Bánh mì Việt Nam và 8 phiên bản nổi tiếng thế giới
Bánh mì với nhiều phiên bản khác nhau đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực toàn cầu. Tại Việt Nam, món ăn này còn được xem như “quốc ẩm đường phố”.
Bánh mì là đặc sản đường phố bất cứ du khách nào cũng muốn thử khi đến Việt Nam. Phần nhân bánh không có công thức chuẩn mực rõ ràng mà được làm theo thói quen của từng vùng. Bánh mì Hà Nội chủ yếu dùng nhân thịt, bánh mì Hội An khá nhỏ còn nhân bánh mì TP.HCM luôn đầy đặn, cay xè… Món đồ ăn bình dân này có thể tìm thấy ở khắp các con phố với mức giá trung bình từ 15.000-40.000 đồng. Tuy nhiên, một số nhà hàng còn phục vụ bánh mì giá 100 USD với nguyên liệu đắt tiền như gan ngỗng, trứng cá muối… Ảnh: Shutterstock.
Pháp đã đưa ra thế giới vô số loại bánh trứ danh. Tuy nhiên, với người dân nước này, bánh mì truyền thống ( baguette) vẫn là món gây nghiện nhất. Người Pháp có tình yêu mãnh liệt với bánh mì. Họ đã đưa ra bộ luật công nhận một chiếc bánh mì đạt chuẩn với các tiêu chí chiều dài, cân nặng, thành phần, vệ sinh… Năm 2018, những người thợ làm bánh đã tổ chức cuộc vận động yêu cầu UNESCO công nhận bánh mì Baguette truyền thống là Di sản Văn hóa. Ảnh: Shutterstock.
Challah là loại bánh mì trứng truyền thống không thể thiếu của người Do Thái. Họ thường dùng món này trong ngày Sabbath. Nguyên liệu chính của món bánh challah là trứng. Bạn có thể thêm mật ong hoặc mật mía để điều chỉnh độ ngọt cho phù hợp. Challah có hai hình dáng chính là tết thành ổ dài hoặc cuộn tròn. Kiểu đầu tiên tượng trưng cho tình yêu bền chặt còn hình tròn mang ý nghĩa của sự tuần hoàn. Ảnh: Shutterstock.
Video đang HOT
Người Jamaica ngày nay vẫn sử dụng bammy, một biến thể từ bánh mì dẹt của người Arawaks cổ. Nguyên liệu chủ yếu của món ăn này là sắn đắng, muối và nước. Sau khi nướng theo kiểu truyền thống, bammy sẽ có hình dáng dẹt, gập lại được với đường kính chỉ khoảng 25 cm. Người Jamaica xưa thích ngâm món bánh này trong nước cốt dừa trước khi ăn. Ngày nay, nhiều người cũng làm bammy bằng lò nướng hiện đại, biến tấu với bơ cùng nhiều loại gia vị. Ảnh: Shutterstock.
Bánh trứng nướng shaobing nổi tiếng ở Trung Quốc với hai vị chính là mặn hoặc ngọt. Nhân của món bánh này không có quy định rõ ràng. Tuy nhiên, người Trung Quốc vẫn thường thêm bột đậu đỏ, bột mè đen, trứng, đậu phụ, thịt bò, thịt hun khói để tạo nên hương vị đặc trưng của shaobing. Món ăn này nổi tiếng ở miền Bắc hơn và thường được dùng trong bữa sáng, kết hợp với trà hoặc sữa đậu nành. Bên cạnh đó, vào mùa lạnh, món shaobing cũng hay xuất hiện bên những nồi lẩu của người Trung Quốc. Ảnh: Shutterstock.
Đến Cộng hòa Armenia (một quốc gia của châu Á, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ), du khách sẽ có cơ hội dùng thử bánh mì lavash độc đáo. Phần thú vị nhất của món ăn này chính là những lò nướng đá đặt dưới mặt đất. Khi nướng, người thợ sẽ để bột bánh vào thành lò. Điều này giúp bánh lavash chín bằng hơi nóng và không cháy cạnh. Ở một vài nơi có lò nướng dựng cao, người thợ thường phải cúi sâu xuống lò để đặt bột bánh. UNESCO từng điền tên món bánh này vào danh sách “Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Ảnh: Shutterstock.
Bánh mì truyền thống của người Ireland không giống bất kỳ nơi nào nhờ lớp vỏ cứng và vị chua đặc trưng. Thay vì dùng men thông thường, họ làm bánh nở bằng soda. Người Ireland cổ đã nghĩ ra bánh mì soda từ những năm 1800 và hiện giờ, món ăn này đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Phiên bản chuẩn của món bánh này sẽ có dấu thập tự được rạch bằng dao trên bề mặt, mang ý nghĩa chúc phúc những điều tốt lành. Ảnh: Shutterstock.
Tại Anh, bánh mì cottage cổ truyền dù chưa xác định thời gian ra đời nhưng theo ước tính, món ăn này đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước. Hình dáng bánh cottage rất đặc trưng với hai lớp bánh lớn nhỏ xếp chồng lên nhau. Ngày nay, bạn sẽ không tìm thấy nhiều phiên bản bánh cổ điển trong các cửa hàng do thời gian làm khá lâu. Ảnh: Shutterstock.
Theo Zing
Hàng bánh mì xíu mại chưa đầy 2 mét vuông nổi tiếng Đà Lạt
Quán bánh mì nhỏ nằm ở ngã tư đường Bùi Thị Xuân và Thông Thiên Học, 25 năm chưa một lần dời địa chỉ.
Chị Trúc một tay gây dựng quán bánh mì xíu mại. Ảnh: Di Vỹ.
Ấn tượng của những người lần đầu đến quán bánh mì 79 là không gian khiêm tốn, với cửa hàng kiêm căn bếp rộng chưa đầy 2 mét vuông. Chị Trúc, chủ quán 47 tuổi, bánh mì xíu mại đến nay tròn 25 năm, chưa một lần đổi địa chỉ.
Quán nhỏ nằm ở ngã tư đường Bùi Thị Xuân và Thông Thiên Học này luôn đông vào sáng sớm, khách ngồi bàn ghế nhựa xếp san sát trên vỉa hè. Khách quen thường biết ý ăn nhanh để người đến sau không phải đợi lâu. Người Đà Lạt ưa mua mang về hơn.
Bánh mì xíu mại của chị Trúc đơn giản là bánh mì ăn kèm một chén nước dùng trong veo với một chút váng mỡ béo ngậy, chan ngập những viên xíu mại tròn, nêm nếm đậm đà. Suất ăn không thể thiếu húng quế cho dậy mùi thơm.
Chị chủ quán tiết lộ phải lựa phần thịt heo vừa nạc vừa mỡ để làm xíu mại ngon. 25 năm bán hàng, chị Trúc khéo léo nặn những viên xíu mại đều nhau, có độ dẻo mềm và vị vừa miệng.
Suất ăn có giá trung bình 20.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ.
Điểm nhấn sẽ khiến nhiều thực khách muốn trở lại quán chị Trúc nhiều lần là hương vị của nước xíu mại được nấu từ xương heo, quyện cùng vị ngọt thanh từ thịt viên. Khi thưởng thức, bạn đừng quên thêm chút sa tế cay cay lưu lại nơi đầu lưỡi.
Chủ quán còn tự ngâm chua đu đủ, phục vụ cho khách có nhu cầu. Sợi đu đủ giòn và dai giúp người ăn khoẻ có thể gọi mấy suất liền mà không ngán. Trong bầu không khí se se của Đà Lạt sáng sớm, chén xíu mại nóng hổi sẽ giúp bạn ấm người.
Quán nhỏ mở cửa từ 6h sáng đến khi nào hết hàng thì nghỉ, khoảng 10h. Khách có thể đậu xe ở phía đối diện quán. Ảnh: Di Vỹ.
Theo Vnexpress
Bánh mì Bảy Quang 60 năm không đổi vị, pa tê ăn 'bao ghiền' Bánh mì Bảy Quang níu chân thực khách bởi vị pa tê thơm dịu, mềm mịn, độ béo vừa ăn. Suốt 60 năm qua, vị bánh mì vẫn không đổi nên cứ chiều đến rất đông người xếp hàng chờ mua bánh mì "bao ghiền". Bánh mì Bảy Quang đã bán được 60 năm ở đường Huỳnh Khương Ninh VŨ PHƯỢNG Bánh mì...