Bangladesh: Bạo lực đẫm máu, 37 người chết
Tính đến hôm nay, 37 người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong đợt bùng phát bạo lực trên đường phố giữa cảnh sát và những người Hồi giáo đòi hỏi tử hình những kẻ báng bổ tôn giáo.
Nhóm Hồi giáo Hefajat-e-Islam biểu tình đòi chính phủ thi hành luật chống báng bổ, nhưng bị chính quyền từ chối. Cảnh sát dùng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông 20.000 người, dẫn đến bạo lực tràn lan trên đường phố.
Người biểu tình hô khẩu hiệu “Chúa trời là vĩ đại nhất!” rồi đập phá các cửa hàng, xe cộ, chặn đường và xung đột với cảnh sát ở thủ đô Dhaka và khu vực ngoại ô.
Đụng độ nổ ra sau khi đòi hỏi của người biểu tình bị từ chối
Ít nhất 70.000 người biểu tình chiếm các đường phố của thủ đô tài chính suốt đêm, khiến hàng trăm công nhân phải ngủ lại nơi làm việc vì sợ trúng đạn lạc.
Vài chục người biểu tình bị bắt, còn thủ lĩnh tổ chức biểu tình bị đưa lên máy bay tới thành phố Chittagong lớn thứ hai đất nước, còn lãnh đạo thứ hai bị bắt giữ tại Dhaka.
37 người, trong đó có cả cảnh sát, đã chết trong đợt xung đột bạo lực
Cảnh sát cho biết họ sử dụng lựu đạn âm thanh, vòi rồng, hơi cay và đạn cao su để giải tán ít nhất 70.000 người Hồi giáo đòi hỏi thay đổi luật trừng trị người báng bổ.
Thành viên của nhóm Hefajat-e-Islam tràn xuống 6 con phố, chặn các tuyến giao thông giữa Dhaka và các thành phố khác.
Những người chứng kiến nói rằng đoàn biểu tình hô vang khẩu hiệu: “Allahu Akbar!” (Chúa là vĩ đại nhất!’) và “Những kẻ vô thần phải bị treo cổ!”.
Video đang HOT
“Chúng tôi buộc phải hành động vì họ tiếp tục tụ tập trái phép. Họ tấn công chúng tôi bằng gách đá và gậy gộc”, phát ngôn viên cảnh sát Dhaka Masudur Rahman nói.
Bệnh viện Đh Y Dhaka xác nhận 11 thi thể đã được đưa đến đây, trong đó có 1 cảnh sát bị chém dao vào đầu.
Đường phố thủ đô Dhaka trở nên hỗn loạn
26 người khác thiệt mạng trong lúc xung đột với cảnh sát. Bạo lực nổ ra khi cảnh sát muốn giải tán đám đông tụ tập trước ngôi đền lớn nhất đất nước. Bạo lực từ đó lan dần đến khu trung tâm Dhaka.
Đợt biểu tình là do Allama Shah Ahmad Shafi, thủ lĩnh 90 tuổi của nhóm Hefajat-e-Islam, khởi xướng.
Đông nghịt người đụng độ với cảnh sát
Hefajat-e-Islam là nhóm Hồi giáo triệt để, ủng hộ việc tách biệt nữ và nam, đồng thời giáo dục đạo Hồi nghiêm ngặt hơn.
Chính phủ Bangladesh từ chối yêu cầu của tổ chức này với lý do quốc gia có Hồi giáo chiếm đa số vẫn đang được cai trị bởi luật tự do thế tục.
Các thủ lĩnh Hồi giáo đe dọa sẽ tiến hành chiến dịch lật đổ chính phủ nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng.
Theo 24h
Biểu tình chấm dứt sớm ở Bangkok
Những người biểu tình chống Chính phủ Thái đã kết thúc cuộc biểu tình tại Bangkok trong khi các phương tiện truyền thông sáng 25/11 tràn ngập tin tức và hình ảnh đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình.
Trang tin online của nhật báo Bangkok Post cho hay "Biểu tình đã kết thúc".
Đêm 24/11, những người biểu tình chống chính phủ do nhóm Pitak Siam cầm đầu đã đột nhiên kết thúc cuộc biểu tình chứ không kéo dài nhiều ngày như dự kiến.
Nhóm cầm đầu lực lượng biểu tình cho biết họ kết thúc cuộc biểu tình tại Bangkok "vì e ngại bạo lực và muốn bảo tồn mạng sống và sức lực cho các cuộc biểu tình ở tương lai".
Cảnh sát và người biểu tình đã đụng độ ở dãy bêtông ngăn cản trên đường gần tòa nhà chính phủ ở Bangkok ngày 24/11
Người biểu tình chạy toán loạn vì hơi cay của cảnh sát. Ảnh: Reuters, AP
Cảnh sát bắt giữ một số người biểu tình. Ảnh: Reuters, AP
Boonlert Kaewprasit, cựu tướng quân đội cầm đầu nhóm Pitak Siam, cho rằng có thể sẽ có thương vong nếu người biểu tình tiếp tục ở lại những khu vực quan trọng và tiếp tục đụng độ với cảnh sát. Bản thân ông Kaewprasit cũng tuyên bố mình sẽ không lãnh đạo người biểu tình nữa.
Cảnh xô xát giữa hai bên
Trước đó, những người biểu tình đã xô xát với cảnh sát và bị ném hơi cay vào buổi sáng và đầu giờ chiều. Có 137 người bị bắt giữ, 61 người bị thương trong ngày 24/11. Trong số này có hai phóng viên truyền hình bị thương nhẹ do tác nghiệp giữa các cuộc xô xát và bị cảnh sát tạm giữ do nhầm tưởng là người thuộc phe biểu tình. Hội Nhà báo và Hiệp hội truyền hình Thái Lan đã phản đối cảnh sát về việc này.
Pitak Siam là một nhóm bảo hoàng muốn chính phủ của bà Yingluck Shinawatra bị lật đổ và chính trường Thái Lan bình ổn trong vòng năm năm. Nhóm này tuyên bố chính phủ bà Yingluck tham nhũng và không tôn trọng chế độ quân chủ (tôn kính nhà vua).
Số người tham gia cuộc biểu tình lên đến hơn 10.000, khá ít ỏi so với con số từ nửa triệu đến 1 triệu người theo dự báo ban đầu của Pitak Siam.
Surapol Nitikraipoj, cựu hiệu trưởng Trường đại học Thammasat, nhận định cuộc biểu tình của Pitak Siam kết thúc không có nghĩa là phong trào này thất bại. Nó sẽ phục hồi khi thời cơ đến.
Somchai Srisuthiyakorn, một giảng viên khoa chính trị Đại học Sripatum cho biết việc chấm dứt biểu tình là quyết định tốt nhất. Tuy nhiên, quyết định này có thể thất vọng với một số người tham gia và sẽ làm cho các cuộc tụ họp trong tương lai khó khăn hơn.
Nhiều phóng viên tác nghiệp giữa đám đông hỗn loạn. Ảnh: Reuters, AP
Một người biểu tình cố gắng đá hộp hơi cay ngược lại về phía cảnh sát.
Bangkok Post hôm nay 25/11 cho biết có 20.000 cảnh sát đã được huy động để đối phó với cuộc biểu tình hôm qua 24/11. Ảnh: Reuters, AP
Theo 24h
Hình ảnh biệt kích hải quân Mỹ khổ luyện Lực lượng biệt kích hải quân (Navy SEAL) của Mỹ đã lập nhiều chiến công huyền thoại. Để có được những thành tích trên, họ đã trải qua những giờ phút tập luyện gian nan, cực khổ. Lực lượng Navy SEAL số 6 từng tiêu diệt trùm khủng bố bin Laden. Họ thường được Chính phủ giao cho những nhiệm vụ vô cùng...