Báo chí Anh phản ứng về vụ Scotland: “Chỗ ngứa 307 năm”
Hôm nay (18/9) là ngày người dân Scotland sẽ quyết định họ có tách ra khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh hay không.
Nhân dịp này, trang bìa các tờ báo của Liên hiệp cũng thể hiện những cảm xúc hết sức khác nhau trước việc người Scotland bỏ phiếu cho quyền tự chủ của họ.
Tờ The Times với dòng chữ “Ngày cuối cùng của Liên hiệp”, cờ Liên hiệp và lời bài hát Auld Lang Syne.
Tờ The Times (bản Scotland) giật tít “Scotland tự quyết” và thể hiện “sự hào hứng khi ngày quan trọng tới.”
Tờ Guardian thì chỉ ra rằng có thể phải vẽ lại bản đồ Liên hiệp Vương quốc Anh và gọi hôm nay là “Ngày của Định mệnh,” với một bức vẽ Scotland màu xanh lá trong khi phần còn lại của Liên hiệp là màu xanh dương nhạt.
Tờ Guardian: Liệu bản đồ Liên hiệp Anh có phải vẽ lại?
Tờ Independent thì đăng hình một bàn tay cầm cờ của Scotland và cờ Liên hiệp Vương quốc Anh, thể hiện chủ đề hợp nhất cùng dòng tít: “Chỗ ngứa 307 năm.”
Tờ Independent với bàn tay cầm hai lá cờ thể hiện “ngày hội dân chủ” cùng dòng chữ “Chỗ ngứa 307 năm.”
Video đang HOT
Các tờ báo khác thì công khai kêu gọi bỏ phiếu trống. Tờ Daily Mirror đăng hình một lá cờ Liên hiệp không có biểu tượng thánh giá của Thánh Andrew trên cờ Scotland và dòng tít “Đừng bỏ chúng tôi như vậy.”
Lá cờ Liên hiệp không có biểu tượng của Scotland trên tờ Daily Mirror.
Tờ Daily Express (bản Scotland) có hình hai người đàn ông cầm cờ Liên hiệp và cờ Scotland đứng trước hoàng hôn và dòng chữ “Đừng để mặt trời lặn trên Liên hiệp.”
Tờ Daily Express: Đây là kết thúc cho Liên hiệp Anh?
Tờ Daily Telegraph cũng dùng hình ảnh tương tự và trích thơ của nhà thơ Robert Burns: “Be Britain still to Britain true” (tạm dịch: Từ người Anh thành người Anh đích thực).
Tờ Scottish Daily Mail thì dùng một bức hình có hai lá cờ buộc vào nhau và kêu gọi người Scotland hãy “bảo vệ Liên hiệp của chúng ta.”
Hai lá cờ buộc vào nhau kêu gọi tương lai hợp nhất trên tờ Daily Mail bản Scotland.
Tờ The Sun nói đến sự kiện này cùng với câu chuyện hoàng tử Harry tái hợp với bạn gái cũ Cressida và nói rằng “Ở cùng nhau thì tốt hơn.”
Tờ The Sun: “Ở cùng nhau thì tốt hơn”
Tờ The Scottish Sun tỏ ra nước đôi hơn một chút với trang bìa là hình những bàn tay cầm bút sẵn sàng viết vào một khoảng trắng cùng dòng chữ “Đồng ý hoặc Phản đối. Hôm nay Scotland bắt đầu với một trang giấy trắng.” Mặc dù có khuynh hướng trung lập, tờ báo này cũng đã thay thế trang 3 bằng một trang quảng cáo kép cho chiến dịch nói Đồng ý hôm qua, trong khi phần Phản đối thì ở mãi tận trang 20 và 30.
Tờ Scottish Sun với trang giấy mới.
Tờ Metro thì trích lời bài hát “Auld Lang Syne” nổi tiếng qua dòng tít “Liệu những người quen cũ sẽ bị lãng quên?” trên bản Anh của mình. Tuy nhiên bản Scotland của tờ báo này thì chỉ đơn giản kêu gọi mọi người đi bỏ phiếu “thay vì tỏ ra hiểu biết về mặt lợi và hại của tự do.”
Tờ The Herald của Scotland thì gọi đây là “Ngày Scotland cân nhắc.” Một tờ báo Scotland khác là tờ Daily Record thì khuyên: “Hãy chọn cho đúng, Scotland” và nói rằng bất kể kết quả thế nào, “có hai thứ chắc chắn: Đất nước sẽ có những thay đổi, và ngày mai chúng ta vẫn là người Scotland với nhau.”
Tờ The Herald: “Ngày Scotland cân nhắc.”
Theo Vietnam
Scotland trưng cầu dân ý về độc lập khỏi Vương quốc Anh
Hôm nay 18/9, cử tri Scotland sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử về việc có tiếp tục trở thành một phần của Vương quốc Anh hay tách ra thành một quốc gia độc lập.
Cử tri sẽ trả lời "Có" hay "Không" về nền độc lập của Scotland trong cuộc trưng cầu dân ý.
Các cử tri sẽ trả lời "Có" hoặc "Không" đối với câu hỏi trưng cầu dân ý: "Scotland có nên trở thành một quốc gia độc lập?"
Với 4,3 triệu người - chiến 97% cử tri hợp lệ - đã đăng ký bỏ phiếu, giới phân tích dự đoán số lượng cử tri đi bầu sẽ cao kỷ lục.
Các cử tri sẽ bỏ phiếu tại 2.608 điểm bỏ phiếu trên khắp Scotland từ 7 giờ sáng giờ địa phương tới 22 giờ ngày 18/9.
Công tác kiểm phiếu sẽ bắt đầu tại 32 trung tâm vùng của Scotland sau khi các phòng phiếu đóng cửa. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý dự kiến được công bố vào sáng ngày 19/9 giờ địa phương.
Theo các cuộc thăm dò trước bỏ phiếu, tỷ lệ cử tri ủng hộ và phản đối độc lập cách biệt không nhiều, khiến cuộc trưng cầu dân ý trở nên khó dự đoán.
5 cuộc thăm dò - từ các hãng YouGov, Panelbase, Survation, Opinium và ICM - cho thấy số người ủng hộ độc lập là 48%, so với tỷ lệ 52% ủng hộ ở lại Vương quốc Anh.
Chính phủ Scotland do dảng Dân tộc Scotland (SNP), vốn ủng hộ nền độc lập của Scotland, dẫn đầu đã gọi cuộc trưng là cơ hội "ngàn năm có một" để người dân Scotland quyết định tương lai của mình.
Tất cả 3 đảng chính trị lớn tại Anh - gồm đảng Bảo thủ, Công đảng và Dân chủ tự do - đều phản đối việc Scotland độc lập, nhưng đã cam kết trao thêm quyền tự trị cho Scotland nếu cử tri nói "Không" trong cuộc trưng cầu dân ý.
Scotland trở thành một phần của Vương quốc Anh vào năm 1707.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Không lối thoát: Thủ tướng Anh cầu xin Scotland "đừng ly khai" "Nếu các bạn không thích tôi, tôi sẽ không ở lại", đó là phát biểu của Thủ tướng Anh Cameron tại Aberdeen (Scotland) trong nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn cản Scotland ly khai. Tờ Telegraph ngày 16/9 đưa tin cho hay, Thủ tướng Anh David Cameron đã cầu xin người dân Scotland không rời bỏ Vương quốc Anh và nói rằng ông...