Bánh chả – tên nghe là lạ mà ăn là mê
Bánh chả là thức quà vặt cổ truyền nổi tiếng của mảnh đất Tràng An, và còn gắn với bạn của tôi nữa…
Món bánh chả rất dễ thương với mùi vị lá chanh – TRANG HIẾU
Bạn bảo: “Hà Nội có món bánh chả ăn là mê!”. Mình bật cười, bảo tên gì ngồ ngộ quá xá. Chả cuốn tròn làm bánh hay bánh cuộn chả vào lòng? Ăn vào mằn mặn, ngòn ngọt trộn lẫn chắc hổng quen…
Bạn gửi cho mình xem hình ảnh những lát bánh cắt miếng xếp đều trên đĩa phô ra lớp áo nướng màu vàng cánh gián, khoe khéo phần nhân thịt mỡ cùng vài sợi lá xanh xanh lấp ló.
Mình nhắn với bạn bánh chả có lẽ là một biến tấu của bánh trung thu chăng, bạn liền huyên thuyên phản bác bằng trái tim của người con Hà thành bênh vực hết lòng, bảo vệ hết dạ một món ngon của Hà Nội.
Video đang HOT
Ồ! Bánh chả là thức quà vặt cổ truyền nổi tiếng của mảnh đất Tràng An, gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ lớn lên nơi mảnh đất kinh kỳ giàu truyền thống văn hóa và phong phú nếp sống thanh lịch, tinh tế.
Bao người đã qua rồi tuổi thơ lê la quán xá, rong ruổi bên gánh hàng rong mỗi khi nhắc về món ăn vặt tuổi thơ ấy vẫn gợn lên dư vị thèm thuồng đến cháy lòng về những ngày thơ bé.
À! Bánh chả là món ngon đòi hỏi nguyên liệu ít ỏi hơn hẳn bánh trung thu nướng nhưng phải tinh chọn về chất lượng: bột mì, bột nếp, mỡ phần, lá chanh, đường, muối. Đôi tay khéo léo của người làm sẽ ướp phần mỡ đường hòa quyện vừa giòn vừa bóng; sẽ thái chỉ lá chanh rồi trộn vào nhân và xào ít muối trắng; sẽ nhào nặn phần vỏ bánh rồi cán mỏng, ủ nhân, cuộn tròn và cắt lát vừa ăn; sẽ canh thời gian nướng bánh sau khi phết lên bề mặt bánh một lớp mỏng trứng gà đánh nhuyễn…
Mình đã “ồ” và “à” suốt thế đó khi được bạn giới thiệu về bánh chả. Đến lúc cầm trên tay miếng bánh thơm ngon, hít hà hương vị và cắn thử lớp bột mịn giòn cho tan dần trong miệng, nghe thoang thoảng mùi hăng của lá chanh quyện với vị ngọt bùi, béo ngậy của mỡ đường, mình phải gật gù đồng ý với bạn về một thức quà ngon thủ đô.
Bánh chả vẫn hiện diện trong đời sống thường nhật của người dân Hà Thành, nhất là khi sắc thu vừa mon men đến gợi nhắc bao điều hoài vọng…
Ở nơi mảnh đất thủ đô đẹp xinh ấy, bạn đã kịp chuẩn bị ít bánh chả ngọt thơm cùng tách trà sen nóng hổi cho buổi sớm mai giữa những ngày giãn cách chưa?
Dẻo bùi bánh nếp nhân trứng kiến Tuyên Quang
Món ăn cổ truyền độc đáo ngày xuân của cộng đồng người Tày ở Tuyên Quang.
Bánh nếp nhân trứng kiến (còn gọi Péng Lăng Lay) là một món ăn phổ biến ngày xuân của các gia đình người Tày ở Tuyên Quang. Để được nếm thử món dân tộc "độc", lạ này, du khách nên đến Tuyên Quang vào khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch, mùa người Tày thu hoạch trứng kiến đen.
Nói đến "trứng kiến", có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy "hơi ghê". Thực tế, không phải trứng kiến nào cũng ăn được. Chỉ có trứng của kiến đen, loại kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn được cho là lành nhất, mới có thể dùng để nấu những món ăn ngon miệng. Loài kiến này thường làm tổ, đẻ trứng trên những cành không cao lắm ở cây ngõa, xoan, quế, găng, vầu.
Trứng kiến đen màu trắng sữa, to bằng hạt gạo. Có thể thu hoạch được 1 đến 2 lạng trứng ở mỗi tổ kiến.
Để thu hoạch trứng kiến, không phải là chuyện dễ dàng. Người ta cần dùng một cái rổ có cán dài, buộc cỏ tranh để kiến không bò vào người. Sau đó, phải sàng sảy thật khéo để loại bỏ lá cây và tạp chất trong ổ kiến mà không làm trứng bị vỡ, nát.
Người Tày dùng trứng kiến để làm nhân bánh. Người ta xào trứng kiến cùng hành phi, rau thì là thái nhỏ và nêm chút muối để miếng bánh đậm vị, hấp dẫn hơn. Công đoạn này cũng phải hết sức khéo léo, chỉnh độ lửa vừa phải để trứng không bị vỡ, nát, chảy sữa.
Ngoài thành phần quan trọng và khó kiếm nhất là trứng kiến để làm nhân, người ta dùng bột gạo nếp nương để làm vỏ bánh, sau đó dùng lá vả để gói bánh lại, hấp cách thủy chừng 40-45 phút là chín.
Tuy trứng kiến không độc, nhưng có thể gây phản ứng phụ với tùy người. Nếu lần đầu thưởng thức, bạn nên cẩn thận thử một miếng nhỏ, xem mình có bị dị ứng không.
Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, bánh nếp nhân trứng kiến của người Tày ở Tuyên Quang còn được ưa chuộng bởi hương vị vô cùng đặc biệt, độ dẻo thơm của nếp, mùi lá vả đặc trưng và vị trứng kiến bùi bùi, béo ngậy.
Muốn măng khô nhanh mềm lại bớt độc tố nhớ làm các bước này Canh măng khô là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc. Tuy nhiên, làm thế nào để luộc măng khô nhanh mềm, giảm thiểu tối đa độc tố th Măng khô là măng tươi được sơ chế rồi đem phơi khô. Không chỉ có thời gian bảo quản lâu hơn, măng khô còn mang đến...