Bangkok sau 84 ngày biểu tình
Các cuộc biểu tình chống chính phủ đã kéo dài 84 ngày ở Bangkok làm tổng số 9 người thiệt mạng, 554 người bị thương, nhà chức trách chặn được 5 vụ nổ và tịch thu 44 khẩu súng.
Đó là con số thương vong cho tới ngày 20/1 mà Trung tâm y tế khẩn cấp Erawan công bố.
Một lý do mà chính phủ tạm quyền quyết định thực thi sắc lệnh khẩn cấp khắp thủ đô và ngoại ô trong 60 ngày đó là bạo lực và việc sử dụng vũ khí đã dẫn tới các vụ thiệt mạng và bị thương.
Ủy ban cải tổ dân chủ nhân dân (PDRC) và các đồng minh đã khởi xướng các cuộc biểu tình vào ngày 31/10/2013, khi Hạ viện thông qua dự luật ân xá. Các vụ bạo lực bùng phát quanh các điểm biểu tình và trở nên tồi tệ hơn trong chiến dịch “đóng cửa Bangkok”.
Tổng số 5 quả lựu đạn M26 và RGD-5 đã được ném vào nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Abhisit Vejjajiva, dinh Thị trưởng Bangkok MR Sukhumbhand Paribatra, những người biểu tình đang tiến về đường Banthad Thong và khu hậu trường biểu tình tại đài Tưởng niệm.
Một số thiết bị nổ cũng được dùng để đe dọa một số người và cảnh sát cũng thu giữ một số súng và chất nổ.
Video đang HOT
Sau khi thu giữ một số vũ khí trong các vụ bắt giữ (loại trừ những vũ khí thu giữ từ các chốt kiểm soát quanh khu biểu tình) cũng như các vũ khí bị mất, từ 31/10/2013 tới 16/1/2014, Trung tâm Hành chính hòa bình và Trật tự cho biết:
44 khẩu súng bị thu giữ như bằng chứng và 27 khẩu súng được báo cáo bị đánh cắp hoặc mất tích trong các vụ xung đột ở Bộ Lao động và sân vận động Thái Nhật.
Các khẩu súng thu giữ từ các vụ xung đột ở sân vận động Thái Nhật và ở Ramkhamhaeng hầu hết là súng lục. Vụ việc xảy ra ở Ramkham-haeng cũng giúp cảnh sát thu về 34 vỏ đạn được bắn ra từ 18 khẩu súng. Vụ xung đột giữa sinh viên và những người biểu tình thuộc mạng lưới nhân dân vì cải tổ Thái Lan và cảnh sát thu giữ 16 khẩu súng.
Hoài Linh (Theo Nation, ANN)
Theo VNN
3 kịch bản thoát khủng hoảng chính trị dành cho Thái Lan
Ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó biểu tình, chính phủ Thái Lan có vẻ kỳ vọng, cuộc bầu cử ngày 2/2 tới sẽ chấm dứt khủng hoảng chính trị.
Tuy nhiên, những hy vọng chấm dứt khủng hoảng chính trị thông qua bầu cử - nếu nó thực sự có thể diễn ra theo kế hoạch - đang ngày càng trở nên mong manh. Chính phủ Thái Lan đang đối mặt với những áp lực rất lớn, từ người biểu tình cũng như từ chính Ủy ban Bầu cử - để trì hoãn bầu cử vào ngày 2/2 tới xuất phát từ quan ngại về một kết quả thiếu chính xác và không thỏa đáng. Ủy ban bầu cử Thái Lan đã kiến nghị hoãn bầu cử lên Tòa án Hiến pháp - cơ quan có thẩm quyền quyết định vấn đề này.
Các nhà phân tích nhận định, trên thực tế, kể cả trì hoãn hay tiến hành bầu cử đúng như kế hoạch, cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan vẫn sẽ khó lòng kết thúc ngay sau đó. Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Chulalongkorn nhận định: "Cuộc khủng hoảng sẽ tiếp tục diễn ra trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng nữa". Dưới đây là 3 kịch bản tiềm năng cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan.
Phe Áo Đỏ ủng hộ chính phủ Thái Lan tập trung trong một sân vận động biểu tình.
Kịch bản 1: Cuộc bầu cử trước hạn vào 2/2 sắp tới vẫn diễn ra nhưng bị Đảng Dân chủ đối lập và đồng minh của họ, Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân chống chính phủ (PDRC) tẩy chay.
Từ đó, cuộc bầu cử sẽ không nhận được sự tham gia đầy đủ của các cử tri ủng họ phe đối lập. Kết quả, Đảng cầm quyền Puea Thai của Thủ tướng Yingluck có thể giành được chiến thắng nhờ số phiếu khổng lồ từ cử tri nông thôn phía bắc và Đông Bắc. Song, nếu giành được ít hơn 15 triệu phiếu bầu từng dễ dàng sở hữu trong cuộc bầu cử trước đó vào năm 2011, Đảng cầm quyền sẽ bị cáo buộc là thiếu tính hợp pháp.
Lúc đó, Puea Thai cũng khó mà thành lập Quốc hội khi ít nhất 28 khu vực bầu cử ở miền nam, vốn do Đảng Dân chủ kiểm soát, không có ứng cử viên ra ứng cử, tranh cử. Hoặc các nhà lãnh đạo PDRC (thực tế chính là lực lượng đường phố của Đảng Dân chủ) cũng có thể phong tỏa các điểm đăng ký, ngăn chặn các ứng viên ra ứng cử. Hậu quả là, Quốc hội Thái Lan khó lòng đảm bảo có đủ 475 đại biểu bắt buộc. Chưa kể tình trạng bạo lực hoặc phá rối có thể bị kích động để phá hoại cuộc bầu cử.
Theo luật, sau 3 vòng bầu cử bổ sung, số ghế còn khuyết trong Quốc hội phải được lấp đầy. Nhưng trong bối cảnh chính trị hiện nay, không nhà quan sát nào cho rằng, cuộc bầu cử sẽ diễn ra thành công tốt đẹp. Chính phủ lâm thời có thể tiếp tục nắm quyền lãnh đạo nhưng khó lòng trụ vững do không nhận được sự ủy nhiệm chắc chắn, mạnh mẽ.
Kịch bản 2: Cuộc bầu cử bị hoãn lại. Phe Áo Đỏ ủng hộ chính phủ phẫn nộ và cáo buộc điều này làm suy yếu và hủy hoại nền dân chủ. Những người ủng hộ bầu cử, dù họ không nhất thiết đứng về phía chính phủ cũng vì thế mà mất tinh thần. Tại Bangkok và miền nam, PDRC sẽ tiếp tục kích động biểu tình, phản đối cho tới khi lật đổ được chính phủ Yingluck.
Tuy nhiên, yêu sách của PDRC - muốn thành lập "một hội đồng nhân dân" không thông qua bầu cử để điều hành đất nước và tiến hành cải tổ sâu rộng trước khi tổ chức bầu cử trở lại - cũng không có khả năng xảy ra vì đòi hỏi này là vi hiến.
Người biểu tình chống chính phủ Thái Lan thề không rút lui cho tới khi chính phủ Thủ tướng Yingluck bị lật đổ.
Theo đó, Giáo sư Đại học Chulalongkorn Pitch Pongsawat nhận định, nguy cơ đụng độ giữa các nhóm biểu tình ủng hộ và chống chính phủ hoặc bạo lực bùng nổ sẽ ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến khả năng, quân đội buộc phải can thiệp, dập tắt bạo lực, bình ổn an ninh. Đương nhiên, phe Áo Đỏ kịch liệt phản đối sự can thiệp của quân đội khi xem đây là động thái ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ. Chế độ quân chủ và cơ chế bảo hoàng từ đó sẽ hứng chịu các cáo buộc và bị lên án ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ tương tự như những gì từng xảy ra sau cuộc đảo chính lật đổ anh trai bà Yingluck, Thaksin Shinawatra năm 2006.
Bên cạnh đó, bản thân Đảng Dân chủ đối lập cũng không mong muốn kịch bản đảo chính xảy ra. Ông Korbsak Sabhavasu thuộc Đảng Dân chủ đối lập, một cựu Phó Thủ tướng chia sẻ: "Một cuộc đảo chính sẽ chẳng mang lại lợi ích cho các đảng chính trị. Chúng tôi thực sự không muốn điều đó xảy ra".
Kịch bản 3: Chính phủ Yingluck bị lật đổ trước cuộc bầu cử ngày 2/2. Giáo sư Thitinan nhận định: "Trong những tuần tới, trước và sau ngày bầu cử 2/2, Thủ tướng tạm quyền Yingluck sẽ đối mặt nhiều áp lực và có thể ngày càng trở nên bất lực khi các cơ quan chính phủ bị tê liệt. Có một khả năng không phải là không thể xảy ra đó là, bà Yingluck có thể bị lật đổ, bởi các cơ quan độc lập với những cáo buộc như tham nhũng hoặc gian lận".
Trước đó, ngày 16/1, Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia (NACC) của Thái Lan đã ra quyết định điều tra Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra. NACC tuyên bố, họ sẽ điều tra cáo buộc bà Yingluck lơ là nhiệm vụ xung quanh một cuộc tranh cãi về chương trình trợ giá cho các nông dân trồng lúa. Nếu bà Yingluck bị buộc tội và bị lật đổ, sẽ có phản ứng chống đối dữ dội từ phe Áo Đỏ và những người ủng hộ chính phủ. Cuối cùng, tình huống này cũng dẫn đến nguy cơ quân đội sẽ phải can thiệp để bình ổn an ninh.
Theo Kiến thức
Lãnh đạo Áo Đỏ bị bắn, bạo lực Thái Lan gia tăng Một lãnh đạo nổi tiếng của phe thân chính phủ vừa bị thương do súng bắn ở miền bắc Thái Lan, giữa lúc Bangkok được đặt trong tình trạng khẩn cấp nhằm đương đầu với bạo lực chính trị bấy lâu nay. Cảnh sát cho biết, ông Kwanchai Praipana, lãnh đạo của phe Áo Đỏ, đã bị những kẻ lạ mặt bắn hai...