bẫy. Những bài học từ cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 đã cho thấy sự hao tiền tốn của và sinh mạng như thế nào. Chỉ riêng trong trận Lão Sơn, mỗi tuần Trung Quốc tiêu hao gần 200.000 quả đạn pháo, nhưng vẫn thiệt hại từ 4.000 đến 8.000 quân.
Xe tăng Trung Quốc bị ta bắn hạ tại Cao Bằng, sáng 17-2 trong cuộc chiến Biên giới 1979
Bài báo trên trang mạng của Trung Quốc nói: “Quân đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất lão luyện, họ sẽ đánh bại chúng ta bằng cuộc chiến tiêu hao từ từ cho đến khi chúng ta thất bại, chúng ta không thể khinh thường họ. Người Mỹ đã hết sức sai lầm khi tuyên bố “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá” và Việt Nam đã đáp lại bằng câu nói rằng “chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm” (ám chỉ rất nhiều xác máy bay Mỹ đã xuất hiện trên mặt đất ở miền Bắc Việt Nam)… Vì vậy Trung Quốc không thể chiến thắng bằng cách gây ra chiến tranh, bài học về các lực lượng không quân và hải quân hùng mạnh nhất thế giới bị Việt Nam tiêu diệt vẫn còn giá trị”.
Lý do thứ 2: Sự lên án gay gắt từ dư luận phương Tây, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Video đang HOT
Gây chiến với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc không còn chỗ đứng trên trường quốc tế. Các nước trên thế giới sẽ lên án Trung Quốc vì sức mạnh truyền thông nằm trong tay các nước phương Tây, và trong cuộc chiến truyền thông thì Trung Quốc hoàn toàn bị động.
Cuộc chiến sẽ làm cho Trung Quốc mất dần sức mạnh và suy yếu, các lực lượng thù địch Trung Quốc sẽ thừa cơ can thiệp vào Trung Quốc.
Lý do thứ 3: Đối mặt với điều cấm kỵ trong binh pháp khi cùng một lúc phải đối mặt với nhiều mặt trận.
Có thể dự đoán khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam thì Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập ngay tức khắc, lúc đó Trung Quốc không thế nào chiến thắng được trên mặt trận Đài Loan vì Hoa Kỳ sẽ đứng sau hậu thuẫn.
Tiếp theo là Nhật Bản sẽ kiểm soát hoàn toàn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc sẽ đánh mất cơ hội kiểm soát Bắc Triều Tiên, Ấn Độ đánh chiếm khu vực tranh chấp và thôn tính miền Nam Tây Tạng…
Lý do thứ 4: Đặc điểm địa hình và con người của Việt Nam khó khăn cho Trung Quốc tác chiến
Việt Nam được bao bọc bởi đồi và núi. Pháp, Hoa Kỳ và cả Trung Quốc đã phải nếm trải những thất bại đau đớn tại đây. Một cuộc chiến với Việt Nam sẽ hết sức khó khăn, Việt Nam rất lão luyện trong chiến tranh du kích, do đó việc sử dụng tên lửa, máy bay chiến đấu là một sự ngu ngốc!
Các đơn vị cơ giới (của Trung Quốc) sẽ bị chặn lại bởi các dãy núi, vì vậy chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài. Việc thực hiện cách đánh nhanh thắng nhanh như Mỹ đã làm tại Lybia hay bài học của Nga tại Gruzia gần như là không thể đối với cuộc chiến của Trung Quốc ở Việt Nam. Bởi vì địa hình của những nước này đồng bằng và sa mạc, có thể oanh tạc dễ dàng.
Theo Phụ nữ Today
Tình hình biển Đông sáng 4/7: Việt Nam đề nghị Liên hợp quốc lưu hành 2 văn bản
Việt Nam đã đề nghị LHQ lưu hành hai văn bản về lập trường của Việt Nam đối với việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và khẳng định chủ quyền của Việt Nam .
Tình hình biển Đông sáng 4/7: Việt Nam đề nghị Liên hợp quốc lưu hành 2 văn bản
Ngày 3/7, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc tiếp tục gửi thư lên Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon, đề nghị lưu hành như là những tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc (khóa 68) hai văn bản trên.
Hai văn bản nhấn mạnh: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp lý, các luận cứ của Trung Quốc nêu trong các văn bản kèm theo các thư ngày 22/5 và ngày 9/6 của Đại biện Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc".
Hai văn bản nêu rõ:
Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng các hành động vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và huy động hơn 100 tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự vào vùng biển của Việt Nam. Những tàu này chủ động liên tục đâm húc, bắn vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Đáng lưu ý, ngày 26/5 tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam mà không xem xét đến sự an toàn và tính mạng của ngư dân Việt Nam. Các hành động của Trung Quốc không chỉ vi phạm quy định cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế mà còn là hành động vô nhân đạo đối với những người đi biển.
Các nỗ lực và thiện chí của Việt Nam để giải quyết tình hình căng thẳng thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình khác đã liên tục bị Trung Quốc khước từ. Từ ngày 2/5 đến nay, Việt Nam nhiều lần chủ động gửi công hàm, giao thiệp trên 30 lần ở nhiều cấp khác nhau để phản đối những hành động trên của Trung Quốc. Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc giải quyết tất cả các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982, tránh để căng thẳng kéo dài và tránh dẫn đến xung đột giữa hai nước.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn bác bỏ, cả trên thực tế cũng như pháp lý, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là "Tây Sa".
Trong các giao thiệp gần đây, Trung Quốc đã dẫn chiếu đến một số tư liệu như là bằng chứng lịch sử nhằm chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền" của họ đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, các "tư liệu" này không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện. Các tài liệu mà Trung Quốc dẫn chiếu không chứng tỏ rằng Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo còn là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, các ghi chép lịch sử cho thấy Trung Quốc hiểu rằng chủ quyền của họ chưa bao giờ có quần đảo Hoàng Sa.
Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai các tài liệu lịch sử xác thực cho thấy Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ. Ít nhất từ thế kỷ 17, các triều đại nhà Nguyễn đã tổ chức các hoạt động khai thác sản vật trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, tổ chức đo đạc hải trình và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền của quốc gia khác qua lại tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động này đều đã được ghi nhận trong các văn bản chính thức do các triều đình Việt Nam ban hành là các Châu bản hiện đang được lưu giữ tại Việt Nam.
Trong tài liệu lưu hành tại Liên hợp quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đưa ra các bằng chứng cho thấy quần đảo Hoàng Sa không được giao cho Trung Quốc tại các Hội nghị quốc tế trước và sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, như: Hội nghị Cairo (11/1943), Hội nghị Potsdam (7/1945), Hội nghị hòa bình San Francisco (8/1951), Hội nghị Geneva (1954). Tài liệu cũng nêu rõ Trung Quốc đã sử dụng vũ lực xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã xâm chiếm nhóm đảo phía Đông của Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phản đối mạnh mẽ sự chiếm đóng này. Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm quyền kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Việc Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa không thể tạo nên chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa.
Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa và sử dụng vũ lực nên không thiết lập được chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi bất hợp pháp và không thể là cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền. Vì vậy, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn được duy trì và không bị thay thế bởi sự chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc. Bị vong lục ngày 12 tháng 5 năm 1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là "xâm lược không thể sinh ra chủ quyền" đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa. Trung Quốc đã cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975 để củng cố yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Những kết luận mà Trung Quốc đưa ra hiện nay đang mâu thuẫn với chính các phát biểu của Trung Quốc, trong đó có phát biểu của chính nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.
Đây là lần thứ 4 Việt Nam gửi thư đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu hành các tài liệu của Việt Nam liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo xahoi
Tình hình biển Đông tối 4/7: Kiểm ngư VN kiên trì bám trụ trước sự hung hăng của TQ TQ vẫn tiếp tục có những hành động hung hăng, dùng lực lượng lớn tiến hành ngăn cản quyết liệt các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Tình hình biển Đông tối 4/7: Tàu Trung Quốc tăng tốc độ ngăn cản, đâm va tàu thực thi pháp luật Việt Nam Chiều ngày hôm nay (4/7), tại Hà Nội, đại diện...