Bánh củ cải – món ngon khó tìm gây vấn vương ở quê hương ‘Bạch công tử’
Bánh củ cải là món ngon đường phố ở Bạc Liêu, nhưng để tìm ăn thì không dễ. Nếu đã từng đến Bạc Liêu, rong ruổi trên những con phố, ngắm nhìn những gánh hàng rong lẩn khuất giữa dòng người đông đúc, du khách sẽ có thể nhìn thấy một loại bánh đẹp mắt đã góp phần làm phong phú ẩm thực đường phố ở nơi này.
Bánh củ cải là món ăn đường phố đặc sắc ở Bạc Liêu. (Ảnh: zhuang.zhuang89)
Món bánh được nhắc đến chính là bánh củ cải. Nhìn sơ qua nhiều người có thể nhận lầm đây là há cảo, hay bánh xếp bởi vẻ ngoài tương đồng. Tuy nhiên, ngoài việc kích thước lớn hơn thì cả về hương vị lẫn nguyên liệu của bánh củ cải cũng hoàn toàn khác biệt với há cảo hay bất kỳ món ăn xuất hiện tại Bạc Liêu.
Bánh củ cải thường được bán trên những xe đẩy, gánh hàng rong nên du khách muốn tìm ăn đòi hỏi chút may mắn. (Ảnh: hoang_anh_2404)
Bánh củ cải không chỉ có ở riêng đất Bạc Liêu, nhưng nói về hương vị đậm đà khó quên cũng như tạo hình bánh đẹp mắt và công phu nhất, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Bạc Liêu.
Nguyên liệu chính để làm bánh củ cải tất nhiên không gì khác ngoài củ cải trắng. Từ phần vỏ bánh đến nhân, tất cả đều có sự hiện diện của loại củ dân dã, thanh đạm này.
Bánh có vẻ ngoài khá giống với há cảo, bánh xếp nhưng nguyên liệu và hương vị hoàn toàn khác biệt. (Ảnh: nhi.hoangnhii)
Lớp vỏ bánh được làm từ hỗn hợp bột mì trộn chung với bột củ cải xay nhuyễn. Sau một quá trình ngâm, trộn bột công phu là công đoạn cán bột thành từng miếng mỏng.
Video đang HOT
Để cán được lớp vỏ bánh đạt được độ chuẩn, không quá dày khiến nhân chín không tới, và cũng vừa đủ mỏng để không bị rách đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người làm.
Nhiều người cho rằng vỏ càng mỏng thì bánh củ cải khi ăn sẽ càng ngon và đẹp mắt hơn. (Ảnh: foodiewego)
“Linh hồn” của vỏ bánh – phần nhân bên trong được tạo nên từ sự kết hợp giữa tôm, thịt, củ cải, cà rốt. Những sợi củ cải, cà rốt được thái nhỏ và đều tăm tắp hòa cùng thịt, tôm băm nhuyễn, nêm nếm gia vị vừa ăn được xào chín qua trên bếp, toàn bộ được người bán khéo léo bao bọc lại bởi lớp vỏ bánh trắng tinh. Những động tác cuốn, xếp được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ để cho ra những chiếc bánh củ cải đẹp mắt nhất.
Vỏ bánh trong suốt để lộ phần nhân bên trong đầy bắt mắt. (Ảnh: bvt_tngdo)
Sau một thời gian hấp trên nồi, những chiếc bánh chín đều hiện lên với lớp vỏ trong suốt nhìn thấu sắc hồng hồng của phần nhân bên trong, vừa làm hài lòng thị giác vừa kích thích vị giác không thôi.
Bánh củ cải dân dã, bình dị nhưng gây thương nhớ cho những ai có cơ hội ăn thử. (Ảnh: loan.iin)
Bánh củ cải khi dùng được rắc thêm mỡ hành, hành phi để tạo thêm màu sắc và tăng hương vị, nước mắm chua ngọt sẽ là thành phần sau cùng để kết thúc việc chuẩn bị cho món ăn.
Bánh củ cải ngon ngọt vị thịt hòa với cái hăng hăng đặc trưng của củ cải trắng, được gói gọn trong bột bánh bùi ngậy dần được bung tỏa trong khoang miệng, một hương vị khác lạ mà vô cùng độc đáo khiến thực khách thích thú khi thưởng thức và lưu luyến, vấn vương khi dùng xong.
Hướng dẫn chế biến món ngon ngày Tết 3 miền
Bò nướng kiệu, gỏi tôm bưởi, thịt thưng là ba món đặc trưng hay được sử dụng trong những bữa ăn ngày Tết. Mời bạn tham khảo để thử trổ tài nhé.
BÒ NƯỚNG KIỆU
1. Nguyên liệu: (2 phần ăn):
Thịt bò: 200g,Củ kiệu: 100g,Gừng ngâm chua: 50g,Đầu hành: 50g,1/2 trái ớt sừng,Một muỗng súp tương ớt, một muỗng súp dầu ăn, một muỗng súp nước tương,Một muỗng cà phê đường, 1/4 muỗng cà phê tiêu.
2. Cách làm:
Thịt bò cắt cỡ 3 ngón tay. Ớt, gừng cắt chỉ. Ướp thịt bò cùng tương ớt, nước tương, dầu ăn, muối, tiêu. Cho củ kiệu, gừng, ớt vào giữa cuộn lại đem nướng. Chấm thịt bò nướng kiệu bằng tương ớt hoặc tương xí muội.
Chú ý: Ngày Tết hầu như gia đình nào cũng có sẵn củ kiệu. Mua thêm thêm một ít thịt bò, cắt thành từng phần khoảng 100g trữ trong ngăn đông. Khi cần lấy hẳn một phần ra cắt mỏng cuốn với củ kiệu và gia vị làm món ăn vừa ngon vừa nhanh gọn.
GỎI BƯỞI
1. Nguyên liệu (4 phần ăn):
Một trái bưởi long,Tôm sú: 200g,Tôm khô: 50g,Một ít rau răm, một trái ớt sừng, 3 trái ớt hiểm,Nước mắm ngon, một muỗng súp, đường: 2 muỗng súp, tiêu: 1/2 muỗng cà phê.
2. Cách làm:
Bưởi long cắt mặt, lấy phần ruột để nguyên vỏ làm đồ đựng gỏi. Tách múi bưởi tơi ra. Tôm sú luộc, lột vỏ. Tôm khô ngâm nước nóng khoảng 15 phút, vớt để ráo, giã nhỏ, cháy trên chảo cho vàng. Rau răm cắt nhỏ, ớt sừng cắt sợi.
Trộn bưởi và các nguyên liệu trên cho đều. Đánh nước mắm và đường cho tan đều, cho tiêu vào. Rưới nước mắm đường, tiêu vào gỏi. Cho gỏi vào vỏ bưởi đã chuẩn bị sẵn, trang trí ít rau răm và ớt hiểm trên mặt.
Chú ý: Bưởi là trái cây luôn có mặt trong dịp lễ, Tết ở mọi gia đình. Chọn trái bưởi ngon làm gỏi nhằm tạo sự phong phú thêm cho thực đơn ngày Tết, vừa ít tốn công vừa thay đổi khầu vị vốn đã có nhiều món ăn thừa thịt, mỡ gây ngán.
THỊT HEO THƯNG
1. Nguyên liệu (2 phần ăn):
Thịt đùi hoặc ba chỉ: 250g,Một muỗng cà phê tỏi băm, 1/2 muỗng cà phê ngũ vị hương, muối:1/2 muỗng cà phê, đường: một muỗng súp, nước tương: một muỗng súp
2. Cách làm:
Thịt rửa sạch để nguyên khối ướp với các gia vị để cho thấm 1-2 giờ. Cho 2 muỗng xúp dầu vàp chảo phi với chút tỏi. Cho thịt heo vào chiên đến lúc vàng đều 2 mặt. Sau đó cho nước vào ngập thịt nấu với ngọn lửa nhỏ cho đến khi mềm thịt, nước cạn còn khoảng 1/3 là được.
Thịt heo thưng cắt mỏng cuốn với bánh tráng rau sống chấm nước mắm pha chua ngọt.
Chú ý: Thịt thưng là món ăn truyền thống của người miền Trung trong những ngày Tết. Sau khi nấu chín thịt nên lưu trữ thịt sao cho nước ngập đều miếng thịt. Nếu nước thịt ít, nên trở thịt thường xuyên Như vậy thịt sẽ luôn mềm mại, không bị khô ở phần không được ngâm trong nước.
Pha nước mắm chua ngọt muốn tỏi ớt nổi lên không trượt phát nào, hãy làm theo cách này Để có bát nước mắm chua ngọt với phần tỏi, ớt băm nổi lên đẹp mắt, bạn cần có bí quyết để pha chế. Nước mắm chua ngọt có thể sử dụng cho rất nhiều món ăn khác nhau. Nguyên liệu cho loại nước chấm này rất đơn giản, chỉ cần mắm, tỏi, ớt, đường, giấm/chanh và một chút nước lọc. Tuy nhiên,...