‘Bánh vẽ’ thực tập sinh
Nhiều chiêu thức lừa du học, thực tập sinh rất tinh vi, nếu không cẩn thận, người học dễ sa vào bẫy.
Ôm hơn 1 tỉ đồng bỏ trốn
Minh họa: DAD
Những ngày gần đây, bà H.T.Đ.Q, Giám đốc Công ty TNHH Thế giới việc làm phương Tây (Work West World) đã ôm tiền của nhiều người nộp hồ sơ, lệ phí để đi Mỹ theo chương trình thực tập sinh thông qua công ty bà bỏ trốn.
Theo đơn tố cáo của chị Hà Thị Kim Quyên (ngụ tại Hóc Môn, TP.HCM), ngày 18.12.2012 chị Quyên có ký hợp đồng với công ty của bà Q. để tham gia chương trình thực tập sinh tại Mỹ. Cụ thể, chị Quyên đã đóng tổng cộng 119 triệu đồng để làm hồ sơ đi thực tập tại một sòng bạc tại Beltera (Indiana, Mỹ). Tuy nhiên, sau nhiều lần hứa hẹn, bà Q. không đưa được chị Quyên sang Mỹ. Ngày 11.9, bà Q. đã ký vào biên bản thanh lý hợp đồng và hứa trả lại 114 triệu đồng. Nhưng theo chị Quyên, hiện tại công ty này đã đóng cửa và bà Q. đã bỏ trốn.
Tương tự như chị Quyên, Ôn Minh Phúc (ngụ tại Củ Chi, TP.HCM) cũng ký hợp đồng với Công ty Work West World. Ngày 31.7.2013. Phúc đã đóng tổng cộng 94 triệu đồng và được công ty này cam kết đưa đi thực tập theo dạng trao đổi văn hóa tại resort Tearranea (California, Mỹ) với thời gian 13 tháng. Sau nhiều lần hứa hẹn và đòi hỏi thêm giấy tờ từ Phúc, đến nay đã gần 3 tháng vẫn không có kết quả. Phúc cho biết mình đã liên lạc với bà Q. nhiều lần tại nhà riêng, nhưng chỉ nhận được những lời hứa suông. Bà Q. không hề có một động thái hợp tác nào.
Tương tự như 2 trường hợp trên, gần 10 người khác cũng đang lâm vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Một số người phải vay mượn tiền để đóng đủ chi phí cho Công ty Work West World.
Video đang HOT
Cũng theo lời kể của Quyên, Phúc và một số thành viên khác, sau một thời gian liên lạc với công ty không được, những người này lên trụ sở công ty thì đã thấy đóng cửa. 2 lần họ gặp tại nhà bà Q. thuê trọ đều nhận được lời hứa hẹn. Khi đến hẹn, nhóm người này lại không liên lạc được với bà Q. và bà cũng không còn ở nhà trọ. Họ lại lặn lội xuống tận gia đình bà Q. tại Long An, nhưng gia đình cũng cho biết không biết bà đang ở đâu. Cùng đường, họ phải nộp đơn tố cáo gửi đến công an, Sở GD-ĐT… để nhờ can thiệp.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại Sở Kế hoạch – Đầu tư TP.HCM, Công ty TNHH Thế giới việc làm phương Tây đăng ký kinh doanh lĩnh vực tư vấn du học với vốn điều lệ chỉ 300 triệu đồng. Bà Q. vẫn chưa nộp đơn xin giải thể công ty. Thế nhưng, trụ sở của công ty tại 27 – 29 Phó Đức Chính (P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM) đã được công ty khác thuê. Theo đơn tố cáo của nhóm người thiệt hại, trước mắt bà Q. đã ôm hơn 1 tỉ đồng từ những người nộp hồ sơ xin đi du học bỏ trốn.
“Phí dịch vụ không hoàn trả lại” !
Rất nhiều người đã mất tiền oan khi đăng ký tham gia các khóa học tiếng Anh ngắn hạn chương trình du học tại nước ngoài ở một số công ty tư vấn du học trong nước.
Trên trang webtretho, ngày 9.9.2013, một thành viên cho biết được tư vấn đi học chương trình tiếng Anh tại Canada 3 tháng học và 6 tháng làm việc (được hưởng lương) từ một công ty tư vấn du học tại đường Hoàng Hoa Thám, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Công ty này tư vấn xin visa rất dễ (90% đậu visa), không phỏng vấn, chỉ chứng minh tài chính 500 triệu đồng.
Thành viên trên cũng cho biết đã tốt nghiệp phổ thông năm 2009, nhưng 4 năm nay không đi làm, nên không thể nào chứng minh được công việc. Tuy nhiên, công ty tư vấn du học này hứa “đảm bảo là không có vấn đề gì”! Thành viên này đã đóng 2,3 triệu đồng phí tham gia chương trình. Sau đó, công ty này lại gọi điện cho biết phải tự chứng minh tài chính và thời gian làm việc, chứ công ty không hỗ trợ. Theo thành viên này, có nhiều người khác cũng bị tư vấn như vậy và mất trắng khoản phí tham gia chương trình không hoàn trả.
Cũng trên một diễn đàn ở Hải Phòng, thành viên tên T. cũng cho biết vừa qua có ý định đi du học Anh, nên T. đã lên Hà Nội tìm đến một công ty tư vấn du học nhờ giúp tư vấn. Công ty mà T. tìm đến hứa hẹn là rất dễ dàng. Công ty này yêu cầu T. lên Hà Nội để luyện thi IELTS.
Sau đó, công ty này gọi điện báo: “T. đã có thư mời từ bên trường gửi về và đề nghị T. đóng tiền”. Tuy nhiên, sau đó 4 tháng, công ty này lại nói với T. là: “Nếu cháu không có bằng IELTS thì không thể làm visa được”. Công ty lại chuyển hồ sơ của T. vào một trung tâm học tiếng Anh ở London với phí học và ăn ở chỉ còn một nửa nhưng lại vẫn thu đủ tiền học ĐH. Sau khi phỏng vấn visa 2 lần đều không thành công, T. đến công ty, thì đại diện công ty nói thẳng: “Chi thêm 100 triệu đồng nữa mới làm được visa”! Thế nhưng, 8 tháng trôi qua, mọi việc vẫn “giẫm chân tại chỗ”. T. đòi thanh lý hợp đồng thì công ty chỉ trả tiền học phí, những khoản còn lại đều được quy vào “phí dịch vụ không hoàn trả lại”.
Theo TNO
'Giáo viên đang ngày càng sợ học sinh'
"Ngày xưa, tôi đi học quậy phá bị thầy giám thị cầm cán chổi đánh cho tím cả mông nhưng cũng không dám cãi lại", một độc giả chia sẻ.
Gần đây, nội dung "phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học" trong Dự thảo Nghị địnhQuy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nhận được sự quan tâm và phản hồi của rất nhiều độc giả.
Ảnh minh họa.
Tiêu biểu là ý kiến của độc giả Nguyễn Lộc bày tỏ quan điểm không đồng tình vớiquy định này của Bộ GDĐT và dẫn chứng bằng câu chuyện của chính bản thân mình. Chúng tôi xin được đăng tải nguyên văn ý kiến này:
"Ngày xưa tôi đi học quậy phá bị thầy giám thị cầm cán chổi đánh cho tím cả mông nhưng cũng không dám cãi lại. Về nhà gia đình đòi làm dữ, nhưng rồi cũng thôi, vì nghĩ là thầy chỉ giúp gia đình dạy. Từ đó tôi không dám quậy phá trong lớp nữa.
Sau khi tốt nghiệp, một vài chuyện trên báo làm tôi nhớ lại lúc ấy nhưng không phải là học sinh mà là giáo viên bị phê phán vì phạt học trò. Và khi đọc bài báo này, tôi thấy giáo viên càng ngày càng sợ học sinh vì học sinh có luật pháp bảo vệ, còn giáo viên mà bị thì cũng chỉ cười trừ vì học sinh đang ở tuổi vị thành niên.
Ảnh minh họa.
Tôi nhớ lúc học trung cấp, thầy đang la thì có một thằng bạn nói nhỏ: "Ông cũng nhận lương từ tôi thôi". Không may thầy giáo nghe thấy song không biết ai nói. Thầy nổi giận và nói: "Thế tụi mày nói tao bán chữ chứ không phải dạy chữ phải không".
Nói xong câu đó thầy ngồi xuống bàn gần như sắp khóc. Tôi kêu thằng bạn lên xin lỗi thầy và nói là không có ý đó. Bạn tôi đứng dậy xin lỗi và thầy vui vẻ tiếp tục giảng bài. Tiết học của thầy tuy khó nhưng thầy rất vui tính, biết cách giảng bài và pha những câu nói đùa vào bài giảng.
Thế mới thấy thầy cô bao giờ cũng yêu thương học sinh, thế nhưng liệu học sinh có tôn trọng thầy cô hay không, hay như bây giờ càng ngày càng lấn át và không tôn trọng.
Nhà giáo là một nghề cao quý. Họ trồng người thì họ phải uốn nắn như cây kiểng muốn đẹp cũng phải uốn từ nhỏ thế sao không cho họ uốn nắn một cách hết mình.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Ngược đãi học sinh, giáo viên sẽ bị phạt 5 triệu đồng Thầy cô đánh, hành hạ học sinh sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng. Trong khi đó, hành vi xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo có mức phạt cao hơn, từ 5-20 triệu đồng. Đây là một trong nhiều điểm mới của Dự thảo Nghị định Quy địnhxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ GD...