Bánh ướt dân dã nhưng ngon miệng
Một chút ớt cay nồng cùng những lát hành phi thơm giòn làm tăng thêm hương vị cho món ăn.
Bánh ướt là món ăn bình dị của người dân miền Trung, từ đất cố đô Huế chạy vào đến thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, ở đâu bạn cũng có thể dễ dàng thưởng thức món ăn dân dã nhưng ngon miệng này.
Bánh ướt là món ăn bình dị, dân dã của người miền Trung.
Cái tên bánh ướt đã nói lên đặc trưng của món ăn, đó là nó được dùng sau khi tráng (vẫn còn ướt) chứ không phơi khô hay trữ lâu ngày. Bánh ướt của người miền Trung có thành phần tương tự như bánh cuốn miền Bắc, chỉ khác là bánh cuốn có nhân, bánh ướt thì không nhân được ăn kèm với chả, nem chua…
Nguyên liệu chính làm bánh ướt là bột gạo pha chung với một ít bột lọc theo một tỉ lệ nhất định để khi tráng bánh mỏng nhưng không bị rách, bánh vừa mềm và hơi dai. Bột sau khi pha được tráng thành một lớp mỏng trên lớp màng vải mỏng được căng trên một nồi hơi. Quá trình hấp bột sẽ tạo thành một màng mỏng gọi là bánh, thời gian hấp từ 1 đến 2 phút tùy độ dày của bánh.
Khi thưởng thức bánh ướt thường có hai cách, một là cho nhân vào cuốn tròn lại ăn với nước chấm, hoặc cắt bánh thành từng khúc nhỏ và ăn chung với các nguyên liệu khác. Nguyên liệu ăn kèm bánh ướt rất phong phú và đa dạng, như: thịt nướng, thịt heo quay, lòng heo, tôm, nem… nhưng phổ biến và đơn giản hơn cả là ăn với chả lụa cùng một ít rau thơm, húng quế và giá và hành phi.
Chả giò…
… cùng chả lụa, nem, các loại rau… là nguyên liệu quen thuộc ăn kèm với bánh ướt.
Ngoài ra, nước chấm cũng là một thành phần rất quan trọng quyết định đến hương vị của bánh ướt. Nước chấm thường được làm hơi ngọt và có vị chua, tùy theo từng vùng mà nước chấm được pha theo nhiều cách khác nhau. Nước chấm của người miền Trung thường ít chua và đậm hơn, trong khi miền Nam nước chấm được pha rất loãng nhưng vị chua ngọt thì rất hài hòa.
Bánh ướt là món ăn dân dã, không cầu kỳ, chỉ là những chiếc bánh mỏng, thêm một ít nguyên liệu, dăm loại rau là bạn đã có một đĩa bánh ngon để thưởng thức. Vì đơn giản như vậy nên ngoài những hàng bán bánh ướt thì bạn có thể dễ dàng bắt gặp những gánh bánh ướt rong khắp các con hẻm nhỏ. Từ một món ăn bình dị của người miền Trung, bánh ướt theo chân những người xa quê vào phương Nam lập nghiệp, tạo nên một món ăn ngon miệng, phổ biến và được nhiều người yêu thích.
Huấn Phan
Video đang HOT
Theo ngôi sao
40 món ngon nhất Việt Nam do CNN bình chọn
Trong danh sách này không thể thiếu phở, chả cá, bánh xèo, rau muống và nem, những món ăn đậm đà bản sắc của người Việt.
Món ăn Việt Nam không nổi bật nhờ sự phức tạp, rất nhiều món ăn phổ biến có thể được chế biến từ vỉa hè cho đến các nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, chính sự đơn giản, nguyên liệu tươi ngon cùng sự chế biến đặc trưng của từng vùng miền giúp các món ăn này trở nên nổi tiếng.
1. Phở
Phở là món ăn phổ biến nhất Việt Nam.
Đứng đầu danh sách các món ăn nổi tiếng nhất Việt Nam không có gì có thể thay thế được phở. Món ăn này phổ biến đến nỗi đi đâu cũng có thể nhìn thấy, từ các thành phố lớn cho đến vùng quê, từ vỉa hè đến nhà hàng, đâu đâu cũng có thể bắt gặp cảnh tượng đám đông tụ lại, xì xụp quanh những chiếc bàn ghế nhựa, thưởng thức tô phở nóng hổi. Món ăn đơn giản này bao gồm bánh phở làm từ bột gạo, nước dùng ninh từ xương, thịt bò hoặc thịt gà ăn kèm rau sống. Phở không chỉ rẻ, ngon mà còn được bán 24/24. Cách chọn một quán phở ngon chỉ đơn giản là chọn hàng nào có đông người ăn hoặc tìm đến những địa chỉ nổi tiếng như Phở Thìn, 13 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
2. Chả cá
Chả cá được đặt tên cho một con phố.
Người Hà Nội coi chả cá là một món ăn đặc biệt, đến mức có hẳn một con phố mang tên Chả cá. Con phố này là nơi có nhà hàng Chả Cá Lã Võng nổi tiếng, chỉ phục vụ một món duy nhất là cá dùng kèm tỏi, gừng, nghệ, dùng nóng trên một chiếc chảo nhỏ. Thay vì đến phố Chả cá, bạn cũng có thể tìm đến Đường Thành, quận Hoàn Kiếm, nơi có rất nhiều nhà hàng chả cá với hương vị thơm ngon.
3. Bánh xèo
Bánh xèo thơm ngon, vàng rộm.
Bánh xèo có hình dạng giống với bánh crepe, được rán với thịt lợn, tôm, giá và được tô điểm bằng rau sống tươi. Đây được coi là một món bánh truyền thống của người Việt Nam. Để thưởng thức loại bánh này như người dân bản địa, bạn hãy cắt bánh thành từng miếng vừa ăn, cuốn trong bánh đa nem hay lá rau diếp, nhúng bánh vào nước chấm đặc biệt mà đầu bếp chuẩn bị. Bạn hãy tìm đến quán bánh xèo nổi tiếng ở địa chỉ 46A Đinh Công Tráng, quận 1, TP HCM, để thưởng thức hương vị khó quên của món bánh này.
4. Cao lầu
Cao lầu là món ăn đặc trưng của người Hội An.
Món ăn này là đặc sản của Hội An. Cao lầu được nhiều người coi là món ăn của sự giao thoa văn hóa với những sợi mỳ dày giống với mỳ udon Nhật Bản, phần bánh đa giòn và thịt lợn có phần giống món ăn Trung Quốc, trong khi nước dùng và rau sống mang đậm chất Việt Nam. Điểm đặc biệt là món cao lầu chính hiệu phải được làm từ nước lấy từ giếng nước Ba Le ở Hội An. Hãy thưởng thức món ăn này tại Try Morning Glory, 106 Nguyễn Thái Học, Hội An.
5. Rau muống
Rau muống xào là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt.
Một số người gọi rau muống là cỏ dại mọc ven sông nhưng điều này không cản trở việc rau muống trở thành một món ăn phổ biến nhất của người Việt Nam. Một địa rau muống xào tỏi giản dị, thơm lừng là điều không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của người Việt. Rau muống là món ăn phổ biến ở các nhà hàng và quán bia hơi trên đường phố Việt Nam. Bạn có thể thưởng thức món ăn dân dã này ở Chung Den Bia Hơi, 18B Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
6. Nem rán hay chả giò
Nem rán giòn ăn kèm rau sống không còn gì tuyệt hơn.
Có thể món nem rán hay chả giò theo cách gọi của người miền Nam không được ưa thích nhiều như những phiên bản nem cuốn rau thịt tươi và tốt cho sức khỏe khác, nhưng món ăn này rất đáng để đề cập đến. Trong một chiếc nem rán nhỏ xinh, vừa ăn lại chứa đựng đầy đủ thành phần, từ thịt lợn, miến đến các loại rau củ quả. Quán nem rán tại số 1 Hàng Mành, quận Hoàn Kiếm là một địa chỉ nên đến đối với khách du lịch.
7. Gỏi cuốn
Gỏi cuốn là món ăn tốt cho sức khỏe.
Là một phiên bản của nem rán, gỏi cuốn ngày càng được ưa chuộng nhờ sự tươi ngon lại tốt cho sức khỏe khi bạn đã thưởng thức quá nhiều món rán ở Việt Nam. Một chiếc gỏi cuốn đúng cách bắt đầu từ những lá xà lách tươi rói, tiếp đến là thịt thái lát mỏng, dùng kèm các loại rau sống như rau mùi, khế chua, dứa, chuối xanh... cuộn chặt tay và gọn gàng, chấm ngập nước mắm chanh ớt. Bạn có thể tìm thấy đủ loại gỏi cuốn tại Quán ăn Ngon, 18 Phan Bội Châu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
8. Bún bò Huế
Bún bò Huế với vị cay nồng đặc trưng.
Món bún đặc trưng của thành phố ở miền Trung Việt Nam đã được ưa chuộng và phổ biến khắp cả nước. Sợi bún có phần dày hơn loại bún ở miền Bắc và miền Nam, bún bò Huế đặc biệt ở phần nước dùng và hương vị cay nồng của người dân cố đô. Bạn không cần phải đến Huế mới có thể thưởng thức món ăn này, mà hãy thử ở Tib Express, 162 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM.
9. Bánh khọt
Bánh khọt thơm ngon và đẹp mắt.
Loại bánh có hương vị đặc biệt và xinh xắn này được tìm thấy ở ba miền với thành phần giống hệt nhau nhưng có khác về kích cỡ. Thông thường một chiếc bánh khọt được đựng trong một chiếc đĩa nhỏ, vừa miệng ăn. Phần vỏ giòn bên ngoài được là từ sữa dừa, với nhân tôm, đậu, hành. Quán bánh khọt nổi tiếng ở TP HCM là quán Cô Ba Vũng Tàu, 59B Cao Thắng, quận 3.
10. Gà tần
Gà tần rất bổ dưỡng cho sức khỏe.
Bạn bị ốm, gà tần là món ăn thích hợp nhất để bồi bổ sức khỏe của người Việt Nam. Có thể món ăn này hơi khó ăn mà là cách chữa bệnh xa lạ với người nước ngoài nhưng đây chắc chắn là một vị thuốc bổ không thể thiếu ở Việt Nam. Hãy thử một lần món ăn lạ này tại phố ẩm thực Tống Duy Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngoài ra, trong danh sách 40 món ngon Việt Nam mà CNN bình chọn, còn có nộm hoa chuối, bún bò Nam Bộ, hoa quả dầm, phở cuốn, chân gà nướng, phở xào, cà phê trứng, bò lá lốt, xôi, bánh cuốn, cà tím kho tộ, bột chiên, bún đậu mắm tôm, bánh gối, cơm sườn nướng, cháo, bò lúc lắc, hạt dẻ, bánh ướt thịt nướng, bún chả, bánh mì, lẩu, bánh bao, cơm rang, bò bít tết, cơm chay, chè, mỳ xào bò, đậu phụ sốt cà chua, bún canh.
Theo Báo Đất Việt
Dấu ấn ẩm thực cung đình Huế Ẩm thực Việt Nam có đủ các món ngon, từ nơi dân dã đến tận chốn cung đình cao sang. Đặc biệt, những món ăn ngon, đẹp, tinh túy, không những giàu chất dinh dưỡng mà còn mang cả tính chất y lý trong từng nguyên liệu sử dụng để đạt được sự trường thọ cho người ăn - các bậc vua chúa...