Báo cáo việc làm của Mỹ chi phối thị trường chứng khoán châu Á
Báo cáo việc làm của Mỹ được nhà đầu tư theo sát nhằm đánh giá “thể trạng” của nền kinh tế lớn nhất thế giới …
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên ngày 5/7 trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ – thông tin có thể sẽ tác động đến kế hoạch lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Ảnh minh họa
Đồn đoán về kế hoạch đối phó với triển vọng kinh tế yếu kém ở trong và ngoài nước của Fed đã chi phối các thị trường trong tuần này, trong bối cảnh những bất ổn xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung được gác sang một bên.
Báo cáo việc làm của Mỹ được nhà đầu tư theo sát nhằm đánh giá “thể trạng” của nền kinh tế lớn nhất thế giới và nếu báo cáo này không được như kỳ vọng nó có thể thúc đẩy Fed hạ lãi suất khoảng 25-50 điểm cơ bản từ mức 2,25-2,5% hiện nay.
Trên thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 0,2% lên 21.746,38 điểm.
Tại thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite cũng tăng 0,2% lên 3.011,06 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,1% xuống 28.774,83 điểm.
Chứng khoán Đài Bắc và Seoul đều tăng 0,1%, còn chứng khoán Sydney, Wellington, Manila và Bangkok cũng giao dịch trong vùng dương. Tuy nhiên, chứng khoán Singapore, Mumbai và Jakarta lại đi xuống.
Mở cửa phiên sáng 5/7 tại thị trường châu Âu, chứng khoán London và Paris giảm 0,2%, còn chứng khoán Frankfurt hạ 0,1%.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 5/7, chỉ số VN – Index tăng 2,3 điểm lên 975,34 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 135 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 3.404 tỷ đồng. Toàn sàn có 152 mã tăng giá, 54 mã đứng giá và 155 mã giảm giá.
HNX – Index tăng rất nhẹ (0,04 điểm) lên 104,38 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 23,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị trên 287,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 72 mã tăng giá, 57 mã đứng giá và 76 mã giảm giá./.
Theo bnews.vn
Phiên chiều 3/7: Khối ngoại xả mạnh HPG, VN-Index tiếp tục giảm nhẹ
Một lần nữa lực cầu bát đáy đã chặn đứng đà giảm của VN-Index trong phiên chiều, giống với kịch bản đã xảy ra ở phiên sáng.
Video đang HOT
Trong phiên sáng, sự thận trọng của nhà đầu tư, cùng áp lực chốt lời ở một số mã lớn khiến VN-Index giảm ngay đầu phiên và bị đẩy xuống thử thách vùng 950 - 955 điểm. Tuy nhiên, khi chỉ số vừa xuống dưới ngưỡng 957 điểm, lực cầu bắt đáy ở một số mã đã xuất hiện, chặn đà giảm của VN-Index, thâm chí đẩy chỉ số này về sát ngưỡng tham chiếu trước khi thoái lui trở lại trong những phút cuối phiên.
Kịch bản này một lần nữa được lặp lại trong phiên chiều khi VN-Index bị đẩy lại mức 957 điểm ngay đầu phiên chiều và cũng giống như phiên sáng, lực cầu bắt đáy một lần nữa xuất hiện kéo chỉ số trở lại, nhưng không thể giúp VN-Index có được sắc xanh, mà chỉ giúp chỉ số này trở lại mốc 960 điểm.
Chốt phiên, VN-Index giảm 1,59 điểm (-0,17%), xuống 960,39 điểm với 139 mã tăng và 148 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 136,6 triệu đơn vị, giá trị 3.461,5 tỷ đồng, tương đương với phiên giao dịch hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 22,86 triệu đơn vị, giá trị 917,7 tỷ đồng.
Trong nhóm cổ phiếu lớn, sắc xanh đã xuất hiện nhiều hơn, trong đó VHM nới rộng đà tăng, chốt phiên ở mức cao nhất ngày 82.000 đồng, tăng 1,11%, VNM cũng trở lại sắc xanh với mức tăng 0,72% lên 126.000 đồng, SAB tăng 0,29% lên 276.000 đồng, BID tăng 0,16% lên 32.100 đồng, CTG tăng 1,2% lên 21.050 đồng.
Trong khi đó, các mã khác giảm cũng chỉ giảm nhẹ ngoại trừ VCB giảm mạnh nhất trong Top 10 mã vốn hóa lớn khi mất 1,28% xuống 69.600 đồng, mức thấp nhất ngày.
Trong nhóm bluechip, cũng có mức giảm mạnh còn phải kể đến NVL khi giảm 2,49% xuống 58.700 đồng, EIB giảm 2,14% xuống 18.300 đồng, PNJ giảm 1,47% xuống 73.700 đồng và HPG giảm 1,99% xuống 22.150 đồng.
HPG giảm mạnh một phần đến từ việc nhà đầu tư nước ngoài bán rất mạnh mã này trong phiên hôm nay. Cụ thể, HPG được khớp 6,3 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại bán ròng gần 2,76 triệu đơn vị.
Đứng đầu về thanh khoản hôm nay vẫn là ROS với 9,17 triệu đơn vị, nhưng diễn biến giá tích cực hơn phiên sáng khi chốt ở mức tham chiếu 29.400 đồng.
Trong nhóm bluechip, CTG cũng là mã có thanh khoản tốt với hơn 4 triệu đơn vị được khớp.
Trong các mã nhỏ, HAG có giao dịch tích cực khi được khớp 4,89 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,69% lên 5.420 đồng. Người anh em HNG cũng tăng 1,46% lên 17.350 đồng với chỉ gần 0,65 triệu đơn vị được khớp.
Tuy nhiên, khởi sắc về giá trong nhóm này phải kể đến SJF và HAI khi đóng cửa với sắc tím, trong đó SJF khớp 2,7 triệu đơn vị và HAI khớp 1,75 triệu đơn vị.
Cũng có sắc tím và dư mua giá trần khi chốt phiên là LMH khi đóng cửa ở mức 17.050 đồng với 1,16 triệu đơn vị được khớp.
Trên HNX, diễn biến giao dịch cũng giống phiên sáng khi HNX-Index liên tục đảo chiều, nhưng trong phiên chiều chỉ số này có lúc đã chạm sắc đỏ. Dù vậy, chốt phiên, HNX-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,21 điểm ( 0,2%), lên 103,67 điểm với 60 mã tăng và 65 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch 19,68 triệu đơn vị, giá trị 343 tỷ đồng, giảm 17% về khối lượng, nhưng tăng 12,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,19 triệu đơn vị, giá trị 71,46 tỷ đồng.
Trong phiên chiều, ngoài PVS còn có thêm TNG và NDN có tổng khớp trên 1 triệu đơn vị. Trong đó, PVS giảm 1,29% xuống 23.000 đồng với 2,51 triệu đơn vị được khớp, TNG tăng 1,85% lên 22.000 đồng với 1,53 triệu đơn vị, NDN tăng 0,63% lên 16.000 đồng với 1 triệu đơn vị.
Trong nhóm cổ phiếu lớn, ngoài PVS còn có ACB giảm 0,35% xuống 28.800 đồng, VCG giảm 0,38% xuống 26.400 đồng. Trong khi đó, VCS lại tăng mạnh 8,02% lên 66.000 đồng với 0,74 triệu đơn vị được khớp, mức cao so với thanh khoản trung bình phiên của mã này, PVI tăng 1,36% lên 37.400 đồng, DGC tăng 4,73% lên 31.000 đồng, còn SHB đứng giá tham chiếu 6.700 đồng.
Trên UPCoM, sau ít phút rung lắc đầu phiên, UPCoM-Index nhảy vọt là tiến thẳng lên mức cao nhất khi chốt phiên.
Cụ thể, UPCoM-Index tăng 0,33 điểm ( 0,60%), lên 55,29 điểm với 92 mã tăng và 98 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,76 triệu đơn vị, giá trị 206 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1 triệu đơn vị, giá trị 41,3 tỷ đồng.
Trên thị trường này hôm nay không có mã nào được khớp đến 1 triệu đơn vị. BSR là mã thanh khoản tốt nhất với 0,89 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức tham chiếu 12.400 đồng; GVR tiếp theo với 0,68 triệu đơn vị, đóng cửa tăng nhẹ 1 bước giá.
Các mã nhỏ có sắc tím là PFL, AFX, SEA, BEL, ILS, TOP. Trong khi các mã lớn có VEA, VCV, MPC, VIB, SDI tăng giá, trong khi OIL, VGT, VGI, MSR giảm giá.
Trên thị trường phái sinh, ngoại trừ hợp đồng VN30F1907 (đáo hạn ngày 18/7) trở về tham chiếu 874 điểm, còn lại đều đóng cửa trong sắc đỏ. Trong đó, VN30F1908 (đáo hạn 15/8) giảm 0,31% xuống 877,2 điểm, VN30F1909 (đáo hạn 19/9) giảm 0,28% xuống 883,9 điểm và VN30F1912 (đáo hạn 19/12) giảm 0,2% xuống 885,9 điểm.
Về thanh khoản, VN30F1908 là hợp đồng có thanh khoản tốt nhất với 136.789 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 24.411 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, ngoại trừ mã CMBB1901 tăng 7,49% lên 2.850 đồng và CVNM1901 về tham chiếu 1.260 đồng, còn lại đều giảm.
Trong đó, CFPT1901 giảm mạnh nhất khi mất 22,81% xuống 4.380 đồng với 431.880 đơn vị được chuyển nhượng.
Mã có thanh khoản tốt nhất là CVNM1901 với 1.068.360 đơn vị được chuyển nhượng, trong đó nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 731.580 đơn vị.
Cũng bị khối ngoại bán ròng mạnh là CHPG1902 với khối lượng bán ròng 203.620 đơn vị, trong tổng khớp 369.830 đơn vị,
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán châu Á khởi sắc trước những hy vọng về chấm dứt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Hầu hết các TTCK châu Á tăng điểm trong phiên 1/7, sau khi Mỹ và Trung Quốc nhất trí nối lại đàm phán, làm dấy lên hy vọng chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chứng khoán châu Á khởi sắc trước những hy vọng về chấm dứt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung . Ảnh:...