Bánh đa làng Dĩnh Kế
Từ một món ăn miền quê dân dã, bình dị ngày nay bánh đa nướng làm ở làng Dĩnh Kế, Bắc Giang đã trở thành loại hình ẩm thực được nhiều người ưa thích và lưu dấu một nét đẹp văn hóa của vùng Kinh Bắc xưa.
Vào những ngày nắng khi đi ngang qua làng Dĩnh Kế, ai nấy đều thích thú trước khung cảnh hàng trăm chiếc phên phơi bánh đa tròn, trắng muốt, dọc theo quốc lộ 1A, trong đường làng, ngõ xóm, sân nhà. Người dân làng Kế làm bánh đa quanh năm, đặc biệt nhộn nhịp vào những lúc nông nhàn.
Những phên bánh phơi tròn dưới nắng ở làng Dĩnh Kế.
Người dân làng Kế làm bánh đa quanh năm nhưng nhiều nhất vào thời điểm nông nhàn, khi đã kết thúc mùa vụ. Đây là nghề có từ rất lâu đời, được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác cho người dân trong làng.
Nguyên liệu chính để làm ra những chiếc bánh đa Kế là gạo loại ngon, được người làm chế biến, ngâm nước để căng mọng rồi xay nhuyễn, tạo thành bột mịn, trắng muốt.
Để làm những chiếc bánh đa thoạt nhìn rất đơn giản, nhưng thực tế lại đòi hỏi một quá trình làm công phu và khéo léo của người thợ.
Anh Nguyễn Thi người làm bánh lâu năm làng Kế tráng bánh, một công đoạn quan trọng để làm ra những chiếc bánh đa hảo hạng.
Hạt vừng được rắc lên bề mặt bánh để tạo độ thơm ngon cho bánh đa Kế.
Video đang HOT
Bánh đa được tráng hai lần, sau khi lớp một chín nhưng vẫn còn ướt, lớp hai được trải đều ngay trên lớp một, tuy nhẹ tay nhưng phải đều và phẳng.
Sau đó được người thợ khéo léo lấy ra bằng cách quấn quanh một ống nứa rồi trải đều ra phên, để bánh không bị rách hay méo mó.
Phơi bánh cũng đòi hỏi kỹ thuật đúc kết qua nhiều năm. Nắng phơi bánh không quá nhạt nhưng cũng không được quá gắt và phải phơi cho đến khô kiệt, bánh mới giòn.
Mỗi ngày, một lao động làng Kế làm ra khoảng 250 tới 300 cái bánh đa thương phẩm.
Theo những người làm bánh làng Kế “Những năm gần đây sản phẩm bánh đa của làng Kế không chỉ cung cấp cho khách ở thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu khá nhiều. Nhờ vậy giúp người làm nghề có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống”.
Những chiếc bánh đa Kế vàng lựng, thơm bùi, giòn ngọt mang đậm đà bản sắc, thể hiện được cái hồn cốt của món quà quê vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Bánh đa Kế được đóng thành từng gói là món quà yêu thích của nhiều du khách khi đến Bắc Giang.
Theo ĐCSVN
Gà nướng, cơm lam - đặc sản dân dã của núi rừng Tây Nguyên
Vị ngọt của mật ong thấm vào miếng thịt gà kèm theo mùi thơm của cơm dẻo để ai khi xa Tây Nguyên đều muốn quay lại.
Gà nướng ăn với cơm lam là một trong những đặc sản núi rừng nổi tiếng của người đồng bào Tây Nguyên. Theo người địa phương, món ăn có xuất phát từ đồng bào dân tộc Ê Đê ở Buôn Đôn, Đắk Lắk. Sau này, đặc sản được người dân Tây Nguyên chế biến với nhiều phiên bản khác nhau.
Gà nướng phải là gà chạy bộ, cho thịt săn chắc, lớp da mỏng giòn sau khi nướng sẽ không khiến thực khách cảm thấy ngấy mỡ. Gà đem đãi khách thường là gà tơ chỉ nặng trên dưới 1 kg.
Qua sơ chế, gà nguyên con được ướp cùng các loại gia vị như sả, hành tím, tỏi giã nhuyễn, ngũ vị hương, mật ong, tiêu, nước mắm, muối và các loại lá rừng... trước khi kẹp que tre và nướng.
Đầu bếp phải trở gà thật đều tay để thịt chín tới, và liên tục thêm than để đảm bảo lửa vừa vặn.
Quanh bếp than hồng tự chế, những con gà kẹp que tre cháy xèo xèo, mùi thịt chín thơm theo khói lan toả cả một góc sân.
Ngoài gà, thịt heo rừng nướng cũng là món phổ biến trong thực đơn các nhà hàng miền núi.
Gà nướng không thể thiếu chén muối lá é, một loại lá có mùi thơm gần như húng quế. Chén muối chấm không quá cầu kỳ, nhưng lại quện vị thêm hương cho thịt gà.
Để nấu cơm lam, đầu bếp chọn ống tre non, chặt đoạn dài rồi rửa sạch, đổ gạo cách miệng ống một đoạn để chừa chỗ cho gạo nở và bít lại bằng lá rừng. Gạo ngon là loại nếp nương có hạt nhỏ, thon dài và dẻo thơm khi chín.
Lúc thịt gà toả mùi thơm nức cũng là lúc những ống cơm được vùi trong lửa lớn khoảng 45 - 60 phút cho tới khi gạo chín.
Cơm chín, đầu bếp chặt ống tre từng đoạn, bày lên đĩa cho khách. Người Tây Nguyên không chẻ bớt lớp vỏ bên ngoài mà để nguyên ống tre. Khi thưởng thức, bạn tách vỏ tre bên ngoài để thấy phần nếp nương dẻo thơm. Bạn có thể chấm cơm với muối lạc, làm từ lạc (đậu phộng) rang, muối và chút đường.
Các quán ăn thường phục vụ gà nướng nguyên con, để khách tự xé gà thưởng thức. Thịt gà nướng ăn chắc, ngọt đậm đà và dậy mùi gia vị thơm quện với mật ong. Chấm miếng thịt vào chén muối, vị giác của bạn sẽ như "nổ tung" bởi vị cay nồng của lá é
Những các quán ăn được du khách mách nhau nhiều nhất nằm ở Pleiku (Gia Lai), nổi bật là khu vực gần Biển Hồ. Những địa chỉ hút khách còn xây dựng không gian đậm nét văn hoá Tây Nguyên. Bạn sẽ ngồi thưởng thức món ăn trong những ngôi nhà sàn, trên vách treo cồng chiêng. Các quán ăn thường bán từ trưa đến tối muộn, giá mỗi con gà nướng ăn kèm cơm lam khoảng 300.000 đồng.
Theo Vnexpress
Món ăn đường phố cho buổi tối lang thang Sài Gòn Há cảo là món ăn vặt hết sức thân thuộc với người Sài Gòn, có nhiều loại nhân khác nhau từ bắp, hẹ, xíu mại... đến nhân tôm thịt và há cảo chiên. Món ăn này không chỉ ngon, giá cả bình dân với khoảng 3.000/viên cũng là một trong những điểm thu hút thực khách. Phá lấu bò Từ lâu phá lấu...