Bánh bạc đầu, quà ngon đất Mỏ
Bánh bạc đầu là món bánh được làm từ gạo nếp, làm xong được phủ một lớp bột trắng bên ngoài chống dính, phải chăng chính vì như vậy nên người ta gọi nó là bánh bạc đầu…
Có dịp tới vùng đất mỏ Quảng Ninh chơi, thăm làng của người dân tộc Sán Dìu dịp lễ, tết, bạn sẽ được mời nếm thử món ăn ngon này.
Để làm bánh bạc đầu, đầu tiên người ta giã hoặc xay nhuyễn gạo nếp rồi nặn thành bánh, bên trong có nhân lạc, vừng… Nói thì đơn giản vậy nhưng thực ra nó được chế biến rất công phu.Từ khâu chọn nguyên liệu, xay bột làm nhân… Khi mùa gặt kết thúc, người ta chọn loại gạo nếp chất lượng tốt nhất, thơm ngon nhất để làm nguyên liệu chế biến. Gạo được nhặt kỹ, tuyệt đối không được lẫn gạo tẻ, đem ngâm nước từ 10-15 phút cho tới khi ngấm vừa đủ nước, dễ dàng bẻ vỡ đôi, mới vớt ra để ráo rồi đem giã bằng cối đá theo cách thủ công cho đến khi thành bột. Sau đó bột lại tiếp tục được lọc kỹ bằng rây (một dụng cụ như chiếc rổ nhỏ, mắt lưới dày…). Những phần gạo giã chưa kỹ lại tiếp tục mang giã cho tới khi thành bột tinh, nhỏ. Công đoạn này có khi mất đến nửa ngày. Tuy nhiên ngày nay việc giã gạo đơn giản hơn khi có máy xay, nhưng vẫn phải đảm bảo tinh bột nhỏ, mịn, trắng tinh, sờ thấy mát mới đạt yêu cầu.
Video đang HOT
Khi đã có bột nếp, nó được hòa nước ấm, rồi đánh thật kỹ, xắt thành từng cục nhỏ, nặn hình lá tròn, mỏng thả vào nồi nước sôi. Bánh được luộc cho tới khi nổi đều lên mặt nước thì coi như đã chín, lúc đó mới vớt ra ngoài. Những cục bột vừa mới vớt còn nóng hôi hổi được trộn tiếp với bột gạo nếp, đánh kỹ cho nguội bớt, sau đó nặn thành từng lá bột tròn, mỏng, rộng như miệng bát rồi đặt nhân vào giữa, nặn thành những chiếc bánh tròn, xinh xắn. Mỗi chiếc bánh nặn xong đều được lăn đều qua một lớp bột mịn…
Nhân bánh được làm từ hỗn hợp vừng, lạc rang giã nhỏ, trộn đều với đường trắng xay nhỏ. Để bánh ngon và dậy mùi, nhiều nơi còn cho thêm đậu xanh vào nhân bánh hoặc làm nhân bánh bằng bột đậu. Một chiếc bánh ngon có bột lọc kỹ có thể nhìn thấy nhân mờ mờ sau lớp áo bột nếp, ăn có vị thanh, thơm mùi gạo nếp, lạc vừng. Không giống nhiều món bánh khác, bánh bạc đầu hoàn toàn không cần chiên rán hay hấp mà chỉ luộc, nên có hương vị độc đáo, dễ ăn…
Ngày nay, bánh bạc đầu còn được đặt làm lễ vật ăn hỏi hoặc để bán. Sẽ thật tuyệt vời khi ngoài trời mưa Xuân, trong nhà mọi người quây quần, cùng thưởng thức món bánh bạc đầu, một đặc sản của bà con dân tộc Sán Dìu…
Bánh cuốn Thanh Trì
Bánh cuốn Thanh Trì mỏng và trong đến mức có thể nhìn rõ được mặt người phía sau. Bánh cuốn ngon không thể thiếu nước chấm và vị cà cuống đặc biệt góp phần làm nên sự tinh tế của món ăn này.
Hà Nội có nhiều món ăn được xem là đặc sản nhưng không phải bất kì đặc sản nào cũng có vị trí đối với kho tàng văn hoá ẩm thực Hà Nội. Thế mà bánh cuốn Thanh Trì lại hội đủ cả hai điều kiện ấy. Đây là một món ngon Hà Nội không chỉ thu hút mọi người mà còn đi vào trang văn của nhiều tác giả tên tuổi như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng...
Quy trình làm bánh cuốn Thanh Trì rất công phu. Một trong những bí quyết để có được những mẻ bánh ngon là chọn gạo ngon. Nếu gạo quá dẻo thì bánh nát, còn gạo kém thì bánh sẽ không thơm ngon. Và không thể quên khâu quan trọng là xay bột. Bột được xay nhuyễn nên mặt bánh cuốn mới được láng bóng, óng ả như vậy. Nếu bột loãng quá bánh sẽ nát, mà đặc quá bánh sẽ dày mình, ăn thô thì đâu còn được gọi là bánh Thanh Trì.
Bánh cuốn Thanh Trì là thứ bánh mỏng và trong đến mức có thể nhìn rõ được mặt người phía sau. Sau mỗi lớp bánh tráng nóng hổi vừa ngả xuống, người phụ việc lại nhanh tay rắc một lớp lá hành đã phi thơm bóng mỡ. Mỗi lá bánh mỏng mịn, vàng ngà điểm xuyết màu xanh vàng của lá hành đã tạo nên nét hấp dẫn, độc đáo riêng.
Bánh cuốn ngon không thể thiếu nước chấm, phải pha sao để mà dậy được cái mùi cà cuống lên thì thật là tuyệt vời. Có lẽ vị cà cuống đặc biệt cũng góp phần làm nên sự tinh tế của món ăn này. Dù là bánh cuốn nguội hay bánh cuốn nóng thì cần phải có nước chấm vừa miệng. Pha nước chấm thế nào là bí quyết riêng của mỗi cửa hàng mà thực khách tới thưởng thức đều mê mẩn thứ nước màu hổ phách thơm dịu này. Theo những người bán hàng thì nước chấm bánh cuốn không thiên về vị chua mà cần cân bằng giữa vị mặn của nước mắm và vị ngọt của đường. Chén nước mắm nhỏ xíu xinh xắn, không mặn quá, không chua quá, mà cũng không cay quá. Có lẽ vì bánh cuốn vốn mềm mại, thanh mát nên nước chấm đi cùng cũng dìu dịu như vậy để hài hoà.
Ngày nay, người ta làm thêm các thứ bánh cuốn nhân thịt, nhân tôm, có người thích ăn kèm giò chả, nhưng nhiều nhất vẫn là bánh tráng chay dai giòn thơm hương đồng gió nội, được tinh cất từ hạt gạo trắng trong. Thật là một thứ quà dân dã mà không kém phần tinh tế.
Những chiếc bánh độc đáo hình thù cực ngộ nghĩnh Khi bạn thưởng thức một món ăn không chỉ ngon mà còn đẹp mắt, đó là một niềm vui nhân đôi. Nhìn những chiếc bánh độc đáo này, chắc chắn nhiều người không nỡ ăn vì vừa tiếc vừa sợ. Chiếc bánh độc đáo hình chú khủng long khiến người ta không dám ăn quá chân thực. Chiếc bánh mì hình trái bí...