Báo chí cần phải làm tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội trong giáo dục
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 đang bước vào giai đoạn cao điểm. Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Đào Ngọc Tước – Phó Tổng Biên tập Báo Giáo dục Việt Nam về trách nhiệm của báo chí trong cuộc chiến chống gian lận thi cử.
Năm 2018, cả nền giáo dục nước nhà chấn động bởi sự việc gian lận, tiêu cực trong thi cử, vụ việc đã dần được điều tra làm rõ, tuy nhiên nhiều cơ hội vào đại học đã bị tước bỏ, nhiều cánh cửa bước vào tương lai theo đó mà bị khép lại. Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 đang bước vào giai đoạn cao điểm rất cần sự chung tay vào cuộc của các Bộ, Ban, ngành để sự việc trước kia không còn bị lặp lại, trong đó có sự tham gia của báo chí và truyền thông. Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Đào Ngọc Tước – Phó Tổng Biên tập Báo Giáo dục Việt Nam về trách nhiệm của báo chí trong cuộc chiến chống gian lận thi cử.
Câu chuyện gian lận thi cử quy mô lớn lần này đã thực sự gây sốc cho toàn xã hội. Ai cũng biết gian lận thi cử sẽ để lại những hậu quả rất nặng nề, trước hết là làm tổn thương các thầy cô giáo chân chính và phụ huynh tử tế, mất uy tín nền giáo dục và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, là một nhà báo công tác trong lĩnh vực giáo dục, anh có những trăn trở gì?
- Tất cả chúng ta, những ai tâm huyết và quan tâm tới sự nghiệp giáo dục đều có những trăn trở với ngành, làm sao để ngành giáo dục chuyển biến mạnh hơn nữa.
Theo quan điểm của tôi, các hoạt động mang tính chính sách không có cái gì có thể hoàn hảo được, một kỳ thi Quốc gia cũng vậy thôi bởi nó cũng là một chính sách. Nó sẽ tồn tại những kẽ hở và những người cần câm nảy mực, những người thực hiện chính sách nếu cố tình hoặc tìm mọi cách để lợi dụng kẽ hở đó nhằm phục vụ lợi ích riêng thì kiểu gì cũng sẽ có tiêu cực xảy ra. Điều này chúng ta có thể thấy rất rõ. Tuy nhiên, sự lợi dụng để phục vụ lợi ích riêng của họ ở đây đã, gây ra một ảnh hưởng xã hội cực kỳ lớn và rất trầm trọng. Niềm tin không phải chỉ của nhà báo đâu, mà là của cả nhân dân vào kỳ thi THPT Quốc gia bị giảm sút rất lớn. Người ta lo lắng chứ, sợ rằng sẽ mất công bằng đối với những con em, thí sinh đã miệt mài học thật, thi thật. Các kỳ thi được tổ chức để tuyển nhân tài thì lại được đưa vào những thí sinh không đảm bảo chất lượng nếu không muốn nói là rất kém. Cũng may là kỳ thi mới được phát hiện ở 3 tỉnh thành chứ chưa lan rộng.
Nhà báo Đào Ngọc Tước.
Trong scandal bất thường trong điểm thi vừa qua, sau khi báo chí vào cuộc, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã tổ chức thanh tra kết quả, từ đó tìm ra “lỗ hổng” gian lận thi. Anh đánh giá thế nào về vai trò của báo chí trong việc này?
Video đang HOT
- Việc phát hiện các vấn đề tiêu cực bây giờ, đặc biệt là tiêu cực trong thi cử có công rất lớn của báo chí.
Khi có phổ điểm về kỳ thi THPT Quốc gia được công bố, mà phổ điểm này rất quan trọng. Nó đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt ở trình độ nào, cái phân bố và khả năng học tập ở từng miền khác nhau như thế nào. Đối với người làm nghiên cứu khoa học thì phổ điểm này còn giúp cho họ hoạch định việc đào tạo trong tương lai. Khi phổ điểm này xuất hiện, nhìn vào một số môn học các chuyên gia nhanh chóng phát hiện ra sự bất thường trong kỳ thi THPT Quốc gia tại các tỉnh Sơn La, Hà Giang rồi sau đó là Hòa Bình như chúng ta đã biết. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thời điểm đó cũng nhận được nhiều phản hồi, email, điện thoại thông báo từ các chuyên gia và ngay lập tức vào cuộc. Sau đó, trên mạng xã hội đã có dư luận thông tin về vụ việc cùng với sự nhanh chóng vào cuộc của báo chí, liên tục điều tra, thông tin về các nghi vấn từ phổ điểm, thí sinh, thậm chí là cả từng môn thi mà sau đó các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, các ban ngành có trách nhiệm liên quan đã vào cuộc với tinh thần khẩn trương làm rõ những dấu hiệu nghi vấn trên. Có thể nói, báo chí với chức năng của mình đã rất nhanh nhạy, kịp thời góp phần tìm ra lỗ hổng của kỳ thi THPT Quốc gia, phần nào đó cùng chung sức đem lại sự thật và trả lại công bằng cho kỳ thi.
Chúng ta biết rằng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi thí sinh, tôi đồng ý báo chí cần phải thông tin nhanh chóng nhưng cách thông tin đó phải như thế nào để việc đưa thông tin không theo lối “một chiều”, định hướng ý kiến của độc giả theo nhận định chủ quan của người viết cũng có thể dẫn tới những sai lệch, sai lầm?
- Tôi cho rằng việc cung cấp thông tin nhanh chóng là nhiệm vụ của mọi tờ báo. Tuy nhiên, đối với giáo dục, những thông tin sai có thể hủy hoại tương lai hoặc nhân cách của một con người thì cần phải hết sức thận trọng. Thận trọng từ tòa soạn đến phóng viên.
Như ở tòa soạn tôi, khi nhận được thông tin chúng tôi cũng ngay lập tức thành lập một tổ công tác xem xét về vấn đề tiêu cực trong kỳ thi THPT Quốc gia. Tổ công tác phải bao gồm các phóng viên chuyên biệt đã tham gia làm công tác giáo dục nhiều năm, một số phóng viên về Pháp luật, Nội chính, Quốc hội để tham vấn các ý kiến liên quan về pháp luật, một số phóng viên phụ trách ngành giáo dục khác cũng phải tham gia. Việc đầu tiên chúng tôi tổ chức tiếp cận với đầu nguồn tin, tiếp cận với các cơ quan quản lý nhà nước về vụ việc đồng thời lên một kế hoạch dài hơn, tiếp cận với các đối tượng rộng hơn để đảm bảo tiếp cận với thông tin nhiều chiều đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh bởi chúng tôi hiểu, thông tin đúng có thể đem lại công bằng và cơ hội cho các thí sinh khác nhưng nếu nhận định sai có thể sẽ hủy hoại một con người. Trên thực tế đã có trường hợp thí sinh bị oan khi bị đưa vào danh sách được nâng điểm như sau kết luận thì không phải. Cho nên sự thận trọng này rất quan trọng. Các nguồn tin khi về tòa soạn lại được họp và đánh giá một lần nữa nội dung nào đăng hay không.
Nhãn quan của nhà báo nếu là những người thành kiến sẽ rất nguy hiểm. Nguy hiểm ở chỗ họ không nhìn thấy cái tiến bộ mà chỉ nhìn thấy tiêu cực thôi, họ thích cái tiêu cực nên cũng không muốn tìm cách tháo gỡ. Nhà báo mà cứ đi theo suy nghĩ như vậy sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm. Chúng ta cần thấy được những cái tiêu cực đó có đáng tồn tại hay không và không để tiêu cực dẫn dắt. Do đó, nhà báo cần phải bình tĩnh tham khảo nhiều nguồn thông tin để khắc phục thành kiến tiêu cực và quan trọng nhất cần phải tôn trọng sự thật.
Để kỳ thi THPT năm 2019 được diễn ra một cách thành công, cần sự chung tay góp sức, đồng hành của cả xã hội, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí. Vậy báo chí cần có những đóng góp hay những hoạt động cụ thể như thế nào, thưa anh?
- Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, tôi nghĩ báo chí trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách về kỳ thi. Báo chí sẽ cung cấp một cách chính xác và đầy đủ nhất các thông tin về cuộc thi đến với thí sinh và gia đình từ kiến thức, thông tin về các quy định, yêu cầu đối với các thí sinh tham dự kỳ thi cũng như các thông tin liên quan như lịch thi, địa điểm…
Để tiếp tục chống tiêu cực và gian lận thi cử nói chung và kỳ thi THPT Quốc gia năm nay nói riêng thì báo chí cần phải phát huy cao vai trò giám sát và phản biện của mình. Giám sát một cách cẩn thận, chi tiết để có thể tìm ra được những dấu hiệu nghi vấn hay những sai phạm nếu có, từ đó để các Bộ, ban ngành kịp thời có phương án xử lý. Bên cạnh đó, cần đồng thời phát huy năng lực phản biện của mình nhằm đem lại một môi trường thi cử trong sạch. Và phản biện thì phải đi kèm với đóng góp, nêu ra vấn đề phải kèm theo giải pháp. Báo chí có thể nêu ra những bất cập, tồn tại đồng thời đề ra giải pháp để khắc phục những tồn tại đó cho các nhà chính sách tham khảo và điều chỉnh.
Báo chí cũng cần tìm ra những cá nhân, tập thể, những câu chuyện truyền cảm hứng thi cử để động viên thí sinh và gia đình, từ đó yên tâm hy vọng hơn vào nền giáo dục và phấn đấu cho một kỳ thi đạt được kết quả tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn anh!
Nguyệt Hồ
Theo congluan.vn
'Sơn La hứa sẽ thực hiện nghiêm túc quy chế kỳ thi THPT Quốc Gia 2019'
Kì thi 2019 đang đến gần, tỉnh Sơn La đã và đang chuẩn bị nhiều biện pháp đảm bảo kì thi diễn ra minh bạch, chất lượng bằng nhiều biện pháp.
Chỉ còn gần một tháng nữa là diễn ra Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Để tránh xảy ra gian lận thi cử như trong năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp mới theo quy định của Bộ GDĐT để kỳ thi diễn ra một cách trung thực, khách quan và nghiêm túc.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Giám đốc Sở GDĐT Sơn La, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thi - cho biết: "Điểm mới thứ nhất trong quy chế thi năm nay, camera được bố trí ở nơi bảo quản đề thi, bài thi; tại các điểm thi ở các huyện; các phòng chấm thi; lên phương án trực bảo vệ 24/24h. Điểm mới thứ hai, Bộ cử giảng viên các học viện, đại học, cao đẳng lên phối hợp cùng tỉnh tổ chức thi, coi thi với tỷ lệ 1:1 (năm ngoái tỷ lệ 1:3). Tức là trong mỗi phòng thi sẽ có một người là cán bộ, giảng viên ở các học viện, đại học, cao đẳng và một người của tỉnh", ông Chiến nói.
Các cán bộ, giảng viên của 6 học viện, đại học, cao đẳng tham gia tổ chức thi, coi thi tại Hội đồng thi tỉnh Sơn La. Cũng theo ông Chiến, trong kỳ thi năm nay, có 6 người là cán bộ, giảng viên các học viện, đại học, cao đẳng sẽ tham gia vào Ban Chỉ đạo thi với chức danh là Phó Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2019 tại Sơn La. Đồng thời, còn tham gia vào Hội đồng thi; các ban như: Ban coi thi, Ban làm phách, Ban thư ký, Ban chấm thi.
Trước đó, ông Phạm Văn Thủy, phó chủ tịch tỉnh Sơn La khẳng định: "Sơn La năm nay hứa sẽ thực hiện nghiêm túc quy chế kỳ thi THPT quốc gia". Theo ông Thủy, Ban chỉ đạo thi Sơn La đã chuẩn bị nghiêm túc cho kỳ thi THPT quốc gia với hơn 17.000 thí sinh dự thi.
Ông Thủy đề nghị Bộ ấn định số lượng cán bộ coi thi đến từ các đại học, thay vì tỉnh đề xuất, đồng thời bộ làm rõ trách nhiệm của thanh tra bộ, thanh tra các trường trong công tác tổ chức thi. Đề nghị này nhằm đảm bảo khách quan, minh bạch về quy trình, trách nhiệm.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, tỉnh Sơn La sẽ có trên 11.300 thí sinh tham gia; trong đó trên 9.200 là học sinh phổ thông, còn lại là học sinh bổ túc trung học phổ thông và thí sinh tự do. Các thí sinh sẽ thi ở 33 điểm thi, với 489 phòng thi, thuộc 1 Hội đồng thi của tỉnh. Dự kiến, tỉnh sẽ huy động gần 1.500 người là các cán bộ, giáo viên thuộc ngành giáo dục của tỉnh và cán bộ các trường đại học tham gia.
Hiện nay, bên cạnh phối hợp tích cực với Cơ quan điều tra làm rõ các sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm trước, ngành giáo dục và đào tạo Sơn La đang nỗ lực chuẩn bị cho việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tại tỉnh.
Chi Chi
Theo Đời sống Plus/GĐVN
TP.HCM: Gần 20 trường ĐH về địa phương chấm thi trắc nghiệm Kỳ thi THPT quốc gia 2019 cả nước có 63 cụm thi. Để ngăn chặn nâng điểm thi như năm 2018, Bộ GD&ĐT đã quy định rõ các đơn vị - trường đại học chấm thi trắc nghiệm. Bộ GD&ĐT đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn gian lận trong kỳ thi THPT 2019. Năm nay, TP.HCM có gần 20 trường đại...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mẹ biển - Tập 14: Ba Sịa âm thầm giúp đỡ mẹ con Hai Thơ, mặc người đời nói lời cay nghiệt
Phim việt
1 phút trước
Điểm tên những địa danh độc đáo nhất trên thế giới
Du lịch
9 phút trước
Kênh 28 Entertainment tăng cường "sức mạnh nội dung số" hướng đến cộng đồng Sài Gòn với cú đúp ra mắt Fanpage "Sài Gòn 24h" và "Sài Gòn New"
Netizen
9 phút trước
2 tháng nữa có 2 con giáp chia tay khó khăn, gặp thời đổi vận, 1 con giáp lại cần thận trọng
Trắc nghiệm
11 phút trước
Hạ nhiệt ngày hè với những chiếc áo xẻ tà đầy tôn dáng
Thời trang
12 phút trước
30 mâm cơm giá rẻ chỉ với 100k mỗi ngày, đủ 3-4 món, ngon như nhà hàng, ấm như gia đình
Ẩm thực
1 giờ trước
Gã xe ôm đưa bé gái ở Hà Nội vào nhà nghỉ để xâm hại tình dục
Pháp luật
1 giờ trước
Bé gái bị bỏ rơi, hàng chục gia đình tha thiết xin nuôi, chọn ai?
Tin nổi bật
1 giờ trước
Nga sắp đánh lớn trên khắp mặt trận Ukraine?
Thế giới
1 giờ trước
Lamine Yamal: 'Vua thế giới' ở tuổi 17?
Sao thể thao
1 giờ trước