Báo cáo kinh doanh Q3/2019 tiết lộ điều gì về chiến lược của Apple?
Báo cáo kinh doanh mới nhất của Apple gần đây đã cho thấy những thay đổi quan trọng trong chiến lược của Apple, đặc biệt là việc giảm dần sự phụ thuộc vào iPhone và tập trung đầu tư cho thiết bị đeo, AR và xe tự lái.
Theo Cultofmac, báo cáo kinh doanh Q3/2019 của Apple đang cho thấy những thay đổi quan trọng trong chiến lược của Táo Khuyết. Nhờ doanh thu kỷ lục từ hoạt động kinh doanh dịch vụ và tăng trưởng mạnh từ thiết bị đeo, Apple đang bước vào giai đoạn quan trọng nhất trong năm để tiếp tục đẩy cao doanh thu và lợi nhuận cả năm.
Các nhà đầu tư đã hỏi rất nhiều điều với CEO Tim Cook và CFO Luca Maestri sau khi Apple công bố báo cáo kinh doanh. Và hai người đứng đầu Apple đã chia sẻ đôi điều về chiến lược kinh doanh của Apple.
iPhone không còn là “vua” nữa
Lần đầu tiên kể từ Q4/2012, iPhone chỉ chiếm chưa đến một nửa doanh thu của Apple. Trong khi đó, thiết bị đeo lại là mảng kinh doanh có doanh số phát triển nhanh nhất, đặc biệt là các thiết bị như AirPods, Apple Watch đang ngày càng phổ biến. Dịch vụ bùng nổ quá nhanh, dẫn tới việc iPhone dần dần bị lép vế.
Mặc dù Apple vẫn phụ thuộc chủ yếu vào doanh số bán iPhone nhưng mọi thứ đang dần thay đổi. Apple đang dần cảm thấy sức ép cạnh tranh từ các đối thủ và thị trường ngày một bão hòa. Điều đó dẫn tới việc Apple tích cực đầu tư nhiều hơn cho các dự án tiềm năng như chăm sóc sức khỏe, AR, xe tự lái.
Thiết bị đeo là “người hùng thầm lặng”
Cook cho biết, mảng kinh doanh thiết bị đeo của Apple hiện đang chiếm hơn 60% doanh số của công ty. Quý trước, Apple cũng đã kiếm được nhiều tiền hơn từ các thiết bị đeo so với iPad hoặc máy Mac. Dịch vụ và iPhone có lẽ là hai mảng kinh doanh lớn hơn so với mảng kinh doanh thiết bị đeo hiện tại.
Trước đó nhiều nhà phân tích đã đánh giá thấp tiềm năng phát triển của mảng kinh doanh này. Quý trước ghi nhận có tới 75% người dùng lần đầu tiên mua Apple Watch và 25% nâng cấp từ thiết bị cũ.
Vấn đề của Apple tại Trung Quốc là do bị đánh giá quá cao
Giới công nghệ đã nghe nhiều đến vấn đề mà Apple đang gặp phải tại thị trường Trung Quốc. Nhưng thực tế thì điều đó không đúng.
Cook đã gặp khó khăn trong việc thuyết phục các nhà đầu tư rằng, Apple đang quay trở lại thị trường Trung Quốc một cách ngoạn mục. Doanh thu của Apple tại Trung Quốc đã tăng trưởng qua từng năm. Lượng iPhone bán mới tại thị trường này cũng không ngừng tăng. Đặc biệt Apple cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ tới hai con số tại đây.
Video đang HOT
Để phần nào sửa chữa những sai lầm trước đây, Apple đã khởi động nhiều chiến dịch giảm giá, hỗ trợ các đại lý, trao đổi và trợ giá để kích thích người tiêu dùng Trung Quốc mua iPhone trở lại. Cook khẳng định, mọi thứ đang dần khả quan hơn tại thị trường Trung Quốc.
MacPro có thể tiếp tục sản xuất tại Mỹ
Cook tiết lộ, Apple có thể sẽ tiếp tục sản xuất Mac Pro tại Mỹ. Trong thời gian gần đây, Apple liên tiếp phải đối mặt với khó khăn về thuế suất của chính phủ Mỹ áp đặt lên hàng hóa nhập từ Trung Quốc, trong đó có các sản phẩm điện tử của Apple. Tổng thống Trump còn đe dọa trên Twitter rằng, Apple nên sản xuất Mac Pro tại Mỹ hoặc sẽ không có thỏa thuận miễn trừ nào.
Người đứng đầu Apple khẳng định, các nhà đầu tư đang nghiêm túc xem xét vấn đề đó. Không rõ sẽ có bao nhiêu đơn hàng Mac Pro được chuyển đến Mỹ để sản xuất và Tim Cook cũng chưa hé lộ điều gì về kế hoạch này. Mặc dù lắp ráp tại Mỹ nhưng phần lớn linh kiện của Mac Pro vẫn phải nhập từ Trung Quốc.
Apple Card sẽ xuất hiện vào tháng 8 này
Thẻ Apple Card dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 8 này. Trước đó, Apple đã hé lộ về sự tồn tại của thẻ Apple Card trong một sự kiện vào tháng 3/2019. Hàng ngàn nhân viên của Apple được cho đã thử nghiệm loại thẻ này trong vài tháng qua.
Một số nhà phân tích dự đoán, thẻ sẽ ra mắt cùng thời điểm với iOS 12.4. Tuy nhiên ngày ra mắt chính thức vẫn chưa được tiết lộ.
Mảng kinh doanh dịch vụ sẽ tăng trưởng doanh thu vào năm 2020
Với việc ra mắt Apple Card trong tháng 8, Apple TV và Apple Arcade sẽ ra mắt vào mùa thu, tạp chí phố Wall cho rằng, giờ đây là lúc để kiểm chứng những khoản đầu tư khổng lồ của Apple cho dịch vụ có đem lại hiệu quả hay không.
Các chuyên gia đều dự đoán, hàng loạt dịch vụ mới của Apple sẽ gặt hái được thành công lớn chỉ sau vài tháng ra mắt.
Đầu tư cho R&D của Apple đang ở mức cao nhất từ trước đến nay
Các nhà đầu tư luôn muốn nhìn thấy lộ trình sản phẩm của Apple trong tương lai như thế nào. Nhưng mỗi lần họ muốn thấy thì Tim Cook lại nhanh chóng dập tắt điều đó. Ông chỉ nói các nhà đầu tư nên kiên nhẫn theo dõi những sản phẩm sáng tạo tiếp theo của Apple. Một trong số đó có thể là công nghệ AR và xe tự lái.
Để có được những thành quả mới trong các lĩnh vực mới mẻ như vậy, Apple đã đầu tư rất lớn cho R&D. Ước tính Apple đã chi khoảng 4,3 tỷ USD cho hoạt động R&D trong quý trước. Con số này nhiều hơn cả mức mà Apple đã chi cho R&D trong năm 2010 và 2011 cộng lại.
Dự báo kinh doanh cho Q3/2019 (tức Q4/2019 theo cách tính của Apple) đang rất tốt
Hướng dẫn báo cáo tài chính quý tiếp theo của Apple đang cho thấy những dấu hiệu khả quan. Cụ thể, Apple dự đoán doanh thu trong Q3/2019 (tức Q4/2019) của Apple sẽ đạt từ 61 – 64 tỷ USD. Trong năm ngoái, Apple đã đạt doanh thu 62,9 tỷ USD trong Q4/2018. Do đó Apple chỉ dám đặt ra triển vọng tăng trưởng khiêm tốn.
Với việc iPhone dự kiến ra mắt vào cuối Q4/2019, các nhà đầu tư hy vọng hướng dẫn đầy lạc quan trên của Apple sẽ trở thành sự thật, báo hiệu một chu kỳ nâng cấp mới thành công.
Tuy nhiên thực tế Apple vẫn sẽ tăng trưởng mạnh, chỉ là không nhờ vào iPhone trong quý tới vì iPhone lúc đó chưa ra mắt.
Theo VN Review
Xiaomi theo đuổi chiến lược phủ sóng cửa hàng bán lẻ khắp Trung Quốc, hòng lật đổ Huawei trong tương lai gần
Liệu kế hoạch chuyển hướng về thị trường trong nước của Xiaomi có đem lại hiệu quả và làm sao để Xiaomi vượt qua được các thách thức cạnh tranh cực kỳ gay gắt đến từ các đối thủ sừng sỏ như Huawei, Oppo hay Vivo?
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn đang trong giai đoạn căng thẳng và chưa tìm tiếng nói chung giữa hai bên, nhiều hãng smartphone Trung Quốc đang chuyển hướng tập trung trở lại thị trường nội địa.
Sau khi nhanh chóng mở rộng ra các thị trường nước ngoài, các hãng Trung Quốc như Xiaomi, Huawei đang chuyển hướng tập trung trở lại thị trường trong nước. Nhưng quá trình trở lại lần này không hề đơn giản do thị trường nội địa Trung Quốc đang dần bão hòa vì có quá nhiều hãng smartphone.
Theo Bloomberg, Xiaomi mới đây đã lên kế hoạch chi 725 triệu USD nhằm mở thêm các cửa hàng bán lẻ smartphone trên khắp Trung Quốc.
Trong một cuộc họp nội bộ mới đây, CEO Lei Jun cho biết Xiaomi đang nhắm mục tiêu xây dựng một hệ thống cửa hàng bán lẻ mới nhằm chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc trong vòng 3 năm tới và vượt mặt các đối thủ sừng sỏ như Huawei.
Mặc dù vậy con đường để đạt tới mục tiêu trên của Xiaomi đang ngày càng thu hẹp. Trong Q1/2019, tổng cộng 5 hãng smartphone hàng đầu nước này đã kiểm soát tới 89% thị phần, tăng từ mức 83% hồi năm ngoái.
Mo Jia, nhà phân tích thuộc hãng nghiên cứu Canalys cho biết, thị phần của Xiaomi không những không tăng mà còn giảm nhẹ từ 13% xuống 12%. Trong khi đó các đối thủ của hãng là Oppo và Vivo vẫn duy trì thị phần lần lượt là 19% và 17%.
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Xiaomi cũng đang tập trung trở lại cho thị trường Trung Quốc
Đó không ai khác là Huawei. Hãng smartphone lớn thứ hai thế giới đang gặp "vận xui" do lệnh cấm ở thị trường quốc tế nên quyết định sẽ dành nguồn lực tập trung cho thị trường Trung Quốc để bù đắp cho khoản doanh thu dự kiến 30 tỷ USD có thể mất trong năm nay.
Lệnh cấm của chính phủ Mỹ cũng khiến tham vọng vươn lên trở thành hãng smartphone số 1 thế giới vào năm 2020 của hãng tan biến.
Bryan Ma, phó chủ tịch tại bộ phận nghiên cứu công nghệ của IDC cho biết: "Huawei đang củng cố thành trì của mình ở thị trường quê nhà. Nhưng động thái này cũng sẽ làm gia tăng đáng kể áp lực cho các nhà sản xuất khác trong năm nay".
Tiếp cận thị trường nông thôn hoặc thành phố ở vùng xa sẽ là giải pháp tốt nhất cho Xiaomi
Dù đang chịu nhiều sức ép nhưng Xiaomi đã có những chiến lược mới nhằm đối phó với sự cạnh tranh gay gắt của Huawei, đó là tiếp cận thị trường ngách ở thành phố và nông thôn.
Tại đây Xiaomi đang có ít cửa hàng hơn các thương hiệu như Oppo hay Vivo. Đây cũng là hai hãng gặt hái được nhiều thành công tại thị trường nội địa nhờ việc đầu tư mở rộng chuỗi cửa hàng bán lẻ thay vì thương mại điện tử.
Giống như các công ty khác, Xiaomi đang nhìn thấy những cơ hội và cách tiếp cận hoàn toàn mới thông qua việc kết hợp giữa mô hình kinh doanh trực tuyến và cửa hàng thực tế.
Lu Weibing, phó chủ tịch Xiaomi đồng thời là người phụ trách thương hiệu của dòng Redmi cho biết: "Internet đã xóa bỏ khoảng cách thông tin và cho phép người dân ở vùng xa có thể tiếp cận thông tin sản phẩm". Lu tự hào khoe rằng model Redmi K20 Pro hiện đang bán rất chạy tại một số cửa hàng của Xiaomi ở các thị trấn nhỏ tại Trung Quốc.
Đầu tư mạnh mẽ hơn cho các cửa hàng sẽ giúp tăng độ phủ sóng không chỉ ở các thành phố lớn mà còn mở rộng tầm ảnh hưởng của Xiaomi tới cả khu vực nông thôn. Lei Jun khẳng định, khoản đầu tư 725 triệu USD sẽ là chìa khóa quan trọng để Xiaomi tiếp tục duy trì chiến lược phát triển và kinh doanh sản phẩm IoT hiện nay.
Tất nhiên để chiến thắng các đối thủ khác không đơn giản chỉ là việc mở các cửa hàng mới. Xiaomi sẽ phải có một chiến lược cạnh tranh bài bản thông qua các hoạt động khuyến mãi hoặc truyền thông để tạo sức ảnh hưởng trên thị trường trong nước.
Một ví dụ cho thấy chiến lược mở cửa hàng của Xiaomi sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Theo chia sẻ của một người dùng Weibo trên bài đăng của Lu. Người này cho biết anh kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán điện thoại Huawei ở cửa hàng của anh so với điện thoại Xiaomi.
Rõ ràng để đảo ngược điều này, Xiaomi cần phải nỗ lực hơn gấp nhiều lần các đối thủ đi trước.
Theo GenK
CEO Tim Cook: Thông tin Jony Ive rời Apple vì mâu thuẫn chiến lược là nhảm nhí "Nhóm thiết kế tại Apple gồm những tài năng phi thường và gắn kết với nhau mạnh mẽ hơn bao giờ hết", ông Tim Cook tuyên bố. Theo Wall Street Journal, Giám đốc Thiết kế Jony Ive không đồng tình với chiến lược ít tập trung vào thiết kế của Tim Cook nên gần như không còn gắn bó với công việc tại...