Bánh canh cua nước cốt dừa Cà Mau
Bánh canh cua nước cốt dừa Cà Mau là một món ăn quen thuộc của người dân sông nước, mang đậm hương vị tình cảm quê nhà. Sợi bánh canh mềm hòa trong nước dùng đậm đà và béo ngậy, thơm lừng cốt dừa làm ai ăn rồi cũng nhớ mãi.
Điều đầu tiên ấn tượng với thực khách khi nhìn thấy tô bánh canh là sự hài hòa tuyệt đẹp giữa màu đỏ au của gạch cua với nền bánh trắng, điểm xuyết bên trên có màu xanh của hành và lấm tấm màu tiêu.
Sợi bánh canh ở đây được làm thủ công từ bột gạo. Từng miếng bột thật đều, không quá dày cũng không quá mỏng. Công đoạn tiếp theo của việc làm bột là phải se những cọng bánh trong lại, để những sợi bánh không dính vào nhau thì chúng ta sẽ phủ lên một ít bột năng. Có người trụng bánh qua một lần rồi bỏ nước nhưng làm như vậy khi nấu bánh không sệt lại sẽ không ngon.
Đã nói đến bánh canh cua thì chắc hẳn nguyên liệu của chúng ta không thể thiếu những con cua đầy gạch, chắc thịt của xứ Cà Mau. Phi thơm tỏi hành cho thịt và gạch xào, nêm hạt nêm, đường, nước mắm. Gạch cua sẽ tạo cho món bánh canh có thêm màu vàng, trông rất hấp dẫn
Ở miền Tây hầu hết các món ăn đều có nước cốt dừa. Vị beo béo đặc trưng của nước cốt dừa làm tăng vị ngon của món ăn. Dừa khô sau khi nạo nhồi với nước ấm, vắt lấy một ít nước cốt để riêng sau đó cho nước vào vắt thêm vài nước dão vào xoong để nấu làm nước dùng. Bắc nồi nước dão lên nấu sôi rồi cho những sợ bánh canh vào, khi sợi bánh bột đã chín mềm thì cho cua vào rồi nêm nếm. Vị ngọt của thịt cua làm cho món bánh canh ngon và thơm hơn bao giờ hết. Ngoài ra, có nhiều người còn kết hợp thêm tôm hay thịt vào để tạo nên mùi vị khác lạ hơn.
Múc bánh canh ra tô, chan thêm ít nước cốt dừa, rắc thêm ít tiêu xay, hành lá xắt nhuyễn lên mặt. Tô bánh canh nóng bốc khói vừa ngọt vừa béo chẳng những ngon miệng mà còn bổ dưỡng.
Hãy đến với Cà Mau để thưởng thức những tô bánh canh nóng hỏi, vừa thơm mùi nước cốt dừa, vừa ấm vị tiêu lại vừa nhiều màu sắc.
Theo NLĐ
Hấp dẫn chè bánh lọt khoai môn
Chè bánh lọt là một món chè đặc trưng của người Nam Bộ với những dải bột màu xanh lá dứa dai sựt ăn cùng đá bào và nước cốt dừa béo ngậy.
Bánh lọt có thể kết hợp với nhiều loại đậu như đậu đỏ hay đậu xanh đánh. Tuy nhiên khi kết hợp với khoai môn thì lại tạo nên một món chè đặc sắc và ngon hơn hẳn. Màu tím của khoai, màu xanh của bánh lọt và màu trắng của nước cốt dừa sẽ hòa quyện trong một ly chè mát lạnh thơm ngon cho mùa hè năm nay.
Nguyên liệu:
Video đang HOT
- Phần bánh lọt:
50gr bột gạo
50gr bột củ năng
1 muỗng canh bột năng
600ml nước cốt lá dứa (có thể mua lá dứa về rửa sạch, xay nhuyễn với nước, lọc lấy nước cốt lá dứa. Hoặc dùng tinh chất lá dứa pha với nước loãng nếu không có lá dứa tươi)
1 muỗng canh đường
muỗng cà phê nước cốt chanh (để khử mùi chua của bột)
- Phần khoai:
1 củ khoai môn vừa (khoảng 350-400gr)
2 củ khoai lang tím (cỡ 200gr)
50gr đường
ít muối
- Phần nước cốt dừa:
500gr dừa nạo
1 muỗng canh bột năng
Một ít lá dứa (tùy ý)
Cách làm:
- Phần bánh lọt:
Cho phần nước cốt lá dứa vào nồi, cho các loại bột vào khuấy cho tan đều. Lọc qua rây cho mịn, rồi cho nước cốt chanh và đường vào khuấy tan.
Bắc nồi lên bếp đun với lửa vừa, dùng muỗng gỗ khuấy liên tục đến khi hỗn hợp đặc lại và trở trong. Bắc nồi ra khỏi bếp và tiếp tục quấy cho hổn hợp bột trong và không bị lợn cợn.
Chuẩn bị sẵn 1 thau nước đá. Nếu có dụng cụ ép bún thì cho hỗn hợp bột vào rồi bấm ra thành từng sợi nhỏ vào thau nước đá. Nếu không có dụng cụ ép bún, có thể cho bột vào bao bắt bông kem, cắt đầu bao rồi bắt từng lọn bột vào thau nước đá.
Cho thau bánh lọt vào tủ lạnh bảo quản
- Phần khoai:
Khoai lột vỏ xắt thành miếng nhỏ, cho vào nước muối loãng để khoai không bị thâm đen
Sau đó cho cả hai loại khoai vào nồi, nấu với xâm xấp nước và chút muối cho khoai mềm
Khoai sau khi nấu chín mềm, dùng máy xay cầm tay xay cho khoai nhuyễn mịn
Cho đường vào trong khoai và sên cho đến khi khoai đặc lại là được
Lưu ý: phần khoai này khi nguội sẽ đặc lại nên trong khi sên không nhất thiết phải cho thêm bột. Khi khoai nguội bớt, cho vào tủ lạnh bảo quản.
- Phần nước cốt dừa:
Dừa nạo trắng mua về vắt 1 chén nước cốt để riêng.
Tiếp tục vắt khoảng 500ml nước dão dừa. Cho phần nước dão dừa vào nồi cùng với bó lá dứa đun cho sôi lăn tăn thì vớt phần lá dứa ra, cho đường vào đun cho sôi trở lại.
Hòa tan 1 muỗng canh bột năng vào chén nước cốt dừa. Lọc qua rây và cho vào nồi nước dừa, quấy 1 chiều cho đến khi hỗn hợp sánh lại là được.
Trình bày:
Cho bánh lọt vào chén, thêm khoai môn vào, cho đá bào hoặc đá viên đập nhỏ, chan nước cốt dừa vào và dùng lạnh.
Theo Thanhnien
Cá lóc kho nước cốt dừa Béo ngậy, thơm phức và không còn mùi tanh của cá - đó là những gì bạn sẽ cảm nhận được khi thưởng thức món cá kho nước cốt dừa này! Nước dừa làm cho miếng cá mềm thơm lạ! Nguyên liệu làm cá lóc kho nước cốt dừa (cho 4 Phần ăn) Cá lóc 700 gr Nước cốt dừa 400 ml Hành...