“Bánh tày Voi” – đặc sản nhất định phải ăn khi về Kỳ Anh
Trong tiết trời sang thu, được ngắm nhìn làn khói bếp ấm bay và thưởng thức món bánh tày thơm dẻo nồng vị quê chắc chẳng gì sánh bằng. Xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) là một trong những nơi hiếm hoi còn sót lại vẫn còn lưu giữ cách làm bánh tày truyền thống – “ bánh tày Voi” nức tiếng xa gần.
Câu chuyện của những người bán bánh đầu ngã ba chợ Voi (xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) giúp chúng tôi hiểu thêm cái tên loại bánh gắn liền với ngôi chợ lâu nay. Bà Nguyễn Thị Huân (thôn Tân Phong, Kỳ Phong), người có thâm niên bán bánh tày ở chợ Voi gần 30 năm nay chia sẻ: Sở dĩ có cái tên bánh tày chợ Voi vì bao nhiêu đời người làm bánh tày ở xã Kỳ Bắc đều đưa bánh lên chợ Voi để bán, như thành nếp quen, du khách xa gần cứ gọi theo cái tên bánh tày chợ Voi để dễ nhớ, dễ quen…
“Bánh tày chợ Voi” vốn là món ăn dân dã của người dân lao động, cho nên các nguyên liệu làm bánh cũng xuất phát từ những nguồn nguyên liệu giản đơn, gần gũi đó là đậu xanh và thịt lợn, mỡ hành…
… và gạo nếp trắng…
Lá chuối rừng dùng để gói
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm của nhiều hộ dân gói bánh cho biết, sở dĩ lá gói bánh được dùng bằng lá chuối rừng thay cho lá chuối thông thường bởi mùi thơm đặc trưng từ lá, màu sắc đẹp mắt cho bánh khi đã nấu chín và đặc biệt bánh gói bằng loại lá này không bị chát, đắng…
Hơn 20 năm gắn với nghề gói bánh tày truyền thống, anh Nguyễn văn Lợi (thôn Hợp Tiến, xã Kỳ Bắc) chia sẻ: Tôi không nhớ rõ bánh tày có tự bao giờ nhưng riêng với gia đình tôi, thì tới tôi là đời thứu 3 được truyền nghề. Hiện gia đình cả 4 anh em trai đều theo nghề này. Hồi trước nghề gói bánh tày chỉ được xem là nghề phụ lúc nông nhàn nhưng giờ đây nó trở thành nghề chính giúp gia đình chúng tôi trang trải cuộc sống. Hiện, ở xã Kỳ Bắc chỉ còn trên dưới 10 hộ còn theo nghề này
Chia sẻ kinh nghiệm làm bánh tày ngon, anh Lợi nói: Bánh tày muốn ngon ngoài những nguyên liệu phải được chọn lựa kĩ lưỡng thì quá trình gói bánh cũng đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật. Khi gói bánh phải chèn lá, gói chặt tay nhưng không để rách lá để bánh có khuôn đẹp và tránh bánh bị vỡ khi luộc
Để nấu bánh, bánh phải được đổ ngập nước….
… và được đun trong vòng 4 tiếng, khi nước hơi cạn thì tiếp tục thêm nước vào
Bánh được luộc đúng độ sẽ cho mẻ bánh chuẩn chất lượng
Bánh chín, nhìn bên ngoài lá sẽ ngả vàng úa nhẹ
Nhân bánh đậm đà, dậy vị, đặc biệt khi thưởng thức món bánh này người làng bánh “bật mí” cách ăn đúng điệu thì nên ăn cùng với mật mía
Theo Hatinh
Cách làm nem nắm, món ngon và đặc sản Nam Định
Thịt lợn phải chọn miếng thịt mông còn tươi ấm nóng thì khi bóp nem mới dẻo và mềm ngọt. Thịt sau khi rửa sạch, chần qua nước sôi, cho vào nồi luộc chín tới
Nguyên liệu:
- 250 g thịt mông
- 200 g bì lợn
- 100 g mỡ phần
- Thính gạo (được làm từ gạo tám rang vàng, xay nhỏ)
- Nước mắm, mì chính, đường, tỏi, ớt
- Lá sung và rau thơm các loại.
Cách làm:
- Bì lợn mua về bóp muối rửa sạch, chần qua nước sôi, cạo thật sạch lớp mỡ bám, luộc chín, để nguội và thái chỉ thật mảnh.
- Thịt lợn phải chọn miếng thịt mông còn tươi ấm nóng thì khi bóp nem mới dẻo và mềm ngọt. Thịt sau khi rửa sạch, chần qua nước sôi, cho vào nồi luộc chín tới còn lòng đào, không nên luộc chín quá, thịt sẽ bã và bị khô.
- Thái thịt thành những miếng mỏng và băm nhuyễn bằng sống dao. Chỉ băm nhuyễn chứ không băm nát rời rạc. Mỡ phần luộc chín tới, băm nhỏ.
- Hòa hỗn hợp 1 thìa nước mắm ngon, 1/2 thìa mì chính, 1 củ tỏi băm nhỏ. Cho tất cả vào thịt, mỡ phần bóp đều, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị, tiếp theo cho thính vào bóp thật nhuyễn. Cuối cùng trộn đều với bì đã thái chỉ. Nắm lại thành nắm tròn. Có thể gói vào lá chuối hoặc lá dong thành những nắm vuông nếu chưa ăn ngay.
- Món nem nắm có thể ăn kèm nhiều loại rau thơm như lá mơ, rau răm, rau húng nhưng không thể thiếu lá sung và lá đinh lăng. Đây là thứ quan trọng tạo nên hương vị đặc biệt của món ăn. Lấy một cái lá sung bánh tẻ, thêm vài lá rau thơm, nhón một miếng nem, cuộn lại và chấm vào bát nước chấm chanh tỏi ớt pha nhạt. Nhai thật chậm để cảm nhận vị bùi bùi của lá sung, vị ngọt của thịt luộc chín tới, vị béo ngậy của mỡ, dai giòn sần sật của bì lợn... tất cả hòa quyện với các gia vị và thính gạo thơm phức tạo nên một món ăn ngon tuyệt, khiến bạn chỉ muốn ăn mãi không ngừng.
Theo Amthucbonphuong
500 nghìn/kg bọ cạp, chị em không tiếc 'săn lùng' làm món nhậu đãi chồng Trên nhiều trang rao bán trực tuyến, bọ cạp được chào bán với giá từ 250-400 nghìn đồng/ kg. Đây là bọ cạp được người dân nuôi tại các trang trại côn trùng, sau đó sơ chế cấp đông, rao đến tay người tiêu dùng. Bọ cạp - loài côn trùng có vẻ ngoài đáng sợ nhưng gần đây lại được xem như...