Bánh cuốn hành phi cho bữa sáng ngon miệng
Món bánh cuốn tráng bằng chảo này có vị béo của hành phi, ăn thật lạ miệng và ngon. Bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà để cả gia đình cùng thưởng thức nhé!
- 50gr bột gạo
- 50gr bột năng
- 250ml nước
- 1bát hành phi
- 1 muỗng canh đầu ăn
Video đang HOT
- Chút muối.
Trộn đều 2 loại bột vào nước, ngâm vài tiếng hoặc qua đêm, cho bột nở đều.
Trước khi tráng bánh, chắt bỏ phần nước trong của bột và thêm vào lượng nước ấm bằng với lượng nước đã chắt để tránh bánh bị hôi.
Sau khi thêm nước ấm thìnêm vào 1 muỗng dầu ăn và chút muối, quậy đều và bắt đầu đổ bánh.
Cho chảo không dính lên bếp, thoa tí dầu ăn, chờ chảo nóng đều.
Múc 1muôi bột đổ vào chảo tráng đều. Đậy nắp cho bột chín.
Lưu ý: Bạn nên canh chảo vừa nóng tới vì nếu chảo nóng quá, bánh sẽ bị rỗ, hoặc chảo chưa đủ nóng bột sẽ không ăn chảo, khi đó phải thêm bột và bánh sẽ bị dày. Bột nhiều hay ít tuỳ vào độ lớn của chảo.
Đổ bánh ra mâm hoặc thớt có tráng sơ 1 lớp dầu để chống dính, cho hành phi vào.
Cuốn tròn bánh lại. Bạn nêncho hành phi vào chỗ gần mép của bánh để khi cuộn thì thấy được chỗ hành phi cho đẹp.
Khi dùng bạn có thể thêm ít giá trụng, rau húng quế cắt nhuyễn và dùng với nước mắm chua ngọt. Món bánh cuốn tráng bằng chảo này có vị béo của hành phi, ăn thật lạ miệng và ngon. Bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà để cả gia đình cùng thưởng thức nhé! Bánhlàm tại nhà vừa hợp vệ sinh, vừa đảm bảo an toàn sức khoẻ. Để có bánh cuốn cho cả nhà ăn sáng, mình thường ngâm bột và phi hành từ tối hôm trước, sáng hôm sau dậy chỉ việc tráng bánh là cả nhà có bữa sáng nóng hổi thơm ngon.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!
Vì sao có tên gọi bún bò Nam Bộ?
Nhiều người cho rằng lý do là quán đầu tiên bán món ăn này được mở trên đường Nam Bộ (nay là đường Lê Duẩn, Hà Nội).
Bún bò Nam bộ là món ăn rất được ưa chuộng. Nguyên liệu chế biến gồm bún, thịt bò xào, hành phi, giá đỗ, rau sống, lạc rang giã nhỏ, đu đủ ngâm, nước trộn chua ngọt, phù hợp ăn quanh năm, nhất là vào những ngày hè nóng nực. Nguồn gốc của tên gọi bún bò Nam Bộ không thống nhất, có nhiều ý kiến trái chiều.
Trong đó, thông tin phổ biến nhất là món ăn xuất xứ ở Hà Nội chứ không phải miền Nam như tên gọi của nó. Bà Can, một chủ quán bún chả những năm 1980, được xem là người đầu tiên bán món ăn này tại thủ đô. Trong một lần bán hàng, bà được khách nhờ nướng thịt bò, thay vì ăn cùng chả băm và chả miếng. Các thành phần còn lại vẫn giống hệt bún chả. Từ lần chế biến vô tình đó, món ăn mới ra đời và có tên gọi là bún bò trộn.
Bún bò Nam Bộ thơm ngon. Ảnh: Lê Nguyên
Sau đó, bún bò trộn trở nên phổ biến và được thực khách yêu thích. Dần dần, nó có tên gọi là bún bò Nam Bộ bởi quán bún của bà Can nằm ở vỉa hè Đồng Lợi trên đường Nam Bộ (sau đổi tên là đường Lê Duẩn). Những người sống ở Hà Nội lâu năm đều quen với tên gọi đặc biệt của con đường này, nơi có ga Hà Nội và là điểm xuất phát những chuyến tàu vào miền Nam.
Cách lý giải này được nhiều người đồng tình bởi sự giống nhau giữa bún chả và bún bò Nam Bộ. Cách ăn và hương vị của món này khá phù hợp với khẩu vị người Bắc với vị thanh, nguyên liệu đơn giản, nước chấm không quá ngọt. Sau này, món ăn sử dụng thịt bò xào tỏi và giá đỗ thay cho thịt bò nướng. Nước tiết ra từ thịt bò thấm vào sợi bún, quyện với nước mắm pha từ giấm đường tỏi ớt vừa miệng. Nhiều hàng cũng thay đu đủ ngâm bằng dưa chuột cắt nhỏ và thêm vào cà rốt bào sợi.
Tuy nhiên, lại có người cho rằng có thể món ăn xuất xứ từ miền Nam và đã được gia giảm theo cách ăn của người Bắc hoặc do chủ quán học cách nấu ăn của người dân miền trong. Bún bò Nam Bộ gần giống bún thịt xào của người miền Tây. Thông thường, người ta sử dụng thịt lợn nhưng một số nơi cũng dùng thịt bò xào, giống với bún bò Nam Bộ. Nguyên liệu còn lại gồm bún tươi, đồ chua, cà rốt bào sợi, rau sống, lạc giã... Chỉ khác đôi chút là bún thịt xào miền Tây thường xào thịt bò với sả ớt và có thêm hành tây.
Bún thịt xào kiểu miền Tây. Ảnh: Thúy Hà
Bún bò Nam Bộ cũng được mệnh danh là món ăn "Tây thích, ta mê" bởi hương vị dễ ăn, đơn giản, mộc mạc, hợp với nhiều người. Ngoài việc ăn ngoài quán, không ít bà nội trợ cũng nấu món ăn này tại nhà. Cách làm khá đơn giản.
Bát bún bò Nam Bộ ngon cần có hương vị hòa quyện của mỗi thành phần. Thịt bò tẩm ướp vừa miệng, xào chín tới, không quá tái nhưng cũng chưa bị xào kỹ quá khiến bị dai. Bún sợi nhỏ, mềm. Giá đỗ giòn giòn, các loại rau sống như xà lách, kinh giới, rau mùi, dưa chuột tươi giòn mát. Lạc rang vừa đủ, không bị cháy. Nước mắm phải cân bằng, không quá chua, không quá ngọt. Bạn có thể tham khảo tỷ lệ: 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước lọc, 3 muỗng canh đường và 1 muỗng canh nước cốt chanh (hoặc giấm), khuấy đều cho tan hỗn hợp.
Gỏi chuối chát Món gỏi này rất lạ miệng, hòa quyện giữa vị chát dịu của chuối xanh, vị chua thanh của khế, vị ngọt của thịt, thấm đượm các loại gia vị. Mời bạn cùng trổ tài với các đầu bếp Ezcooking. Nguyên liệu: Chuối xanh: 4 quả, khế chua: 1 quả, thịt nạc vai: 0,2 kg, lạc nhân: 50g, hành phi: 30g, ớt sừng:...