Bằng thật trình độ giả: Khó tìm lời giải
Loại một tiến sĩ khoa học để bổ nhiệm một kỹ sư chân đất, điều không mấy ai làm được.
Đó là chia sẻ của GS-TSKH Trần Duy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật châu Á – Thái Bình Dương về quyết định của mình thời điểm ông còn làm quản lý.
Ông Phùng Văn Chiến bị tạm đình chỉ chức Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Thái Bình
Câu chuyện được nhắc lại liên quan tới những lùm xùm về bằng giả, bằng thật xảy ra mấy ngày vừa qua. Vị GS trăn trở, hiện tượng sử dụng bằng giả để thăng tiến xảy ra khá phổ biến từ xưa tới nay, tuy nhiên, điều ông lo ngại hơn chính là có bằng thật nhưng trình độ giả.
Trong khi đó, với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm hiện nay, để loại bỏ một người có trình độ giả nhưng lại có bằng thật là khá khó khăn. Bởi việc tuyển dụng lâu nay vẫn dựa chủ yếu trên bằng cấp, chưa dựa trên đánh giá năng lực, hiệu quả làm việc thực tế. Một số có thể không phải là ít lại được tuyển dụng dựa trên quan hệ.
Bên cạnh đó, cơ chế đánh giá cán bộ vừa yếu, vừa thiếu, cán bộ đã vào biên chế là gần như không loại ra được. Vì điều này, có nhiều trường hợp dù biết rõ không có năng lực nhưng vẫn không thể thực hiện tinh giản biên chế.
Trở lại câu chuyện tại viện mình, vị GS cho biết ông đã loại một tiến sĩ khoa học để bổ nhiệm một kỹ sư chân đất, bất chấp sự phản ứng của một số cá nhân.
“Trưởng bộ môn nghiên cứu tại viện tôi lúc đó chỉ là một kỹ sư, trong khi tiến sĩ khoa học vẫn chỉ là nhân viên. Đây là hiện tượng bất thường ở thời điểm chức danh tiến sĩ đang rất “hót”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tôi đã quyết định bổ nhiệm cậu kỹ sư kia làm trưởng bộ môn vì cậu này có năng lực thật sự, rất giỏi về chuyên môn. Cậu ấy không ngại xắn quần, lội ruộng, ngày đêm mầy mò tìm ra loại giống lúa mới.
Cậu kỹ sư này, chỉ vì ham mê nghiên cứu, làm việc thực tế mà bỏ quên việc học, bỏ quên kỳ thi, nên không lấy được bằng tốt nghiệp.
Còn vị tiến sĩ khoa học kia dù đã du học tại nước ngoài nhưng kiến thức xa rời thực tế, không ứng dụng được tại Việt Nam, giao đề tài không làm được. Đó là chưa nói, ở một trình độ tiến sĩ mà khi nhìn cây cỏ lộc vừng lại cho rằng đó là cây lúa đột biến thì không thể chấp nhận được.
Vì thế, tôi vẫn để làm nhân viên”, GS Trần Duy Quý kể.
Câu chuyện thứ hai, vị GS kể lại là việc bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng Tổ chức cán bộ khi chưa đủ những điều kiện căn bản thời điểm đó. Người này suốt 12 năm liền giữ cho các hoạt động của viện luôn ổn định, chọn lựa được người tài, trung thực, khách quan, trân trọng người tài.
“Tôi đã gặp phải nhiều khó khăn khi bổ nhiệm cán bộ này, thậm chí còn phải đối mặt với kiện cáo, kỷ luật vì làm sai nguyên tắc, tuy nhiên, tôi đã lựa chọn được một người tài, có năng lực thật sự cho viện”, vị GS chia sẻ.
Từ hai câu chuyện kể trên, GS Trần Duy Quý cho biết, tình trạng sử dụng bằng giả, bằng thật – trình độ giả để thăng tiến là chuyện diễn ra từ lâu.
Điều khiến ông lo ngại nhất là điều này sẽ tạo cơ hội để lọt những cán bộ yếu kém cả về trình độ chuyên môn lẫn đạo đức ngồi vào các vị trí quản lý hành chính.
Nhắc lại ví dụ về vị tiến sĩ khoa học lại không phân biệt được cây cỏ với cây lúa, ông giả định nếu người này ngồi lên chức Trưởng bộ môn thì nguy cơ sẽ thế nào?
Hay chọn Trưởng phòng tổ chức cán bộ nếu chỉ là người có đủ bằng cấp, tiêu chuẩn nhưng lại không có tầm, không có tâm thì sẽ như thế nào?
Đặt ra hàng loạt những câu hỏi như vậy, vị GS liên hệ tới thực tế vừa qua khi chúng ta có rất nhiều cán bộ, lãnh đạo đã bị truy tố, tù tội do những chỉ đạo, điều hành thiếu thực tế. Vị chuyên gia nhấn mạnh, những chệch choạc tại một số cơ quan, bộ ngành đang thấy là hệ quả của việc lựa chọn người quản lý thiếu tài, thiếu tâm.
Từ những phân tích nói trên, GS Trần Duy Quý cho biết, câu chuyện sử dụng bằng giả để làm viện trưởng như trường hợp của ông Phùng Văn Chiến, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Thái Bình không phải là cá biệt nhưng phải được xử lý nghiêm.
Tuy nhiên, cùng với việc xử lý nghiêm, truy đến cùng những trường hợp sử dụng bằng giả để thăng tiến thì cũng phải song song rà soát, loại bỏ ngay những người có trình độ giả.
GS Trần Duy Quý cho rằng, việc rà soát, loại bỏ những đối tượng này mới khó. Nếu muốn loại bỏ đòi hỏi người quản lý phải có bản lĩnh, công tâm, khách quan, minh bạch.
“Điều này không hề dễ, bởi ngay cả khi cơ quan công an đã xác định có tới 221 trường hợp được cấp văn bằng giả của Trường Đại học Đông Đô đã xác định được họ tên, tuổi người được cấp bằng mà tới này còn không xác định được nơi cư trú, đơn vị công tác.
Nếu không được làm tới cùng thì tình trạng gian lận thi cử, bằng cấp, gian lận trong thăng tiến, tuyển dụng vẫn còn tồn tại”, vị GS cảnh báo.
Anh: Vấn nạn gian lận bằng cấp, 85 trang web giả danh trường đại học bị gỡ
Theo Jisc, cơ quan công nghệ thông tin về giáo dục đại học của Anh, 85 trang web đại học giả mạo đã bị đánh sập trong 5 năm qua như một phần trong chiến dịch trấn áp gian lận bằng cấp của chính phủ.
Bằng cấp giả đang là một vấn đề ngày càng gia tăng khi nhiều người tìm cách tạo ra sự khác biệt trong thị trường lao động cạnh tranh. Người đứng đầu bộ phận phát hiện gian lận cho biết có khả năng vẫn còn rất nhiều nhiều tổ chức lừa đảo giả mạo như vậy.
Trong số các trường đại học giả mạo bị gỡ bỏ, có trường mạo danh là trường Cao đẳng Kinh doanh Newcastle, nơi tuyên bố đưa hàng nghìn sinh viên Anh đến trường mỗi năm, nhưng không có cơ sở vật chất ở Anh và một số điện thoại chỉ dùng cho thư thoại. Một cuộc điều tra cho thấy cơ sở mạo danh này đã cung cấp nhiều bằng cấp MBA (Thạc sĩ quản trị kinh doanh) và DBA (Quản trị Cơ sở Dữ liệu) giả, cơ sở thật sự nằm ở khu vực Trung Đông.
Một cơ sở giả mạo khác như Đại học Kinh doanh Châu Âu, mà thực chất không hề liên quan gì đến tổ chức cùng tên có trụ sở tại Warsaw và Berlin, cũng cung cấp bằng cấp đại học và sau đại học bằng cách sử dụng tên miền học thuật ac.uk (các cơ sở giáo dục đều phải đăng ký kiểu tên miền này qua chính phủ để được công nhận là chính thức và hợp pháp).
Một số trang web giả mạo trường đại học đã bán nhiều chứng chỉ bằng cấp giả. Ảnh: Alamy
Đây là kết quả của chiến dịch truy quét các trang web lừa đảo giả mạo các trường đại học, được chính phủ đưa ra vào năm 2015 để bảo vệ uy tín của các trường đại học Vương quốc Anh. Sáng kiến, được điều hành bởi dịch vụ gian lận bằng cấp của Prospects Hedd cho Jisc, đã dẫn đến việc 310 tổ chức bị điều tra vì cung cấp bằng giả.
Chris Rea, người điều hành Prospects Hedd, cho biết: "Với bản chất của các trang web này, chúng có thể tự đóng nhanh như khi chúng xuất hiện. Trên thực tế, có thể có rất nhiều trang web lừa đảo như vậy, nếu không muốn nói là nhiều hơn số lượng trường học hợp pháp ở Anh".
Ông Rea cũng khuyến nghị rằng các nhà tuyển dụng nên kiểm tra kỹ năng lực của bất kỳ nhân viên mới nào. Theo ông, cách duy nhất để ngăn chặn điều này là loại bỏ nhu cầu của số đông muốn làm giả bằng để có cơ hội có việc làm trong bối cảnh cạnh tranh công việc đang rất khắc nghiệt, cũng như tác động của đại dịch Covid-19 khiến kinh tế suy thoái, cắt giảm nhân công và tâm lý bất an.
Gian lận giáo dục được cho là đang gia tăng ở Vương quốc Anh do hậu quả của đại dịch, ngoài ra, điều tra cho thấy số lượng bán hoặc viết bài luận hộ đang tăng lên đến 932.
Vào ngày 10 tháng 2, cựu Bộ trưởng phụ trách các trường đại học Chris Skidmore đã giới thiệu một dự luật, nhằm tìm cách cấm các dịch vụ viết luận hộ ở Anh, ông cũng cảnh báo rằng làm hộ luận văn có nguy cơ làm hỏng tính toàn vẹn và trong sạch của việc đi học mà sẽ không thể khắc phục nếu không ngăn chặn kịp thời.
Dùng bằng THPT giả học đại học và làm việc, lỗ hổng từ đâu? Câu chuyện các giáo viên mầm non và tiểu học ở H.Cư Kuin (Đắk Lắk) dùng bằng tốt nghiệp THPT giả để đi học đại học và giảng dạy vừa qua cho thấy đây là vấn nạn có thật đang tồn tại trong hệ thống giáo dục. Cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Đăk Lăk, đang trong...