Bằng thạc sĩ kinh doanh ‘mất giá’ sau Covid-19
Các trường kinh doanh tập trung dạy lý thuyết, phân tích vấn đề chục năm trước nên không còn phù hợp với hiện nay, nhất là khi Covid-19 tạo ra cuộc đào thải rất lớn.
Paulina Karpis, người sáng lập và giám đốc điều hành của Brunchwork, nền tảng giáo dục trực tuyến đã và đang dạy hàng nghìn doanh nhân mỗi năm, chia sẻ quan điểm của cô về bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh sau Covid-19.
Với thế hệ của bố mẹ tôi, hướng đi mặc định để phát triển là lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Đến thế hệ tôi, điều này vẫn gần như vậy. Chỉ một vài năm trước, tôi cũng đã cân nhắc việc đi học MBA. Tuy nhiên, lợi bất cập hại. Việc phải trả hơn 150.000 USD (khoảng 3,5 ty VND) học phí, cũng như mất hai năm tiền lương khi đi làm, với tôi là một cái giá quá lơn cho tấm bằng MBA.
Giờ đây, nhìn tình hình đại dịch năm nay, với tôi tấm bằng MBA không chỉ là một khoản đầu tư bất hợp lý mà còn là rủi ro lớn.
Giá trị của tấm bằng quản trị kinh doanh và các đại học kinh doanh đã trên đà suy giảm trong nhiều năm. Hãy cứ hỏi các tỷ phú Mỹ như Elon Musk của Tesla, Sheryl Sandberg của Facebook xem ý kiến của họ về vấn đề này thế nào. Điều này còn được phản ánh trong sự sụt giảm số lượng hồ sơ đăng ký học MBA mỗi năm.
Vấn đề này xảy ra do cách thức giảng dạy của các trường kinh doanh khi tập trung vào việc phân tích những vấn đề xảy ra hàng chục năm trước. Điều này đã không còn phù hợp, nhất là khi công nghệ đã và đang thay đổi từng ngành nghề với tốc độ chóng mặt.
Covid-19 chỉ ra sự lỗi thời của mô hình này một cách rõ ràng hơn. Đột nhiên, mọi kế hoạch kinh doanh đều bị hoãn lại, mọi quy luật thị trường đều không thể áp dụng. Các lãnh đạo phải đưa ra chiến lược cho doanh nghiệp mà không thể tham vấn được gì từ kiến thức họ được học trong các bài giảng ở trường kinh doanh.
Paulina Karpis. Ảnh: Bussiness Insiders
Bằng MBA hứa hẹn gì?
MBA từ trước đến nay đã quyến rũ nhiều thế hệ học sinh với lời hứa về chương trình giáo dục tập trung kiến thức về doanh nghiệp, cơ hội việc làm và xây dựng mạng lưới quan hệ tốt hơn. Nhưng ít nhất trong tương lai gần, không một trường kinh doanh nào có thể hứa được hết những điều này.
Video đang HOT
Về giáo dục, giờ đây sinh viên MBA sẽ xem bài giảng trên mạng như bạn vẫn xem qua những trang học trực tuyết như Coursera hay Udemy. Về cơ hội việc làm, rất nhiều công ty đã dừng tuyển dụng, cắt giảm nhân sự trong thời gian tới và cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt. Việc gặp mặt kết nối trở nên khó khăn hơn nhiều lần với các buổi họp trên mạng qua Zoom.
Quan trọng hơn, kiến thức học được sau hai năm ở các trường kinh doanh giờ không còn đủ để làm việc nữa. Việc môi trường doanh nghiệp thay đổi liên tục khiến tất cả mọi người phải học thêm về các xu hướng mới, mở rộng mạng lưới quan hệ và học thêm các kỹ năng để theo kịp với thị trường. Câu hỏi được mọi người đặt ra bây giờ không còn về tấm bằng MBA mà là về cách để đạt được các kỹ năng cần thiết khi làm việc.
Kỹ năng quản trị trên thực tế
Trên thực tế, kỹ năng quản trị chưa bao giờ quan trọng như hiện tại. Sau khi dịch bệnh qua đi, vị trí duy nhất ở các doanh nghiệp mà có thể chắc chắn về tương lai là công việc không thể dễ dàng thuê ngoài (outsource) hay tự động hóa. Trong số đó, vị trí chủ chốt là quản lý với khả năng kết nối mọi người, kinh nghiệm làm việc, cũng như trí tuệ cảm xúc tốt.
Sự cắt giảm nhân lực đã xảy ra ở quy mô toàn cầu từ trước đó. Tôi đã chứng kiến điều này xảy ra sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 khi còn làm việc ở JP Morgan, một trong những công ty tài chính lớn nhất toàn cầu. Rất nhiều đồng nghiệp ở các bộ phận khác nhau bị nghỉ việc, thay thể bởi máy tính và thuật toán.
Giờ đây, với Covid-19, các doanh nghiệp phải đối đầu với những bài toán khó nhất trong lịch sử. Lời giải ngắn hạn của phần lớn doanh nghiệp là gia tăng tự động hóa và cắt giảm nhân lực chính thức bằng cách thuê ngoài theo dự án. Điều này có thể dẫn đến một tỷ lệ thất nghiệp đáng báo động ở quy mô toàn cầu.
Kể cả với nhu cầu về kỹ năng quản trị tăng cao, các trường kinh doanh vẫn dự đoán sự sụt giảm đáng kể tỷ lệ đăng ký nhập học trong phần còn lại của năm 2020. Đây là điều không khó hiểu khi những trường kinh doanh không thay đổi gì đáng kể trong nhiều năm và cũng không thông báo gì về dự định thay đổi với sinh viên tương lai. Hiện chưa có bất cứ thông báo gì về việc thay đổi học phí (học phí trung bình ở các trường kinh doanh top đầu ở Mỹ là 120.000 USD, khoảng 2,8 tỷ đồng), hay hoàn tiền cho học kỳ xuân 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch, hay hỗ trợ học sinh gặp khó khăn.
Thay đổi
Khi sinh viên yêu cầu, thay đổi sẽ tới, dù có thể sẽ lâu hơn mọi người dự tính. Nhiều chương trình MBA thử nghiệm đang được diễn ra với nhiều lo ngại từ các trường kinh doanh truyền thống về chất lượng. Tuy nhiên, tôi hy vọng những chương trình MBA thử nghiệm này sẽ đem lại sự thay đổi giống như Netflix đã làm được với nền công nghiệp phim ảnh. Bởi vì những chương trình MBA này thường được giảng dạy miễn phí hoặc với một chi phí rất nhỏ, đây là một rủi ro, và có thể là cơ hội xứng đáng mạo hiểm.
Sự thay đổi này không nên chỉ dừng lại ở chương trình MBA. Toàn bộ hệ thống giáo dục đại học và sau đại học nên quan tâm đến trường hợp này vì biết đâu sẽ đến lúc các chương trình giáo dục khác phải thay đổi.
Học viên MBA ĐH Hoa Sen lập thành tích nghiên cứu ấn tượng
Tại buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh (MBA) trường Đại học Hoa Sen mới đây, có 2 học viên lập thành tích nghiên cứu rất ấn tượng.
Trong buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh (MBA) trường Đại học Hoa Sen mới đây, 6 học viên tham gia đều đã bảo vệ thành công đề tài tốt nghiệp trong đó có 2 học viên đã lập thành tích nghiên cứu rất ấn tượng .
Hai học viên đó là Châu Kim Phượng và Bùi Thị Thúy Quyên. Châu Kim Phượng là học viên Khoá 3 đầu tiên tham gia bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Với học lực xuất sắc (điểm trung bình tích lũy là 3.72/4) và dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phan Võ Minh Thắng, Châu Kim Phượng đã hoàn thành đề tài nghiên cứu về các yếu tố tác động tới mức độ hạnh phúc của sinh viên trong môi trường giáo dục đại học tư thục tại TP.HCM một cách ấn tượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hạnh phúc của sinh viên chịu sự tác động của các yếu tố: sự hài lòng với đời sống đại học, sự hài lòng về cơ sở vật chất, giá trị cảm nhận và trải nghiệm học tập .
Công trình cũng đã được tác giả công bố trên tạp chí khoa học quốc tế International Journal of Managerial Studies and Research (ISSN: 2349-0349 - http://dx.doi.org/10.20431/2349-0349.0805003).
Châu Kim Phượng bảo vệ luận văn tốt nghiệp MBA.
Với nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý thư viện đại học cùng với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Nhung, học viên Bùi Thị Thúy Quyên đã thực hiện đề tài về các yếu tố chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự thỏa mãn người sử dụng tại một số thư viện đại học ở TP.HCM .
Đặc biệt, đề tài này đã được Thúy Quyên ứng dụng thực tiễn vào thư viện trường Đại học Ngoại Thương cơ sở tại TP.HCM và đã có những đóng góp thực tiễn được nhà trường ghi nhận bằng văn bản cụ thể.
Bùi Thị Thúy Quyên bảo vệ luận văn tốt nghiệp MBA.
Ngoài 2 học viên nói trên, 4 học viên còn lại trong đợt bảo vệ luận văn tốt nghiệp là Dương Thị Bảo Ngọc, Vũ Trần Thiên Hỷ Khánh Vân, Nguyễn Song Nhì và Phan Kim Trang cũng đã thể hiện được năng lực chuyên môn sâu, có năng lực nghiên cứu và đáp ứng tốt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình MBA trường Đại học Hoa Sen.
Các học viên đã trình bày đề tài rõ ràng, mạch lạc và trả lời tốt các câu hỏi phản biện của hội đồng một cách thuyết phục.
Buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp sau hơn 18 tháng học tập theo lộ trình và nghiên cứu nghiêm túc của các học viên đã diễn ra thành công với kết quả tất cả các đề tài được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu.
Trước đó, luận văn của các học viên đã được 5 thành viên của hội đồng xem xét, đánh giá chi tiết, khách quan. Sau phần thuyết trình và phản hồi của học viên trước các câu hỏi phản biện, hội đồng cũng đã đưa ra nhiều nhận xét và góp ý để giúp các học viên hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
Hội đồng trao hoa chúc mừng các học viên MBA Khoá 1 và Khoá 3 bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp.
Chương trình MBA là chương trình đào tạo bậc cao học đầu tiên của trường Đại học Hoa Sen. Chương trình chính thức tuyển sinh từ tháng 10-2016 và đến nay đã chiêu sinh, tổ chức giảng dạy được 7 khóa liên tiếp. Chương trình đào tạo đội ngũ nhân lực quản lý chất lượng cao có năng lực chuyên môn và năng lực nghiên cứu, nội dung đào tạo theo tiêu chuẩn ACBSP của Hoa Kỳ và liên tục cập nhật theo xu hướng quản trị hiện đại.
Chương trình MBA của trường Đại học Hoa Sen được biết đến là một chương trình cao học ngành Quản trị Kinh doanh chất lượng cao được xã hội ghi nhận. Đơn cử, Đại học Ngoại Thương (cơ sở tại TP.HCM) đã có công văn xác nhận những đóng góp thực tiễn từ đề tài nghiên cứu của học viên MBA trường Đại học Hoa Sen.
Ngoài ra, học viên MBA trường Đại học Hoa Sen cũng có công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế ngay trước khi bảo vệ luận văn tốt nghiệp.
Đợt tuyển sinh tiếp theo của chương trình MBA-HSU sẽ diễn ra vào ngày 17 và 18-10. Các ứng viên nộp hồ sơ tại Phòng Truyền thông và Tuyển sinh của trường Đại học Hoa Sen ở tầng trệt, số 08 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP.HCM.
Thông tin chi tiết về chương trình MBA-HSU:
https://tuyensinh.hoasen.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao/sau-dai-hoc/thac-si-quan-tri-kinh-doanh-mba/thong-tin-tuyen-sinh
TS. Lý Quí Trung: 'Nếu không có MBA, tôi đã không thành công thế này' "Là người không muốn đứng yên một chỗ, ở mỗi giai đoạn tôi đều muốn mình giỏi hơn, tích lũy thêm kiến thức và hoàn thiện bản thân. Có như vậy, tôi mới không cảm thấy lãng phí thời gian. Và MBA là thứ tôi chọn để học thêm ngay khi hoàn thành cử nhân tại Đại học Western Sydney". TS. Lý Quí...