Báo cáo gây tranh cãi về ống hút giấy
Theo các quan chức ngành công nghiệp ngày 6/10, một báo cáo do Chính phủ Hàn Quốc ủy quyền cho biết rằng ống hút giấy gây hại cho sức khỏe hơn ống hút nhựa đang gây hoang mang cho các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống tại nước này.
Ống hút giấy tại chi nhánh Starbucks ở quận Gwanak, Seoul. Ảnh: koreatimes.co.kr
Các nhà sản xuất ống hút giấy ở Hàn Quốc đã nhận được nhiều lời chỉ trích sau báo cáo này. Tuy nhiên, họ cho rằng báo cáo trích dẫn một nghiên cứu của nước ngoài và không liên quan đến sản phẩm của họ. Tác động của báo cáo đã lan rộng đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp sử dụng ống hút giấy vì khả năng phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường như quảng cáo.
Sau khi báo cáo được công bố vào đầu tháng 9/2024, doanh số của các nhà sản xuất ống hút giấy đã chậm lại.
Nhà sản xuất ống hút giấy Nuridaon, có trụ sở tại Seocheon, tỉnh Chungcheong Nam, vẫn chưa thể bán được 25 triệu ống hút giấy đang có trong kho, trị giá 300 triệu won (222.000 USD). Sản phẩm của Nuridaon đã được Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) chứng nhận an toàn và thậm chí đã xuất khẩu sang Australia. Nuridaon cho biết quy trình sản xuất của họ đã được chứng nhận an toàn trong nước và nước ngoài.
Nuridaon không phải là nhà sản xuất ống hút giấy duy nhất của Hàn Quốc có chứng nhận nước ngoài. Nhà sản xuất ống hút giấy Lee&B đã mua một chứng nhận từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ và Seoil từ TUV Austria. Phó chủ tịch Seoil Park Jae Il cho biết ống hút giấy của Hàn Quốc đã được bán cho các doanh nghiệp toàn cầu.
Video đang HOT
Quan chức này cho biết: “Các công ty toàn cầu như Nestle, Danone, Coca-Cola, Pepsi, Burger King và McDonald’s đang sử dụng ống hút giấy sản xuất tại Hàn Quốc.
Sản phẩm của chúng tôi đã giành được sự tin tưởng trên toàn cầu. Chúng tôi kêu gọi (người tiêu dùng tại Hàn Quốc) cũng tin tưởng vào sản phẩm của chúng tôi”.
Sự thất bại của các nhà sản xuất ống hút giấy ở Hàn Quốc diễn ra sau báo cáo cho biết lớp phủ hóa chất trên ống hút giấy gây nguy hiểm cho môi trường hơn ống hút nhựa. Báo cáo do công ty tư vấn Ecofill Plus và bộ phận hợp tác công nghiệp – học viện của Đại học Anyang cùng thực hiện cho biết ống hút giấy thải ra nhiều carbon dioxide, lưu huỳnh dioxide, phosphate và dichlorobenzene hơn ống hút nhựa khi bị đốt hoặc chôn dưới lòng đất. Tuy nhiên, việc so sánh độc tính không dựa trên các thí nghiệm mới mà dựa trên một báo cáo trước đó được công bố tại Mỹ 2 năm trước. Một trong 2 người viết báo cáo trước đó là một học sinh trung học ở Florida.
Báo cáo đã vấp phải phản ứng dữ dội từ các nhà sản xuất ống hút giấy ở Hàn Quốc khi cho rằng báo cáo này “hoàn toàn không liên quan đến cách chúng tôi sản xuất sản phẩm của mình”.
MFDS cũng đứng về phía những người sản xuất ống hút, nói rằng báo cáo này là “một nghiên cứu điển hình ở nước ngoài và không liên quan đến (các sản phẩm của Hàn Quốc)”.
Tổng giám đốc điều hành Nuridaon Han Ji Man cho biết: “Chúng tôi đã gặp phải báo cáo gây tranh cãi này một cách bất ngờ. Thông tin của báo cáo đến với chúng tôi khi chúng tôi hoàn toàn không chuẩn bị. Chúng tôi không sử dụng bất kỳ lớp phủ nào trên sản phẩm của mình. Nhưng vì một nghiên cứu trường hợp ở nước ngoài, tất cả ống hút giấy đều có khả năng trở nên nguy hiểm. Thật nản lòng”.
Báo cáo đã khiến một số người tiêu dùng hoài nghi về ống hút giấy. Các công ty nhượng quyền cafe, một trong những người tiêu dùng chính của ống hút giấy tại Hàn Quốc, đã yêu cầu chính phủ đưa ra hướng dẫn chính sách rõ ràng hơn về sản phẩm.
Một viên chức của một công ty nhượng quyền cà phê lớn cho biết: “Một số người tiêu dùng đã hỏi chúng tôi rằng liệu ống hút giấy có còn được bán tại các cửa hàng của chúng tôi nữa không. Nếu Bộ Môi trường không giải quyết rõ ràng với công chúng, sự nhầm lẫn giữa người tiêu dùng, các đơn vị nhượng quyền và nhà sản xuất ống hút giấy sẽ tiếp tục xảy ra”.
Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine COVID-19 cải tiến của hãng Novavax
Ngày 30/8, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho phiên bản cải tiến của vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược Novavax bào chế.
Vaccine mới được phép dùng cho những người từ 12 tuổi trở lên và sẽ nhắm vào biến thể JN.1.
Vaccine phòng COVID-19 của công ty Novavax. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Giám đốc Trung tâm Đánh giá và nghiên cứu sinh học của FDA, ông Peter Marks cho biết: "Việc cấp phép hôm nay cung cấp thêm một lựa chọn vaccine phòng COVID-19".
Về phần mình, công ty Novavax cho biết vaccine mới sẽ có sẵn từ đầu tuần tới. Theo Giám đốc Điều hành (CEO) John Jacobs, vaccine phiên bản nâng cấp nhắm vào 'chủng gốc' của các biến thể hiện đang lưu hành và đã cho thấy phản ứng chéo mạnh mẽ với các loại biến thể dòng JN.1, bao gồm KP.2.3, KP.3, KP.3.1.1 và LB.1.
Đầu tháng này, FDA đã phê duyệt vaccine COVID-19 cải tiến do các hãng dược Pfizer và Moderna sản xuất nhắm vào biến thể KP.2.
JN.1 là biến thể gây đa số ca mắc COVID-19 tại Mỹ từ đầu năm nay. Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), dù hiện nay không còn phổ biến nữa, nhưng ước tính biến thể này gây ra 0,2% các trường hợp trong khoảng thời gian hai tuần kết thúc vào ngày 31/8. Biến thể phụ KP.2 ước tính chiếm 3,1%, trong đó KP.3.1.1 hiện chiếm ưu thế ở mức 42,2%.
Tháng 6 vừa qua, cơ quan quản lý y tế đã yêu cầu các nhà sản xuất vaccine COVID-19 nhắm mục tiêu vào biến thể KP.2 để bào chế vaccine cho năm 2024-25.
Vaccine truyền thống của Novavax dựa trên protein cung cấp công nghệ vaccine thay thế cho công nghệ dựa trên RNA thông tin của Moderna, được phát triển chung bởi Pfizer/BioNTech. Novavax dự kiến nhu cầu chung về vaccine COVID-19 tại Mỹ sẽ vẫn tương tự như năm ngoái. Theo số liệu chính thức, số ca nhập viện và tử vong liên quan đến COVID-19 đã tăng trong 3 tháng qua tại Mỹ. Tuy nhiên, nhu cầu vaccine đã giảm mạnh kể từ đỉnh điểm của đại dịch.
Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng vaccine điều trị ung thư công nghệ mRNA Trung tâm Đánh giá thuốc của Cục Quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc vừa chấp thuận cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I đối với loại thuốc tiêm mới, là vaccine công nghệ mRNA để điều trị khối u dương tính với virus Epstein-Barr. Liệu pháp trên, do công ty dược phẩm sinh học WestGene tại Thành Đô,...