Bánh tằm bì
Sinh sống và phát triển từ nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, người dân Nam Bộ đã sáng tạo ra biết bao món ăn từ gạo, với các loại bánh bèo, bánh xèo, bánh khọt, bánh ít, bánh tằm bì…đã trở nên quen thuộc. Bánh tằm bì cũng như các loại bánh kể trên là món ăn no hay ăn chơi đều được.
Ăn bánh tằm phải bằng dĩa hơi sâu lòng mới thú vị. Ảnh: Quang Tâm
Bánh tằm ngon hay không tùy vào cách pha bột và se bánh. Nhưng để có bột tốt, thì người làm bánh tằm phải chọn gạo tẻ loại ngon ngâm vài đêm rồi mới xay, pha bột vừa xay với nước muối loãng rồi ngâm tiếp hai đêm nữa. Sau cùng là giai đoạn khuấy trùng hay còn gọi là hồ bột, giai đoạn này sẽ cho quyết định hương vị bánh tằm đặc thù. Mỗi vùng đều có bánh tằm, nhưng không nơi nào giống nhau, bởi từng cọng bánh tằm có cách pha bột khác nhau mà hình thành nên khẩu vị riêng. Không ai giống ai, nhờ thói quen, tay nghề, kinh nghiệm lâu năm mà người làm bánh tằm sẽ biết cách khuấy bột đúng mức, cứng quá thì bánh dễ bị ốc trâu, bở gãy, bánh không dẻo và dai; nếu bột mềm quá thì bánh hay dính, không đẹp…
Như người miền Tây Nam Bộ thường nói, bánh tằm phải ăn loại se bằng tay mới là bánh tằm. Nhất là những lò bánh ngày xưa, mấy cô thợ se bánh nhiều và nghề đến mức se bột trên bắp vế trắng nõn nà (?) thì bảo đảm thứ bánh tằm này mới ngon “hết biết”. Vì dùng tay se nên cọng bánh không đều, có độ lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau. Chính vì sự thô ráp này mà cọng bánh có vị ngon lạ. Và có lẽ nhờ có hơi người nên cọng bánh tằm như được thổi hồn vào trong nó, mà những cọng bánh đều tăm tắp ép bằng khuôn không hề có được.
Video đang HOT
Bánh tằm không thể thiếu là nước cốt dừa. Nước cốt dừa cho vào nồi thắng cho cạn dần, thêm chút muối và hơi nhỉnh vị đường cùng chút bột để tạo độ sánh. Nước cốt dừa hơi ngọt, ẩn bên dưới là vị mặn, lại được thêm một ít hành lá cắt nhuyễn thơm lừng thì mới đúng e để ăn bánh tằm. Bánh tằm có nơi ăn bằng tô như bún thịt nướng. Nhưng ăn bánh tằm phải bằng dĩa hơi sâu lòng mới thú vị vì dĩa rộng nên người ăn ngắm nghía đủ thứ dưa leo, xà lách, giá, rau thơm lót dưới cùng, đám bánh tằm trắng phau trên nền rau xanh. Một lớp bì vàng, nhúm đậu phộng rang, mấy sợi đồ chua như điểm duyên cho bánh. Còn lòng dĩa sâu để nước cốt dừa và nước mắm dễ tụ lại, vừa ăn vừa húp miếng nước mới khoái.
Chan miếng nước cốt dừa lên bánh, mùi vị, hương sắc của rau, bì hòa quyện cùng nước cốt dừa thẩm thấu vào từng cọng bánh. Cuối cùng là hỗn hợp mặn ngọt chua cay của nước mắm, chính cái vị nước mắm đã đưa đẩy món bánh tằm bì trở nên đậm đà, thuần túy hương vị dân dã phương Nam không lẫn vào đâu được.
Bánh tằm bì ở các vùng đa số giống nhau; riêng vùng Bạc Liêu, Trà Vinh thì thêm vào dĩa bánh tằm bì là một, hai viên xíu mại. Thích ăn theo món ngọt thì cho thêm đậu xanh vào bánh tằm. Theo người địa phương lý giải có lẽ là đây vùng có nhiều người Hoa sinh sống nên sự kết hợp của xíu mại vào bánh tằm là điều tự nhiên của quá trình giao thoa giữa các nền văn hóa ẩm thực.
Ở thành phố, bánh tằm bì thường có trong các chợ vào buổi sáng. Còn kiếm nơi bán chuyên bánh tầm bì hơi khó. Trên đường Lý Thường Kiệt, Q.10 gần Co-opMart Lý Thường Kiệt có quán Bà Ba bán từ lâu và quán bánh tằm bì Đồng Tháp trên đường Nguyễn Trãi giáp ngã ba Bùi Hữu Nghĩa đã có mặt trên 10 năm qua.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Bánh ít nếp xào
Bánh ít là món ăn quen thuộc của nhiều địa phương Nam bộ, nhưng bánh ít nếp xào chỉ có ở nhà dì tôi, xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Cả nhà tôi gọi đó là món bánh ít Sáu Thảo.
Bánh ít nếp xào
Từ khi 15, 16 tuổi, Sáu Thảo (tên thường gọi của chị Võ Cao Hồng Thảo - người chị em bạn dì thân thiết của tôi) đã nổi tiếng khắp vùng Cầu Trắng, xã Hậu Mỹ Trinh này bởi những món ngon như bánh da lợn, bánh bông lan, bánh ít trần... Thế nhưng khi Sáu Thảo "phát minh" ra bánh ít vỏ nếp xào thì cả xứ này ai cũng muốn chị Thảo của tôi về...làm dâu.
Cũng là bánh ít, nhưng Sáu Thảo làm vỏ bánh không phải bằng bột nếp xay mà là nếp ngâm nước cốt dừa cùng một ít muối. Nếp được ngâm khoảng một tiếng đồng hồ. Trong lúc đó, chị Thảo hấp đậu xanh (nửa hột, đã đãi vỏ) và đậu phộng. Hai thứ đậu này hấp cùng nước cốt dừa. Hấp xong, đậu xanh, đậu phộng được trộn đều với đường cát, dừa cứng cạy xắt sợi và xào trên chảo lửa già.
Khi nhân đã thơm lừng, chị Thảo bắc xuống để chúng tôi, những thợ phụ của chị vo viên. Đó cũng là lúc chị bắc chảo thứ hai lên bếp để xào nếp. Chảo nếp xâm xấp nước cốt dừa được xào vừa đổ nhựa là ngưng. Lúc này , các thợ phụ (là mấy đứa em gái vụng về chúng tôi) bắt đầu gom những nia lá chuối đã được cắt vuông vức, đẹp đẽ từ sân nắng vào.
Tới công đoạn "bắt" bánh. chị Thảo lấy tay thoa ít dầu, nhéo một cục nếp, đập dẹp rồi "áo" vỏ nếp tròn quanh viên nhân. Mấy tay bắt bánh cùng lúc, đứa khéo vo tròn, đứa vụng về như tôi, chẳng viên bánh nào bằng với viên nào. Khi bánh đã đầy mâm, chúng tôi bắt đầu gói bánh. Mỗi chiếc bánh được gói hai lớp lá, lớp đầu gói xoắn lá chuối thành hình cái phễu, bỏ viên bánh vào, rồi gấp nếp hai bên. Lớp ngoài, chiếc lá chuối to hơn được gấp từng nếp rẽ quạt ngược vào để cái bánh có hình tháp tam giác đều.
Cứ đủ một xửng bánh là chị Thảo lại cho vào nồi hấp. Khi mẻ bánh đầu tiên chín tới, mấy tay thợ phụ chúng tôi là những kẻ thử đầu tiên. Bánh ngọt, dẻo, thơm và béo ngậy, ngon lạ lùng.
Hơn hai mươi năm qua, mỗi lần nhà có giỗ, mấy đứa thợ phụ chúng tôi (giờ đều U.40 ) lại điện về quê, nhắc Sáu Thảo "chủ xị" món bánh ít nếp xào. Bánh của Sáu Thảo theo chân mấy đứa chúng tôi đi khắp mọi miền đất nước, để chúng tôi khoe với nhà chồng. Ai mở bánh ra, thấy những hạt nếp còn nguyên vẹn, kết vào nhau ở vỏ bánh đều ngạc nhiên tròn mắt, hỏi: "Sao hay quá vậy?". Khi ăn bánh, ai cũng khen ngon, khiến chúng tôi "nở mũi" hãnh diện.
Theo Phụ Nữ
Bánh căn Phan Thiết giòn tan Những ai từng một lần nếm qua món bánh bình dị này khó lòng quên được cảm giác nóng giòn trong miệng, vị thơm nồng của nước mắm, chua chua của khế bằm, là lạ với món mắm nêm. Nhăc đên vung Nam Trung Bô, ngoai nhưng bai biên đep va thăng canh nôi tiêng, khach du lich con nhơ đên hương vi...