Bánh mì chấm sữa món ăn Việt ‘gây bão’ cư dân mạng quốc tế: Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra các nguy cơ
Bánh mì chấm sữa là món ăn khá phổ biến được nhiều người Việt lựa chọn để ăn vào buổi sáng, vì là món ăn nhiều năng lượng.
Mới đây, một bà mẹ Việt Kiều ( tại California, Mỹ) đã đăng món ăn bánh mì chấm sữa đặc lên mạng xã hội Instagram. Ngay lập tức bức ảnh đã được nhiều trang ẩm thực nước ngoài đăng tải lại và nhận được hàng loạt bình luận bày tỏ sự bất ngờ từ cư dân mạng.
Rất nhiều tài khoản Facebook và Instagram đã đăng tải lại bức ảnh, thu hút đông đảo lượt thả tim, bình luận. Nhiều người nước ngoài cũng tò mò vì nhiều lần cũng đến Việt Nam mà không ai giới thiệu cho món đặc sản này.
Một số bình luận khác đều không nghĩ rằng sữa đặc có thể ăn ngay lập tức mà không cần chế biến. Họ tỏ ra ngạc nhiên và tuyên bố sẽ thử ngay lập tức món bánh mì chấm sữa.
Bức ảnh tạo “sóng” trên mạng xã hội.
TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng – Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia bánh mì có nhiều tinh bột, sữa đặc lại chứa nhiều đường, nhiều béo. Hai thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ giàu năng lượng.
Video đang HOT
Nếu dùng 2 thực phẩm này hàng ngày có thể gây nên tình trạng thừa cân, béo phì tăng nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch…
Người khoẻ mạnh lâu lâu ăn bánh mì chấm sữa đặc không có vấn đề gì đáng lo ngại. Nhưng nếu dùng thường xuyên lại không tốt cho sức khoẻ.
TS.Nguyễn Trọng Hưng khuyến cáo, bánh mì chấm sữa đặc là món ăn ngon như cũng phải ăn uống cân đối. Với người trưởng thành, chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần và mỗi lần ăn nên cân đối số lượng hợp lý, không nên ăn quá nhiều.
Theo TS.Nguyễn Trọng Hưng, bữa sáng với cơ thể là vô cùng quan trọng vì thế người dân cần phải đặc biệt lưu ý. Ăn để đủ năng lượng cho một ngày làm việc mới, thì cũng cần phải bổ sung đa dạng các loại thực phẩm vào thực đơn bữa sáng, đặc biệt là chất xơ (có nhiều trong rau xanh, hoa quả).
“Nhiều người dân coi bữa sáng chỉ là ăn tạm, ăn tranh thủ nên chọn những loại thực phẩm tiện nhất trong đó có bánh mỳ chấm sữa đặc. Tuy nhiên, thói quen này cần phải thay đổi vì bữa sáng rất quan trọng, cần phải bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm có đầy đủ lượng đạm, vitamin…để đáp ứng nhu cầu tiêu hao năng lượng của cơ thể”, TS Nguyễn Trọng Hưng nói.
Lưu ý không nên ăn bánh mì chấm sữa đặc vào buổi tối dễ gây thừa cân, béo phì.
Trẻ nhỏ không nên cho ăn hoặc uống sữa đặc có đường, mà có thể sử dụng đa dạng các thực phẩm có trong tự nhiên là tốt nhất có đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều bánh mỳ chấm sữa đặc có thể khiến tăng cân quá mức, tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường thai kỳ, bệnh tim mạch…
Người bị đái tháo đường, người thừa cân – béo phì không nên ăn món ăn này.
Bệnh do rối loạn chuyển hóa đang gia tăng
Kinh tế phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Trước yêu cầu của sự phát triển thì công việc và áp lực cuộc sống cũng đè nặng trên vai mỗi người lao động, đặc biệt là lớp trẻ với công việc ít vận động, hoạt động trí não và làm việc nhiều với máy tính.
Chế độ ăn uống không cân đối (nhiều thịt), bia, rượu và khó kiểm soát. Thời gian làm việc nhiều, không có thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi và giải trí. Do vậy, chuyển hóa trong cơ thể cũng có nhiều thay đổi và dễ có sự rối loạn nếu không kiểm soát chế độ ăn uống và luyện tập mỗi ngày.
Các rối loạn chuyển hóa thường gặp
Rối loạn chuyển hóa lipid máu: Lipid máu gồm cholesterol, triglycerid, HDL-C và LDL-C các Apo A và Apo B. Nếu để tình trạng rối loạn thừa lipid máu kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch, bệnh viêm tụy cấp, bệnh mạch vành, bệnh goutte... làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí cả tính mạng người bệnh.
Rối loạn chuyển hóa acid amin: Bệnh này gây ra là do chế độ ăn quá nhiều thức ăn chứa acid amin có nhân purin như thịt bò, thịt chó, thịt các loại thú rừng và các loại ngũ tạng động vật... uống nhiều bia, rượu. Quá trình chuyển hóa các acid amin có nhân purin và thoái hóa acid nucleic của cơ thể tạo ra acid uric.
Nồng độ acid uric máu tăng gây tình trạng lắng đọng các chất này tại các khớp và các mô mềm gây bệnh goutte. Acid uric được bài xuất qua thận nên khi lượng acid uric trong nước tiểu tăng quá mức bình thường có thể bị kết tủa và hình thành sỏi urat trong hệ tiết niệu...
Rối loạn chuyển hóa glucose: Tình trạng tăng glucose máu mạn tính sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Xét nghiệm đường huyết bình thường khi đói (bằng phương pháp hexsokinase) có trị số dưới 4,6 mmol/l, rất ít khả năng bị bệnh ĐTĐ; khi nồng độ glucose máu lúc đói dao động từ 4,7-5,5 mmol/l, bệnh nhân cần kiểm tra thêm xét nghiệm định lượng HbA1C để giúp phát hiện tình trạng tăng glucose máu trung bình trong thời gian 3 tháng kể từ thời điểm lấy máu làm xét nghiệm trở về trước. Nếu glucose máu trên 5,6mmol/l, bệnh nhân cần làm nghiệm pháp tăng glucose huyết để chẩn đoán sớm bệnh lý ĐTĐ.
Chú ý xét nghiệm glucose huyết để có kết quả chính xác thì mẫu máu sau khi lấy phải được phân tích ngay trong 1 giờ đầu hoặc có chất bảo quản glucose tránh hiện tượng giảm glucose máu do hiện tượng phân hủy glucose của vi khuẩn môi trường.
Ước tính trong những giờ đầu glucose máu giảm 7% mỗi giờ. Ngoài ra, để chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ, bệnh nhân cần định lượng insulin máu và peptid C để đánh giá tình trạng insulin của cơ thể. Insulin là một hormon của tuyến tụy có vai trò làm giảm glucose máu. Khi nồng độ hoặc chất lượng insulin giảm sẽ gây bệnh ĐTĐ type II (một bệnh khá phổ biến hiện nay).
Rối loạn chuyển hóa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
Lời khuyên của thầy thuốc
Phát hiện sớm và điều trị sớm các bệnh lý do rối loạn chuyển hóa giúp bệnh nhân phòng bệnh kịp thời, hiệu quả điều trị bệnh sẽ cao hơn rất nhiều so với khi đã mắc bệnh nặng thì việc điều trị là rất khó khăn, tốn kém và thậm chí phải điều trị suốt đời.
Thực tế, những chế độ sinh hoạt trong đời sống có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, mọi người nên xây dựng cho mình một lối sống tích cực. Cụ thể: Xây dựng và duy trì thói quen rèn luyện thể dục hằng ngày: dành ít nhất 30 phút để tập luyện thể thao hoặc những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,...
Duy trì cân nặng hợp lý: giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân bằng, phù hợp với chỉ số khối cơ thể BMI với từng cá nhân. Đối với những người bị béo phì, nên giảm khoảng 5-10% cân nặng cơ thể để nồng độ insulin được giảm bớt. Đồng thời hạn chế nguy cơ mắc phải một số bệnh lý như ĐTĐ hoặc tăng huyết áp.
Xây dựng thực đơn và chế độ ăn uống hợp lý: Những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ (chủ yếu có trong hoa quả và rau củ) thường rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, protein và chất đạm cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, nên hạn chế những thức ăn giàu chất béo, ít cholesterol. Tuyệt đối không hút thuốc lá vì thuốc lá có khả năng làm cơ thể tăng đề kháng insulin. Bệnh nhân bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc ĐTĐ nên tích cực điều trị bệnh...
Giám đốc BV Thể thao cảnh báo thói quen gây đột tử liên quan đến tập thể dục sai cách Việc tập thể dục thể thao là rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên việc tập luyện phải phù hợp với tình trạng sức khỏe, nhất là người mắc bệnh mãn tính để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra. Vấn đề đột tử liên quan đến hoạt động thể thao dù đã được các chuyên gia, bác sĩ cảnh báo rất nhiều...