Bánh xèo xứ “Nẫu” Phú Yên
Thương em thân phận bánh xèo / Tìm em, anh vượt cái đèo Cù Mông”. Với người xứ “Nẫu”, bánh xèo thân thuộc lắm, gần gũi lắm, như là nỗi nhớ niềm thương vậy đó.
Lúc vui hân hoan bạn bè hay tụ tập lại đổ bánh xèo, vừa làm vừa xúm tụm chuyện trò rôm rả. Ngày Rằm hay mùng Một đầu tháng thì tiếng xèo xèo cũng làm rộn ràng gian bếp quê. Dịp giỗ quải, người xứ “Nẫu” Phú Yên cũng muốn dâng lên ông bà tổ tiên dĩa bánh xèo thơm nồng hạt gạo xứ “Nẫu” được mệnh danh là vựa lúa miền Trung.
Bánh xèo, không biết có từ khi nào, đã gắn bó với người dân miền quê bao lâu và vì sao lại có cái tên là “bánh xèo”? Nhiều giai thoại, nhiều giả thiết, nhưng liệu rằng tiếng “xèo xèo” khi đổ bột vào khuôn có phải là nguồn gốc xuất phát ra tên gọi của món bánh này hay không? Bánh xèo, món ăn dân dã có mặt hầu hết các tỉnh thành từ miền Trung trở vào đến tận mũi Cà Mau. Tuy cùng một loại bánh, thế nhưng ở mỗi vùng, mỗi miền lại có cách chế biến và kích cỡ khác nhau.
Khác với Sài Gòn bánh xèo chỉ ăn vào buổi chiều hoặc tối thì người xứ “Nẫu” có thể ăn cả vào buổi sáng. Nếu tình cờ bạn bè gặp nhau vào sáng sớm, hỏi nhau ” bạn ăn sáng chưa?” Người được hỏi trả lời “mình ăn rồi, ăn bánh xèo” là chuyện rất thường tình.
Video đang HOT
Là tỉnh ven biển nên món bánh xèo của quê tôi cũng rất phong phú. Với nhân cá cơm, mà cá cơm thì cũng rất nhiều loại cá cơm. Rồi nhân tôm. Mùa ruốc thì có nhân ruốc. Nhưng nhân bánh được nhiều người dân “Nẫu” yêu thích nhất vẫn là bánh xèo mực, chắc chắn là một hương vị lạ với các loại bánh xèo của những vùng miền khác. Nghĩ thôi đã thấy nhớ. Nghĩ thôi đã muốn vào bếp ngay.
Năm rồi, tôi dẫn các bạn cùng cơ quan về quê chơi, món ăn sáng tất nhiên phải là món đặc sản xứ “Nẫu” Phú Yên của tôi – bánh xèo mực bọt. Cả nhóm bao luôn hàng cô chủ đúc bánh, các chàng trai tỏ ra rất thích thú với những chiếc khuôn nhỏ bốc khói, mỗi người cầm một rổ mực của riêng mình. Và tất nhiên là mỗi người một khuôn “phải chú ý, phải thật chăm chú kẻo nhầm khuôn, lộn bánh thì chiến tranh ắt sẽ xảy ra” một bạn tuyên bố hùng hồn như thế. Bánh vớt ra, nóng hổi và giòn rụm, vừa cho vào miệng thì các túi mực tan ra, đen, ngọt ngay đầu lưỡi, cảm giác tuyệt vời làm sao. Có chàng vừa ăn vừa la lên ” đã quá đã quá, cảm giác thật yomost” rồi cả nhóm cười rần rần. Ngược lại với các chàng thì các nàng e ngại, không dám ăn cả con mực như thế, nên chỉ chọn bánh xèo nhân thịt, nhân tôm… Các loại rau ăn kèm với bánh cũng rất phong phú. Nào là rau cải, xà lách, diếp cá, tía tô, húng quế… chan vào nước mắm chua ngọt hoặc mắm đục, mắm cái, mắm mực được chế biến ngay chính từ vùng biển xứ “Nẫu” càng trở nên lạ lẫm với các bạn miền khác đến. Bánh xèo mực bọt cũng là kỉ niệm vui mà thỉnh thoảng các bạn hay nhắc đến khi có chủ đề nói về xứ “Nẫu” quê tôi.
Ngoài bánh xèo mực, bánh xèo tôm thịt, bánh trứng… thì ở quê tôi còn có bánh xèo vỏ, hay gọi nôm na là bánh giỏ. Bánh giỏ chỉ đơn giản là bột thôi, được đổ vào khuôn, đậy nắp khoảng chưa đầy một phút thì vớt ra. Khác với bánh có nhân thì bánh giỏ không cần giòn, ăn nóng cũng ngon mà để qua đêm sang sáng hôm sau chấm với nước mắm nguyên chất không pha thì tuyệt vời làm sao. Tôi mãi không bao giờ quên hương vị ấy.
Bánh xèo ăn ngon nhất khi vào tháng chín, tháng mười, mưa dầm dề, trời đổ lạnh, mưa càng to thì thưởng thức bánh xèo càng ngon. Thưởng thức bánh xèo không cần phải dọn lên mâm, lên bàn một cách đàng hoàng trang trọng vì khi ấy bánh sẽ nguội lạnh, độ giòn không còn nữa, ngon nhất vẫn là thưởng thức tại bếp, và theo thứ tự từng người một hoặc cùng tranh nhau mà ăn, bánh vừa vớt ra khỏi khuôn là cho luôn vào chén, vào dĩa, vừa thổi vừa ăn, nóng hôi hổi. Ngoài trời thì mưa, đồng ruộng ếch nhái kêu vang nữa thì món bánh xèo đã ngon lại càng ngon hơn. Bao nhiêu hương vị mặn, ngọt, chua, cay như thay nhau đánh thức toàn bộ vị giác của người dùng.
Bây giờ xa quê, thỉnh thoảng đi ngang hàng bánh xèo miền Trung nơi góc phố Sài Gòn, làm tôi khỏa lắp phần nào nỗi nhớ quê. Có thể nói, bánh xèo còn là món ăn của hoài niệm, của kí ức bao người con xa xứ muốn quay về.
Chiều nay, tôi bất giác buồn, bất giác nhớ hương vị xưa, hương vị đã gắn liền với tôi suốt khoảng thời thơ ấu, nuôi lớn tâm hồn tôi và luôn cho tôi nỗi nhớ ngọt ngào./.
Giòn rụm món bánh xèo Việt Nam
Dù là khách nước ngoài hay người dân Việt đều gật gù đồng ý, không ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của bánh xèo, món ăn bình dị nhưng chứa đựng tinh hoa của cả nền ẩm thực.
Bạn sẽ chẳng thể biết rằng, bánh xèo trước kia lại là món ăn phổ biến tại vùng nông thôn để chiêu đãi gia đình trong những ngày mưa rảnh rỗi. Cuốn hút từ hương vị tới "ngoại hình" bắt mắt, món ăn giản đơn này sẽ đem đến những trải nghiệm hoàn hảo. Vượt xa khỏi xóm làng bình dị, bánh xèo đã đi dọc miền đất nước, chinh phục cả thực khách quốc tế bởi vị giòn rụm hệt như bản hòa tấu rộn vang kết hợp cùng nguyên liệu bình dị khiến bạn mê đắm hương vị tuyệt vời của ẩm thực Việt Nam tinh hoa.
Nhiều thông tin cho rằng, món bánh dân dã này có có nguồn gốc từ người Khmer Nam Bộ và cái tên bánh xèo bắt nguồn từ chính âm thanh "xèo xèo" vui tai trong suốt thời gian nấu ăn. Được làm từ những nguyên liệu có sẵn hàng ngày như bột gạo pha chút bột nghệ kết hợp cùng tôm, tép, thịt heo hay giá đỗ... Thực khách sẽ đặc biệt ấn tượng trước công đoạn đổ bánh đầy tính nghệ thuật. Bàn tay khéo léo của đầu bếp sẽ tạo nên lớp bộ dàn mỏng tròn, không rách và khi hoàn thành, chúng phải vàng giòn hấp dẫn.
Có rất nhiều biến tấu dựa trên khẩu vị vùng miền nhưng nổi bật có hai trường phái rõ rệt: bánh xèo to và bánh xèo nhỏ. Tại các tỉnh miền Trung và nổi bật là Phan Thiết, bánh xèo thường có kích thước nhỏ xinh còn phần nhân sẽ quyện vị thịt heo hoặc hải sản như tôm, mực. Những chiếc bánh được đặt trên đĩa nhỏ sẽ có lớp vỏ không quá dày nhưng cũng không mỏng ăn kèm nước mắm chua ngọt. Ngoài ra, thưởng thức bánh xèo tại Huế sẽ có đôi chút khác biệt khi dùng kèm thịt nướng và chấm cùng nước lèo gồm tương, gan, lạc khá đặc biệt.
Ngược lại tại Nam Bộ, những chiếc bánh xèo "khổng lồ" gấp 3, 4 lần tại miền Trung hệt như tính cách hào sảng, phóng khoáng của người dân nơi này. Vỏ bánh mỏng, giòn rụm đem theo vị đặc trưng của cốt dừa bọc ngoài phần nhân gồm thịt ba chỉ, tôm, đậu xanh và thậm chí cả thịt vịt, củ sắn, giá đỗ. Để cảm nhận trọn vị hấp dẫn của bánh xèo Nam Bộ, thực khách sẽ cuốn bánh kèm với rau rừng rồi chấm vào bát nước mắm chua ngọt đặc trưng. Cắn từng miếng bánh xèo, thực khách sẽ cảm nhận sẽ cảm nhận hương viện hoàn hảo đang bùng nổ trong khoang miệng.
Bánh xèo là món ăn bình dị nhưng hội tụ đủ nét tinh hoa trong nền ẩm thực Việt. Cảm giác giòn khó cưỡng của lớp vỏ, phần nhân "mỡ màng" với thịt cùng các loại hải sản kết hợp cùng đủ loại rau tươi và vị mặn, chua và cả ngọt từ phần nước chấm pha sẵn. Đi dọc mọi tỉnh thành trên dải đất chữ S, thực khách gần xa sẽ nếm trọn sự thú vị trong từng đĩa bánh xèo rồi say mê thêm nền ẩm thực đậm đà khó quên.
Huế: Nguồn gốc cái tên bánh xèo Nhiều người sẽ thắc mắc bánh khoái Huế có hình dáng hơi giống bánh xèo miền Nam nhưng cách ăn và tên gọi lại hoàn toàn khác nhau. Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/ Theo bà Mai Thị Trà, nghệ nhân ẩm thực Huế, người xưa dùng bếp củi để chế biến bánh khoái. Khi đổ bột vào chảo, khói bếp bốc lên nhiều, cay...