Bánh căn Ninh Thuận linh hồn ẩm thực miền nắng gió
Bánh căn Ninh Thuận dân dã, mộc mạc và từ lâu đã trở thành nỗi nhớ da diết của người con xứ “gió như Phan mà nắng như Rang” mỗi lần xa quê.
Bánh căn Ninh Thuận – linh hồn ẩm thực miền nắng gió
Bánh căn rất phổ biến ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa. Bánh chủ yếu thường được làm bằng khuôn đất nung và có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn.
Những khuôn đất này được chế tạo từ bàn tay tài hoa của những người thợ gốm Bầu Trúc và hình như chỉ ở đây mới sản xuất ra những lò đổ bánh căn.
Người đổ bánh có kinh nghiệm làm sao bánh khi ra khỏi khuôn phải vừa giòn, vừa xốp lại vừa dẻo, vỏ bánh phải có màu trắng vàng nhưng không bị cháy khét, có như thế bánh căn mới đạt yêu cầu.
Món bánh căn Ninh Thuận:
Giống bánh khọt ở miền Nam, bánh căn cũng được chế biến từ bột gạo. Tuy nhiên, khi chế biến món bánh khọt, người ta thường thêm bột nghệ để bánh có màu vàng đẹp mắt và khi đổ thì tráng một lớp dầu.
Bánh căn dùng với các loại nước mắm khác nhau nên người ăn dù có no đến mấy cũng không bao giờ cảm thấy ngấy. Nước chấm bánh căn của Ninh Thuận đa dạng: nước mắm pha loãng có ớt tỏi băm nhuyễn, mắm nêm và mắm đậu phộng, nước cá từ cá ngừ nhỏ hoặc cá nục.
Video đang HOT
Bánh căn xuất phát từ món ăn của người Chăm ở Ninh Thuận, qua thời gian người Việt đã học hỏi và sáng tạo thêm nhiều cách mới, làm cho món ăn đặc sắc hơn như ăn với nhiều loại nước chấm và thêm vào bánh nào trứng, tôm và mực.
Thưởng thức món bánh canh Ninh Thuận:
Đặc biệt khi ăn bánh căn ở những nơi nhiều người Chăm sinh sống thì người ta cho bánh căn vào chén và nghiền nát, sau đó chan tất cả các loại mắm vào, ăn cùng xoài sống, dưa chuột, hành tây.
Màu trắng của bánh thêm màu xanh của hành lá xắt nhuyễn, màu đỏ của ớt, vị chua của xoài, chanh, rồi tất cả loại mắm cho chung vào đủ để cho vị giác của người ăn được kích thích đến tận cùng. Vị chua chua, cay cay, bùi bùi khiến cho những ai đã một lần nếm thử món bánh căn dân dã sẽ không bao giờ quên được.
Nếu có dịp đến Ninh Thuận mà không dùng thử bánh căn thì quả là một thiếu sót vì nó được coi là món ăn “linh hồn” của mảnh đất này.
Bánh được bán phổ biến trên nhiều con đường ở thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, nhưng bạn nên ăn ở những nơi có nhiều người Chăm sinh sống để có thể biết được nhiều hơn về văn hóa và cách ăn khác lạ của họ.
Món đặc sản nổi tiếng Ninh Thuận, ăn một miếng nhớ cả đời
Một trong những đặc sản nổi tiếng của Phan Rang - Ninh Thuận phải kể đến đó chính là Bánh Căn.
Đặc sản Bánh Căn của Ninh Thuận (Ảnh nguồn Internet)
Bánh căn là món ăn đặc trưng của người Chăm Ninh Thuận, qua quá trình tiếp biến, người Việt đã học hỏi và sáng tạo thêm nhiều cái mới, làm món ăn này thêm đặc sắc và trông hấp dẫn hơn.
Nhân của bánh căn ngày nay đã được biến tấu rất đa dạng nào là trứng, cá, thịt...
Làm bánh căn cũng không quá cầu kỳ nhưng cần sự tỉ mỉ khi làm. Bột gạo sau khi ngâm thì pha trộn thêm cơm nguội khi xay bột, đo liều lượng nước và gạo sao cho phù hợp để bánh không bị nhão, cũng không bị khê khi nướng bánh...là những bí quyết được truyền tụng từ đời này sang đời khác của người dân Phan Rang, Ninh Thuận.
Đổ bột bánh căn vào những cái khuôn nhỏ nhỏ xinh xinh (Ảnh nguồn Internet)
Từ chập choạng tối, người bán bánh căn đã tất bật xay bột, quạt than, nướng lò. Bánh căn phải nướng trên lò than hồng mà không có cách nào khác thay thế được. Lò than đã đỏ rực, khuôn đã tỏa ra hơi nóng, là lúc người bán bắt đầu đổ bánh.
Những chiếc bánh căn được thêm phần nhân nào là nhân tôm, thịt...
Mẻ bánh căn trông thật bắt mắt...nhìn thôi đã bị hớp hồn
Chiếc bánh căn trắng tinh, nóng hổi, nhân là trứng, thịt và tôm... tùy theo ý thích của người thưởng thức, bánh được lấy khi vừa chín tới là được thả ngay vào tô hành lá xắt nhuyễn. Chiếc bánh điểm thêm màu xanh của hành lá, nhìn càng ngon.
Bánh căn là loại bánh có nhiều nước chấm nhất (Ảnh nguồn Internet)
Ở Ninh Thuận thực khách có thể thưởng thức những chiếc bánh căn với nhiều loại nước chấm khác nhau. Có thể nói không có loại bánh nào của miền Trung có nhiều loại nước chấm như bánh căn. Đầu tiên là chén nước mắm chua ngọt, kế đến là nước mắm cá cơm nguyên chất (mắm nêm), rồi nước cá kho đậm đà với những khối cá thái vuông. Cách ăn này khác hẳn với người Đà Lạt, tuy cùng là bánh căn nhưng người dân phố núi lại chỉ quen ăn kèm nước sốt xíu mại, làm từ thịt viên và hành.
Bánh căn - món ăn dân dã nhưng sẽ khiến bạn nhớ mãi nếu đã thưởng thức
Có một điều đặc biệt khi ăn bánh căn ở những nơi nhiều người Chăm sinh sống thì người ta cho bánh căn vào chén và nghiền nát, sau đó chan tất cả các loại mắm vào, ăn cùng xoài sống, dưa chuột, hành tây. Màu trắng của bánh thêm màu xanh của hành lá xắt nhuyễn, màu đỏ của ớt, vị chua của xoài, chanh, rồi tất cả loại mắm cho chung vào đủ để cho vị giác của người ăn được kích thích đến tận cùng. Vị chua chua, cay cay, bùi bùi khiến cho những ai đã một lần nếm thử món bánh căn dân dã sẽ không bao giờ quên được.
Bánh canh Vĩnh Trung món đặc sản của phố núi Tịnh Biên Bánh canh Vĩnh Trung nổi tiếng của phố núi Tịnh Biên An Giang, vì vậy khi đến với vùng Bảy Núi bạn hãy dành chút thời gian để thưởng thức món đặc sản này nhé. Bánh canh Vĩnh Trung món đặc sản của phố núi Tịnh Biên Nguyên liệu làm bánh canh Vĩnh Trung An Giang: Bánh canh được chế biến từ chính...