Bánh Tu Huýt Quảng Trị Món quà tuổi thơ dân dã
Bánh Tu Huýt Quảng Trị nhiều người không khỏi ngạc nhiên với cái tên lạ lẫm khá thú vị của nó.
Với những ai sinh ra và lớn lên ở vùng quê nắng gió Quảng Trị thì hình ảnh những chiếc bánh Tu Huýt trở nên rất quen thuộc.
Những chiếc bánh mang hương vị thơm dẻo của bột sắn, của khoai kèm vị ngọt dịu của đường mía, trở thành một món quà của tuổi thơ bao người mà họ không dễ gì quên được.
Bánh Tu Huýt Quảng Trị – Món quà tuổi thơ dân dã
Bánh Tu Huýt Quảng Trị – Món quà tuổi thơ dân dã:
Đi du lịch Quảng Trị, có dịp tìm hiểu nhiều địa danh lịch sử và cũng có nhiều cơ hội biết đến bao đặc sản địa phương gắn với nhiều câu chuyện để nhớ hoài. Và câu chuyện về bánh tu huýt chắc chắn cũng như thế.
Tu Huýt là loại bánh được là từ bột khoai, bột sắn nhưng ngon nhất vẫn là những chiếc bánh ngon trộn cả hai thứ bột này vào làm một, thì mới tạo nên một hương vị đậm đà, lạ miệng.
Cách làm bánh tu huýt Quảng Trị:
Video đang HOT
Nguyên liệu làm bánh:
Với người dân địa phương, để làm món ăn vặt Quảng Trị này, họ sẽ chọn những củ sắn, củ khoai không bị sâu, có chất lượng ngon, đem đi cạo sạch lớp vỏ lụa bên ngoài rồi thái lát mỏng đem đi phơi khô. Họ tiếp tục bỏ vào bao nilon để bảo quản lâu dài.
Thường là vào mùa mưa thì người dân nơi đây mới đem ra làm bánh Tu Huýt.
Cách làm bánh:
Khoai, sắn thái lát phơi khô sau sẽ được xay thành bột mịn rồi từ bột này sẽ đem trộn với nhau cùng với đường mía, cho nước vào nhào thật dẻo để bột cùng đường quyện vào nhau.
Nếu cầu kỳ hơn thì họ sẽ đem trộn thêm một nước nước đậu đen, đậu đỏ hoặc lạc để tạo nên những chiếc bánh Tu Huýt hấp dẫn hơn.
Bột đã nhào sẽ được nắm vào chiếc đũa sao cho những chiếc bánh đều, chặt, khi bánh đã mịn, bám chắc thì rút đũa ra tạo nên một lỗ giữa bánh.
Tiếp tục đem những chiếc bánh đã nặn này vào nồi hấp, hoặc nếu làm ít có thể bỏ vào nồi cơm khi cạn nước, ăn sẽ càng thêm thú vị.
Khi bánh Tu Huýt chín sẽ có màu nâu mịn màng và thơm mùi khoai, đậu, sắn và mang vị ngọt dịu của đường mía.
Thưởng thức bánh tu huýt:
Bánh Tu Huýt là món ăn vặt Quảng Trị phải ăn nóng mới thú vị. Vừa ăn bánh, vừa thổi vào lỗ giữa thân bánh tạo nên những âm thanh như những chiếc tu huýt vậy.
Khi bạn dùng bánh, sẽ thấy điểm thú vị giản đơn của tên bánh cũng từ đó mà ra. Bánh Tu Huýt gắn với ký ức, với tuổi thơ của nhiều người trở thành nỗi nhớ của họ da diết khi xa đất Quảng Trị mến yêu và được kể lại với niềm thương yêu ấm nồng nhất mỗi khi có dịp nhắc về.
Đến Quảng Trị ăn cháo vạt giường cả đời khó quên
Ở cái xứ nắng gió khắc nghiệt ấy, mùa đông mưa dầm rét mướt, mùa hè nắng cháy, mùa thu thì bão lũ, nhưng lạ lùng thay dù có đi xa đến đâu thì vẫn nhớ, vẫn tìm cớ quay về.
Có lẽ bởi những món ăn đậm đà hương vị và cay nồng mà mẹ nấu từ thuở ấu thơ, trong đó có những món cháo bột hay được gọi dân dã là cháo vạt giường, ăn một lần rồi thì khó quên.
Cháo bột ở Quảng Trị có nhiều loại lắm. Quê nghèo nên các mẹ, các o giỏi chế biến. Một chút tôm, một chút thịt, con cá tràu mới bắt ngoài đồng, con vịt cỏ nuôi đã lâu, hay mớ rau mứt mới hái ngoài biển... là có thể nấu được một nồi cháo bột cho cả nhà sì sụp.
Quê tôi ở Cửa Tùng, lũ trẻ chúng tôi hồi ấy sau khi ra bãi biển bơi thỏa thuê thì lên các bờ đá, dùng một chiếc thìa nhỏ để cạo những lá rau mứt (một loại rong biển) dập dờn theo sóng. Rau mứt hái về rửa sạch để tránh cát, sạn bám vào gốc. Mẹ đi chợ về mua được ít tôm, thịt hoặc ít sườn heo non. Thế là cả nhà nảy ra sáng kiến thay cơm bằng nồi cháo bột nấu với rau mứt ăn cho đỡ ngán.
Bột gạo (hoặc bột lọc) nhào kỹ với một ít nước cho thật dẻo, rồi dùng ống tre hoặc một cái chai thủy tinh cán thành từng tấm mỏng vừa ăn, sau đó thái thành từng sợi nhỏ đều nhau (có lẽ vì vậy mà dân gian người ta gọi đây là món cháo vạt giường). Tôm, thịt thì ướp gia vị và xào lăn lên để đó. Sườn non luộc kỹ để lấy nước. Cho bột và rau mứt vào, nấu chín kỹ, múc ra tô thêm ít tôm, thịt, nhúm lá ném, tiêu sọ và ớt.
Cái thơm lừng của món cháo bột, vị đậm đà của gia vị hòa quyện, cái sần sật của bột, béo ngậy của tôm, thịt hay mềm mại nơi đầu lưỡi của rau mứt khiến chúng tôi ăn không biết ngán, xuýt xoa vì cay mà vẫn không dừng lại được. Món cháo bột nấu rau mứt vì vậy trở thành món ăn quen thuộc trong ký ức tuổi thơ của tôi bất kỳ mùa nào trong năm.
Ở Quảng Trị còn có một món cháo bột trứ danh khác mà sau này lan tỏa đi nhiều nơi và còn được chọn vào 50 món ăn ngon nhất Việt Nam, là món cháo bột nấu với cá lóc.
Cách chế biến cháo cá lóc cũng tương tự như cháo bột nấu với rau mứt thôi, tuy nguyên liệu thì khác hơn một chút. Bột thì phải nhất định là bột gạo ngon, chứ không thể là bột sắn hay bột mì. Cá lóc (cá tràu) phải mua cá tràu đồng nhỏ con chứ nhất định không thể là cá lóc nuôi vì thịt bở và hôi.
Cá mua về phải chế biến thật kỹ, luộc chín kỹ rồi tách thịt riêng ra, nhớ phải tách kỹ cả những chiếc xương nhỏ nằm trong các thớ thịt để tránh bị hóc xương khi ăn. Đầu và xương ép kỹ lấy nước. Bộ lòng cá rửa sạch xào lăn là món đặc sắc không thể bỏ qua. Xong rồi thì đun nước sôi lên, cho bột gạo đã cán thành sợi vào, cho cá vào cuối cùng, đợi sôi lên một lần nữa thì múc ra tô, rắc lá ném, tiêu và dằm thêm bát ớt cay là đã có ngay một tô cháo bột ngon từ đầu lưỡi ngon vào.
Đi đâu, ăn đủ các món của khắp mọi miền, tôi cũng không thể quên được món cháo vạt giường dân dã ở miền nắng gió quê tôi.
Nhìn tưởng bánh xèo nhưng lại là món đặc sản ngon 'hết nấc' của Quảng Trị Quảng Trị không thiếu những món ăn dân dã gây thương nhớ, nhưng loại bánh này thì lại đặc biệt hơn cả. Nếu chỉ nhìn hình ảnh và đoán tên món bánh này, 90% câu trả lời sẽ là "bánh xèo". Bởi vỏ bánh vàng ươm, lại có thêm nhân tôm, thịt và giá đậu. Thế nhưng, đây chính xác là bánh khoái...