Bánh quê trên phố Sài Gòn
Đường phố Sài Gòn không thiếu những loại bánh quê ngon miệng, như bánh gai của người miền Bắc, bánh ống của người Khmer hay bánh phu thê xứ Huế.
1. Bánh gai
Bánh gai là loại bánh ngọt truyền thống, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ. Bánh có dạng hình vuông được gói một cách mộc mạc, bên trong có màu đen nhánh thoang thoảng hương thơm cùng vị ngọt bùi rất ngon miệng. Bánh được làm từ bột nếp trộn đều với lá gai đã giã nhuyễn sao cho bột thật mềm và dẻo. Nhân bánh gồm đậu xanh bỏ vỏ, hầm chín và đánh tơi với đường cát trắng, có nhiều nơi cho thêm cơm dừa khô. Phần bột được vo thành từng viên tròn nhỏ, nắn dẹp cho nhân vào bên trong, gói lại bằng lá chuối phơi khô rồi đem hấp chín.
2. Bánh phu thê
Bánh phu thê hay còn gọi là bánh su sê, là loại bánh truyền thống của người dân đất cố đô. Thành phần chính của bánh là nhân và bột lọc. Nhân bánh được làm từ đậu xanh tán nhuyễn, dừa sợi và gói lại bằng lá dừa tươi. Không chỉ là món quà vặt, bánh phu thê còn xuất hiện trong mâm quả ngày cưới hoặc trong những dịp lễ tết quan trọng của người dân xứ Huế.
3. Bánh cam
Đây là món bánh được bán nhiều trên hè phố hay trong các ngôi chợ nhỏ ở Sài Gòn. Vỏ bánh được làm từ hai loại bột là bột nếp và bột gạo, nhân bánh là đậu xanh tán nhuyễn với đường. Bánh được vo tròn rồi chiên chín đều vàng các mặt. Sau khi chiên, bánh để nguội trước khi rưới lên bên ngoài một lớp đường thắng có màu vàng óng, trong suốt và vị ngọt thanh.
Bánh ít lá gai là loại bánh đặc sản của người dân Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung, không thể thiếu trong các dịp lễ tết hay cưới, hỏi… Bánh có cách chế biến gần giống với món bánh gai của người miền Bắc khi cũng được làm từ bột nếp và lá gai nhưng cái bánh nhỏ hơn. Ngoài ra, bánh ít lá gai của người miền Trung thường có hai loại nhân đậu xanh hoặc dừa. Tuy chỉ là món bánh nhà quê nhưng bánh ít lá gai luôn thấm đậm hương vị quê nhà đối với những người xa quê.
Đây là món ăn vặt quen thuộc có nguồn gốc của người Khmer ở đất Sóc Trăng, Trà Vinh. Bánh ống được làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa. Ngày xưa khuôn bánh được làm bằng ống tre cưa ngang khoảng 15 cm, nhưng nay được thay thế bằng ống nhôm để tiện trong việc vệ sinh. Khi chế biến, người làm bánh đặt khuôn trên nắp nồi, trong nồi có nước, rồi bắt đầu đổ bột vào ống như chưng cách thủy, khoảng 2 phút là bánh đã chín. Bánh chín có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu. Bánh chín được thêm vào dừa nạo và muối vừng.
6. Bánh bò dừa
Nguyên liệu chính là bột mì, bột nổi và trứng gà rồi đánh tơi, xốp. Nhân bánh là dừa bào sợi xào với đường cát trắng cùng đậu xanh hấp chín. Bánh được nướng chín trong những chiếc khuôn hình trụ. Sau khi đổ một nửa đầu tiên, người thợ cạo hết những vết bột dính khuôn rồi dùng bơ hoặc dầu ăn chùi khuôn bánh để đổ tiếp nửa còn lại. Bánh bò dừa ngon là miếng bánh phải giòn nhưng lại dai. Đưa lên miệng cắn một miếng để cảm nhận được cái bánh vừa giòn, vừa dai, vị ngọt và béo của dừa đang hòa quyện vào nhau.
7. Bánh tai yến
Sở dĩ bánh có tên gọi là tai yến vì hình dáng bên ngoài giống như tổ chim yến. Bánh được làm từ hỗn hợp đường, bột gạo, một ít bột năng, nước cốt dừa rồi chiên chín trong chảo dầu nóng hổi. Cái hay của người bán là phải chiên bánh phồng ở giữa, viền bánh cong lại, rám vàng nhưng lại không bị cháy. Người ta thường ăn bánh tai yến ngay khi còn nóng để thưởng thức vị giòn ngọt của nó, kèm theo đó là ly trà nóng. Nhưng cũng có người để bánh nguội rồi mới thưởng thức, bởi tai yến để càng lâu thì phần ruột bánh càng mềm dai, ăn rất thơm mát.
Cách làm bánh tai yến mềm dẻo bên trong, giòn rụm bên ngoài vô cùng hấp dẫn
Học cách làm bánh tai yến để chiêu đãi cả nhà vào thời gian rảnh rỗi, chị em vừa giúp mọi người gợi nhớ được món ngon dân dã của quê hương vừa mang đến gia đình bữa ăn tráng miệng vô cùng đặc sắc.
Bánh tai yến là một trong những loại bánh dân gian gợi nhắc về những kỉ niệm tuổi ấu thơ mà bất kì ai nghe qua cũng thấy nhớ. Sở dĩ bánh có tên gọi này cũng là vì mang hình dạng trông giống như tổ yến nên người dân lấy đó làm tên.
Ngày nay, những món bánh dân dã như thế này dần xuất hiện ít đi trong cuộc sống hiện đại. Để tìm được một nơi làm bánh ngon, đúng chuẩn vị xưa có lẽ là điều không dễ dàng. Thế nên, thay vì tìm mua, chị em hãy tự học cách làm bánh tai yến tại nhà để gia đình thưởng thức.
Cách làm bánh tai yến đơn giản
Học cách làm bánh tai yến thơm ngon để gợi nhớ vị quê hương - Ảnh minh họa: Internet
Nguyên liệu
Video đang HOT
1kg bột gạo
50g bột nếp
50g đường vàng
1 lít nước
1 muỗng cà phê vani
Cách chế biến
Đầu tiên, cho bột gạo, bột nếp vào tô, thêm nước rồi trộn đều đến khi thu được hỗn hợp nhuyễn mịn. Tiếp theo, thêm đường, tiếp tục khuấy đều, lúc này phần bột ban đầu sẽ trở nên lỏng và chảy hơn trước. Đừng quên cho vani vào để tạo mùi thơm. Sau đó, để bột nghỉ trong 15 phút.
Bắc chảo lên bếp làm nóng một lượng dầu nhất định. Tiến đến, hạ lửa xuống mức vừa rồi đổ một muỗng bột vào giữa chảo. Chiên đến khi bánh vàng một mặt thì lật sang mặt còn lại. Thành phẩm có thể vớt ra được là khi phần giữa bánh phồng lên, rìa ngoài vàng giòn.
Cách làm bánh tai yến lá dứa
Bánh tai yến lá dứa bắt mắt về hình thức, thơm ngon về chất lượng sẽ khiến cả nhà thích mê - Ảnh minh họa: Internet
Nguyên liệu
180g bột gạo
20g bột nếp
20g bột năng
1 quả trứng gà
200g nước cốt dừa
100g đường
Vài cọng lá dứa xay lọc lấy nước
Cách chế biến
Đầu tiên, cho 3 loại bột vào tô trộn đều cùng ít muối, nước cốt dừa. Nhồi đều tay trong 15-20 phút rồi thêm nước từ từ, chị em sẽ thu được hỗn hợp sánh mịn. Sau đó, đánh tan trứng cho vào bột, thêm đường, nước lá dứa. Lúc này đường tan hỗn hợp sẽ loãng hơn lúc đầu.
Tiếp theo, bao màng bọc thực phẩm kín tô, để trong 3 giờ ủ bột. Bắc chảo lên bếp, làm nóng dầu rồi đong bột vào một cái ly nhỏ để bánh thành phẩm có kích thước đều nhau. Đổ bột vô chảo, chiên đến khi vàng một mặt thì lật lại. Bánh có rìa vàng giòn, lớp bột trong lòng chín thì có thể vớt ra đĩa thấm dầu.
Cách làm bánh tai yến bằng bột bánh bò
Thử làm bánh tai yến bằng bột bánh bò, bạn sẽ thấy hương vị rất khác - Ảnh minh họa: Internet
Nguyên liệu
1 bịch bột bánh bò khoảng 400g
220g đường cát trắng
1/3 muỗng cà phê muối
200ml nước cốt dừa
200ml nước cốt dừa loãng
1 quả trứng gà
Cách chế biến
Đầu tiên, cho toàn bộ đường, muối vào nước cốt dừa, khuấy đều trên bếp đến khi sôi thì hạ lửa. Chờ hỗn hợp nguội hoàn toàn, đổ vào tô bột đã chuẩn bị, trộn đều để thu được hỗn hợp đặc mịn. Nếu lượng nước không đủ để làm đặc bột, chị em có thể thêm nước lọc hoặc nước cốt dừa loãng thay thế.
Sau đó, đánh tan một quả trứng gà cho vào tô. Đổ thêm nước cốt dừa loãng để trộn hỗn hợp từ sánh đặc thành hơi loãng. Tiếp đến, dùng màng bọc thực phẩm bao kín miệng tô, ủ bột trong vòng 1 tiếng.
Bắc chảo lòng sâu lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi đong bột vào chung nhỏ, đổ nhanh vô giữa chảo. Để mức lửa vừa, chiên đến khi bánh phồng chính giữa, rìa vàng giòn thì vớt ra để vào đĩa thấm dầu.
Cách làm bánh tai yến bằng bột mì
Bánh tai yến nhâm nhi cùng trà nóng thì không còn gì tuyệt hơn - Ảnh minh họa: Internet
Nguyên liệu
150g bột gạo
90g đường
Ít muối
1 muỗng canh bột mì tinh
1 muỗng canh bột nếp
160g nước cốt dừa
1 quả trứng gà
Cách chế biến
Đầu tiên, bắc nồi lên bếp, cho đường, muối, nước cốt dừa vào khuấy tan. Lưu ý chỉ khuấy đến khi hỗn hợp âm ấm chứ không để đến nóng sôi. Sau đó, trộn 3 loại bột cùng nhau, đổ nước cốt dừa đã chế biến vào. Dùng tay nhồi thật đều đến khi đạt được độ đặc dính như bột bánh ít thì ngưng.
Tiếp theo, đập trứng đánh tan đổ vào tô. Bắc chảo lòng sâu lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi đong bột bằng ly nhỏ đổ vô chính giữa. Mỗi lần chiên chị em lưu ý chỉ thực hiện một bánh. Thực hiện tuần tự đến khi hết bột thì ngưng. Thành phẩm ra lò có lớp rìa vàng giòn, ăn dẻo ngọt bên trong là thành công.
Cách làm một số loại bánh quen thuộc khác
Ngoài bánh tai yến, chị em cũng có thể thử làm một số loại bánh dân gian đậm vị miền Tây khác ngay tại nhà để gợi nhớ ký ức tuổi thơ.
Bánh cam
Bánh cam dẻo bùi bên trong, ngọt thanh bên ngoài là món ăn xuất hiện trong tuổi thơ của bất kì ai - Ảnh minh họa: Internet
Nguyên liệu
340g bột nếp
60g bột gạo
7g men
80g khoai lang trắng
150g đậu xanh
50g mè
290g đường
1 ống vani
1 lít dầu ăn
200ml nước ấm
Cách chế biến
Các bước làm nhân đậu xanh của bánh cam - Ảnh minh họa: Internet
Đầu tiên, đem đậu xanh đi vo sạch, ngâm mềm rồi nấu chín, tán nhuyễn thành hỗn hợp mịn. Sau đó, cho chúng vào nồi sên cùng 90g đường trên lửa nhỏ. Khuấy đều tay đến khi thu được khối đậu mịn thì thêm vani vô trộn đều.
Đợi nguội bớt, vo hỗn hợp thành từng viên nhỏ để làm nhân bánh. Tiếp theo, luộc khoai lang, lột vỏ, giã mịn. Cho men vào tô, thêm nước ấm rồi trút khoai lang, bột vô đảo đều. Sau 30 phút, vò viên bột tương tự như đậu xanh nhưng có kích thước lớn hơn.
Tiếp theo, ấn nhẹ cho bột dẹp xuống, đặt nhân vào chính giữa và khéo léo vo tròn lại thật đẹp mắt. Thực hiện xong, để các viên bánh nghỉ trong 1 tiếng rồi mới cho vào chảo dầu nóng chiên vàng.
Đến khi bánh chuyển màu sậm thì vớt ra thấm dầu. Cùng lúc đó, bắc nồi khác lên bếp cho phần đường còn lại vào đun nhỏ lửa. Đến khi hỗn hợp sánh trong như mật ong thì thêm mè, tắt bếp. Tùy vào sở thích của mình mà chị em có thể nhúng một mặt bánh vào nước đường hoặc toàn bộ bánh để tạo độ ngon ngọt hấp dẫn.
Bánh tai heo
Bánh tai heo có cách chế biến vô cùng đơn giản - Ảnh minh họa: Internet
Nguyên liệu
200g bột mì
200ml nước cốt dừa
2 quả trứng gà
30g bơ thực vật
Bột cacao
1 trái chanh
Đường cát trắng
Ít muối
Cách chế biến
Đầu tiên, tách riêng lòng trắng, lòng đỏ trứng gà. Chanh đem vắt lấy nước cốt. Bột mì cho vào tô, thêm nước cốt dừa, lòng đỏ trứng, bơ, 1 muỗng muối, đường, nước cốt chanh vô trộn đều. Dùng tay nhào bột đến khi thành khối thống nhất, không bị vón cục là được.
Tiếp theo, chia bột thành 2 phần. Một trong số đó đem để vào tô, thêm ít nước cốt dừa, 1-2 muỗng bột cacao rồi nhồi đến khi khối bột chuyển sang màu nâu đều. Sau đó, cán dẹp từng khối bột, đến khi chúng đạt độ mỏng như ý thì đặt 2 loại lên nhau, cuộn tròn.
Để bột se lại, đặt chúng trong ngăn mát tủ lạnh từ 2-3 tiếng. Kế đến, lấy ra cắt thành từng miếng mỏng vừa ăn. Bắc chảo lên bếp, làm nóng dầu ăn rồi thả từng miếng bột bánh vào chiên vàng. Sau đó, vớt bánh để ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu là hoàn thành.
Những cách làm bánh tai yến cũng như bánh dân gian miền Tây trên đây mỗi cách đều có đặc điểm riêng như thêm nước lá dứa, thêm nước cốt dừa, chế biến từ bột bánh bò hay bột mì,... Tùy vào sở thích cũng như khẩu vị của gia đình mà chị em có thể chọn lựa công thức phù hợp nhất với mình.
Chúc bạn thành công!
Ở đô thành ăn món quê Một trưa đầy nắng, nghe có tiếng radio văng vẳng làm lòng người nhớ quê da diết, chợt thèm đến nao lòng những món ăn thuộc về miền ký ức, nào là bánh bò, bánh chuối, bánh tằm, bánh cam... May mắn sao khi ở TP HCM - mảnh đất đầy nhà và xe chộn rộn này - những món quê mùa đó...