Bánh chưng nhựa, giò lụa cao su
Sáng kiến này hiện đang được đại đa số bà con ủng hộ, giàu có không có nghĩa là lãng phí.
Ảnh minh họa
Tết đến, với quan niệm cành lộc phải do tự tay bẻ về, chứ không mua, nên đầu năm mới người ta có thói quen đi hái lộc, đặc biệt là lộc trong chùa, chính vì vậy các cây cảnh, cây lâu năm trong chùa thường bị trụi thùi lụi sau ngày mùng 1. Để phòng tránh chuyện này một số ngôi chùa đã “tỉnh đòn” đối phó, các sư tăng cất sạch những cây dễ ngắt cành bẻ lá như mẫu đơn, hoa đại, đỗ quyên… và chuyển ra vị trí… thuận lợi các loại cây cao vút như cau, dừa.
Một số cây không thể di chuyển sẽ được gắn lủng lẳng các tấm biển ghi tên như “Cây đen đủi”, “cây xui xẻo”, “cây hao tài tốn của”… v.v… Với chiêu thức này, nhà chùa hy vọng cây lá trong chùa sau mấy ngày Tết vẫn bình an.
Bánh chưng nhựa, giò lụa cao su
Video đang HOT
Ngày trước, các cụ thường nói: “No 3 ngày Tết, đói 3 tháng hè”, ý nói rằng ngày tết đồ ăn thức uống luôn ê hề, người ta chỉ trông đến tết để được ăn no, ăn ngon. Ngày nay, do kinh tế đất nước ngày càng phát triển, nên việc ăn uống đã không còn quan trọng nữa, những món ngày xưa chỉ tết mới có như Bánh chưng, giò lụa thì giờ ngày thường cũng có và không ai thèm chúng cả.
Nhiều nhà thắp hương xong không ăn đến lại để mốc, chính vì vậy để tiết kiệm, một số nhà sản xuất đã có sáng kiến tung ra các mặt hàng bánh chưng, giò lụa… bằng nhựa, cao su vừa đẹp vừa không thiu mốc, tiện thắp hương. Sáng kiến này hiện đang được đại đa số bà con ủng hộ, giàu có không có nghĩa là lãng phí, đó chính là tiêu chí đánh giá mức độ “biết chơi tết” ngày nay.
Theo Dân Việt
Tết đến hãy "cảnh giác" với lời khen của bạn trai
Câu khen này không hẳn là anh chàng có ý khen đến nhà gấu chơi thấy vui như Tết đâu.
Ảnh minh họa
Tết đến hãy "cảnh giác" với lời khen của bạn trai
Ngày xuân, nếu bạn trai đến nhà chơi mà có nhỡ miệng khen gấu: "Đến nhà em lúc nào anh cũng có cảm giác như 3 ngày Tết" thì gấu cũng chớ vội mừng phổng mũi, câu khen này không hẳn là anh chàng có ý khen đến nhà gấu chơi thấy vui như Tết đâu.
Hãy nhớ rằng từ xa xưa ông bà ta đã có một tục lệ: kiêng kị quét nhà trong 3 ngày tết để không bị mất lộc, mất tiền, do vậy với câu khen trên 90% có thể anh chàng đã cố ý "khen đểu" và ngầm chê rằng: Sao nhà em bẩn thế!
Câu đối tết xưa và nay
Ngày xưa mỗi dịp tết đến xuân về bao giờ cũng có những món như thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng, và những phong tục treo: câu đối, tràng pháo, cây nêu... chính vì vậy mới có câu đối rằng:
"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh"
Ngày nay thịt mỡ ngày Tết hiếm ai ăn, câu đối cũng chẳng còn, cây nêu, tràng pháo cũng coi như ... tuyệt chủng, chính vì vậy câu đối cho những dịp xuân xa xưa ấy nên sửa lại là:
"Chả lụa, chân giò, dưa hấu đỏ
Đào mai, chùm táo, bánh chưng xanh"
Tết nhà người ta
Mấy ngày giáp tết bỗng dưng những người hàng xóm thấy nhà chị Mơ đầu ngõ cãi nhau rất to, thậm chí nghe cả tiếng xô xát. Qua tìm hiểu của bà tổ trưởng dân phố thì được biết nguyên nhân: Đến tận 27 tết mà vẫn không thấy anh chồng đưa cho xu nào, chị Mơ kêu ca phàn nàn cả đêm, anh chồng kêu do công ty chưa có tiền, thế rồi đùng một cái ngày 28 tết thấy anh ta đã dùng toàn bộ số tiền lương thưởng mới lĩnh sáng hôm đó để mua quà tết hết sạch.
Chưa kịp điên tiết thì chị Mơ đã bị tăng huyết áp phải đi viện cấp cứu khi được biết quà tết của chồng mình mua là những thứ gì, hóa ra toàn rượu là rượu. Vừa mới hai hôm trước đó, anh chồng ở nhà say xỉn thế nào đã vớt sạch mấy con cá cảnh trong bể nướng để làm mồi nhậu, đến vụ quà tết như thế này nữa thì đúng là không ai chịu nổi.
Theo Dân Việt
Làng bánh chưng ở Đồng Nai nhộn nhịp dịp Tết Vào Xuân, làng chuyên sản xuất bánh chưng ở phường Hố Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tất bật hơn bao giờ hết, tại đây mỗi ngày sản xuất hàng chục tấn với chất lượng và mẫu mã rất đẹp và có uy tín, xuất đi các tỉnh Bắc - Nam và phục vụ nhiều bà con kiều bào ở nước ngoài....