Bảng xếp hạng học sinh quốc tế PISA bổ sung đánh giá kỹ năng ngoại ngữ từ 2025
Thông tin này vừa được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố, theo đó bài đánh giá PISA của học sinh toàn thế giới sẽ được bổ sung kỹ năng ngoại ngữ không bắt buộc từ năm 2025.
Hội đồng khảo thí tiếng Anh Cambridge sẽ hỗ trợ chương trình này.
Theo OECD – đơn vị tổ chức chương trình đánh giá giáo dục quốc tế PISA, từ 2025, các kỹ năng ngoại ngữ sẽ được đánh giá bổ sung không bắt buộc trong chương trình đánh giá, với việc đối chiếu trình độ tiếng Anh trong các trường học trên toàn thế giới.
Nằm trong khuôn khổ hợp tác với OECD, các bài kiểm tra sẽ được phát triển bởi Hội đồng Khảo thí Tiếng Anh Cambridge (Cambridge Assessment English) – một tổ chức phi lợi nhuận trực thuộc Đại học Cambridge. Trong tương lai, các chương trình đánh giá có thể sẽ được triển khai và áp dụng với nhiều ngôn ngữ khác.
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA có quy mô toàn cầu với chu kỳ ba năm một lần nhằm đánh giá năng lực của học sinh tuổi 15 trong các môn học chính, hiện áp dụng cho toán học, khoa học và đọc hiểu. Chương trình được thiết kế nhằm cung cấp dữ liệu giúp các quốc gia cải thiện chính sách và kết quả giáo dục.
Video đang HOT
Bảng xếp hạng tóm tắt kết quả PISA 2015. Ảnh: POSTGraphics
Bằng cách đưa ngoại ngữ vào chương trình để đánh giá bổ sung, OECD mong muốn cho phép các quốc gia theo dõi sự tiến bộ và xác định phương pháp tốt nhất trong việc dạy và học ngoại ngữ.
Khoảng 600.000 học sinh từ các trường được lựa chọn ngẫu nhiên sẽ tham gia vào mỗi bài đánh giá PISA, đưa PISA trở thành chương trình đánh giá năng lực lớn nhất, khách quan nhất trên thế giới về kết quả giáo dục. Đặc biệt, bài đánh giá ngoại ngữ hứa hẹn sẽ cung cấp những thông tin chiều sâu chưa từng có về hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ trên toàn thế giới.
Ông Andreas Schleicher, Giám đốc phụ trách Giáo dục và Kỹ năng của OECD nhận định, điều quan trọng nhất trên thế giới hiện nay là khả năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ. Việc học các ngôn ngữ khác nhau là một công cụ mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn cầu, sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, khám phá những lối suy nghĩ và cách làm mới và sáng tạo.
“Nhiều chính phủ đã và đang tăng cường chú trọng vào việc giảng dạy ngoại ngữ và chương trình đánh giá PISA mới này sẽ giúp họ nhìn nhận sự tiến bộ cũng như đối chiếu các chính sách và thực hành của quốc gia với những hệ thống giáo dục tiên tiến nhất” – theo ông Andreas Schleicher.
Bà Hanan Khalifa, Giám đốc Chuyển đổi và Tác động Giáo dục, Hội đồng Khảo thí Tiếng Anh Cambridge chia sẻ, hiện thế giới có rất nhiều chương trình đánh giá trình độ học sinh, so sánh việc học ngôn ngữ trên toàn thế giới, song các chương trình này chưa thể cung cấp cách tiếp cận có hệ thống về giáo dục ngôn ngữ trong trường học nhằm thúc đẩy hình thành nền chính sách giáo dục ở cấp quốc gia và khu vực.
“Là đơn vị trực thuộc Đại học Cambridge, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ OECD trong việc cung cấp đầu vào chuyên môn của các chuyên gia đánh giá ngôn ngữ, chia sẻ các kỹ thuật và kinh nghiệm bằng cách đánh giá các kỹ năng ngôn ngữ của hàng chục triệu học viên trong nhiều năm và trên khắp thế giới” – bà nhấn mạnh.
PISA tập trung vào 3 môn học cốt lõi là Khoa học, Đọc hiểu và Toán. Kỳ thi này không nhằm mục đích đánh giá học sinh 15 tuổi liệu có thể nhắc lại kiến thức của các môn học này hay không. Thay vào đó, PISA đánh giá mức độ kiến thức và các kỹ năng cần thiết của học sinh để tham gia xã hội hiện đại, khi các em gần kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc (hết lớp 9 lên lớp 10).
Năm 2012 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia, đã được xếp thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về môn Toán và thứ 19 về môn Đọc hiểu trong tổng số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến năm 2015, học sinh Việt Nam tiếp tục xếp thứ 8 về Khoa học. đứng thứ 22 về Toán, và thứ 32 trong Đọc hiểu. Năm 2018, về việc Việt Nam có tham gia với kết quả cao nhưng vì nhiều lý do khách quan nên không có tên trong kết quả công bố.
Đại học nào đào tạo Toán học tốt nhất thế giới?
Trong 10 trường đào tạo ngành Toán hàng đầu thế giới, Mỹ có 8 đại diện nhưng đứng đầu là Đại học Oxford của Vương quốc Anh.
Bảng xếp hạng dựa theo kết quả khảo sát và nghiên cứu của Times Higher Education (THE) , công bố vào giữa tháng 10:
THE xếp hạng đại học theo 13 chỉ số được chia thành 5 nhóm tiêu chí để tính điểm đánh giá, gồm: Giảng dạy (môi trường học tập) với trọng số tính điểm xếp hạng là 30%; nghiên cứu (khối lượng, thu nhập, danh tiếng) 30%; trích dẫn khoa học (tầm ảnh hưởng của nghiên cứu) 30%; triển vọng quốc tế (của nhân viên, sinh viên và nghiên cứu) 7,5% và thu nhập ngành (chuyển giao kiến thức) 2,5%.Top 10 đại học đào tạo toán học hàng đầu cũng là những trường tốt nhất thế giới, được xếp theo thứ tự từ 1 đến 10. Điểm đánh giá của các trường này đều từ 90 trở lên, trung bình 93,4.
Đại học Princeton, Mỹ, trường đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng. Ảnh: Shutterstock
Vương quốc Anh có hai đại diện, trong đó Đại học Oxford đứng đầu với điểm đánh giá 95,6. Trường cũng đứng đầu thế giới nhiều ngành học khác như Truyền thông, Sức khỏe, Khoa học máy tính...
Một trường khác của Anh là Đại học Cambridge, đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng, đạt 94 điểm. Cùng với Đại học Oxford, hai trường này được coi là danh giá và chất lượng bậc nhất nước Anh.
Tám viện, đại học còn lại của Mỹ bao gồm: Stanford, Harvard, Công nghệ California, Công nghệ Massachusetts, California, Yale, Priceton và Chicago.
Ngoài thế mạnh về toán học, các trường này cũng thường xuyên lọt top trong các bảng xếp hạng đào tạo nhiều ngành học khác như Truyền thông, Khoa học máy tính, Kỹ thuật, Sức khỏe... Nhờ nổi trội trong đào tạo và nghiên cứu, tám trường đều nằm trong top 10 đại học tốt nhất nước Mỹ 2021 của THE.
Đại học Stanford đứng đầu thế giới về đào tạo ngành kinh tế ĐH Stanford dẫn đầu bảng xếp hạng các trường đào tạo ngành Kinh doanh và Kinh tế hàng đầu thế giới, do Times Higher Education (THE) công bố vào giữa tháng 10. Bảng xếp hạng được thực hiện dựa theo kết quả hoạt động trong các lĩnh vực gồm: kinh doanh và quản lý, kế toán và tài chính, kinh tế và toán...