Bang Texas kiện Google thu thập trái phép thông tin người dùng
Người đứng đầu cơ quan tư pháp bang Texas cáo buộc Google đã thu thập các dữ liệu sinh trắc học như giọng nói, đặc điểm khuôn mặt của người dùng tại bang Texas để thu lợi, vi phạm luật bang.
Biểu tượng của Google tại Mountain View, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bang Texas của Mỹ ngày 20/10 đã khởi kiện Google với cáo buộc công ty công nghệ này thu thập lượng lớn dữ liệu sinh trắc học của người dùng mà không có sự cho phép của họ.
Trong thông báo, người đứng đầu cơ quan tư pháp bang Texas Ken Paxton cáo buộc Google đã thu thập các dữ liệu sinh trắc học như giọng nói, đặc điểm khuôn mặt của người dùng tại bang Texas để thu lợi, vi phạm luật bang Texas.
Ông nhấn mạnh việc Google thu thập hàng loạt thông tin cá nhân của người dùng ở bang này, trong đó có những thông tin nhạy cảm như dữ liệu sinh trắc học, là không chấp nhận được.
Google đã bác bỏ cáo buộc, cam kết sẽ làm rõ sự việc trên tòa án.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Google Jose Castaneda cho biết Google Photos sử dụng công nghệ tập hợp những gương mặt giống nhau để tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm những bức ảnh cũ. Tuy nhiên, tính năng này chỉ người dùng mới nhìn thấy và có thể dễ dàng tắt đi.
Tương tự, Voice Match và Face Match (những tính năng mặc định tắt trên màn hình thông minh Nest Hub Max của Google) cho phép người dùng chọn Google Assistant nhận dạng giọng nói và gương mặt để cung cấp thông tin.
Do không có hướng dẫn cụ thể về cách thức thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng, một số bang của Mỹ đã áp đặt quy định riêng, trong khi các nhóm tiêu dùng và chính quyền các bang đã tiến hành hàng loạt vụ kiện về vấn đề này.
Tháng Hai năm nay, cơ quan tư pháp bang Texas cũng đã kiện Meta (công ty sở hữu mạng xã hội Facebook) thu thập trái phép dữ liệu sinh trắc học của người dùng.
Ngay cả nhân viên Google cũng cho rằng chế độ ẩn danh không an toàn như mọi người nghĩ
Đa số người dùng tin rằng chế độ ẩn danh (Incognito) trên Google Chrome giúp bảo về thông tin và che dấu lịch sử duyệt web.
Đây cũng là một trong những tính năng được sử dụng nhiều nhất trên trình duyệt này. Nhưng liệu nó có thực sự bảo mật hay không?
Trang Bloomberg đưa tin, vào ngày Bảo mật dữ liệu quốc tế năm 2021, bà Lorraine Twohill, Giám đốc tiếp thị Google đã gửi một email cho CEO Google, Sundar Pichai về việc giành lại sự tin tưởng từ người dùng.
"Hãy làm cho chế độ ẩn danh thực sự riêng tư" là một nội dung quan trọng trong email. "Chúng ta bị hạn chế về việc quảng bá chế độ ẩn danh vì nó không thực sự bảo mật như cam kết. Việc sử dụng từ 'ẩn danh' một cách mơ hồ như vậy sẽ khiến người dùng mất lòng tin vào các dịch vụ của hãng", bà Twohill viết trong email.
Theo Bloomberg, gã "khổng lồ" công nghệ này có thể thiệt hại hàng tỷ USD nếu hàng triệu người dùng khởi kiện tập thể về tính năng này của Google Chrome.
Bloomberg nhận định đánh giá của bà Twohill về những thiếu sót của Incognito rất thẳng thắn vì trên thực tế, vào thời điểm đó, Google bị kiện vì bí mật thu thập dữ liệu ngay cả khi người dùng duyệt ở chế độ ẩn danh vào tháng 3/2021.
Tuy nhiên, Google lại phủ nhận hành vi này của mình. Phát ngôn viên của Google, ông Jose Castaneda cho biết: "Các biện pháp kiểm soát quyền riêng tư từ lâu đã được tích hợp vào các dịch vụ của Google và chúng tôi khuyến khích nhân viên của mình liên tục làm việc để cải thiện chúng".
Bloomberg tiết lộ về một số hồ sơ nội bộ cho thấy nhiều nhân viên của Google cũng chỉ trích chế độ ẩn danh không hề giống như cái tên của nó. Năm 2018, trong một đoạn chat với các đồng nghiệp, một kỹ sư của Google chia sẻ rằng công ty cần ngừng gọi nó là chế độ ẩn danh và ngừng sử dụng biểu tượng gián điệp (Spy Guy) cho chế độ này. Một người trong nhóm cũng đồng ý và cho rằng biểu tượng gián điệp đã biến chế độ này thành một trò đùa và không hề riêng tư như tên gọi của nó.
Biểu tượng của chế độ ẩn danh trên Google Chrome. Ảnh: The Independent
Trước những cáo buộc về việc thu thập dữ liệu người dùng ngay cả trong chế độ ẩn danh, gã "khổng lồ" công nghệ này vẫn khẳng định người dùng hoàn toàn có nhận thức rằng trình duyệt đang theo dõi dữ liệu. Ông Castaneda cho biết: "Chế độ ẩn danh giúp người dùng che giấu danh tính khi duyệt web. Chúng tôi đã công bố rõ ràng cách thức hoạt động của tính năng này".
Theo Bloomberg, đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ việc người dùng kiện Google vì vi phạm điều khoản riêng tư. Vào ngày 4/10, Google đã phải nộp 85 triệu USD tiền phạt cho chính quyền bang Arizona (Mỹ) vì cáo buộc theo dõi người dùng Android bất hợp pháp để quảng cáo. Đơn kiện khẳng định hãng đã thu thập dữ liệu vị trí từ người dùng Android ngay cả khi người dùng tắt cài đặt vị trí của họ.
Đến nay, chỉ Google mới biết những dữ liệu thu thập từ chế độ ẩn danh được sử dụng cho mục đích gì. Theo ông Serge Egelman, Giám đốc nghiên cứu dự án bảo mật và quyền riêng tư tại Đại học California, số thông tin này sẽ được dùng để các nhà quảng cáo giám sát hành vi khách hàng và xem cách họ tương tác với các quảng cáo.
Nhiều người dùng cho rằng Google không rõ ràng và minh bạch trong việc khai thác dữ liệu. Theo Bloomberg, trong một đơn kiện gửi tòa án, người dùng đề xuất Google Chrome có thể đổi nội dung "Bạn được bảo vệ khỏi những người khác sử dụng thiết bị này" thành "Bạn KHÔNG được bảo vệ khỏi Google" khi bắt đầu trình duyệt ẩn danh.
Tham khảo: Bloomberg
Google bị phạt nặng tại Ấn Độ 162 triệu USD là mức phạt Ấn Độ yêu cầu Google phải trả vì độc quyền thị trường smartphone Android. Đây sẽ là một đòn đau cho Google vì Ấn Độ là thị trường lớn nhất của hãng. Ảnh: Bloomberg. Ngày 20/10, Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ (CCI) đã phạt Google 162 triệu USD vì vị thế áp đảo của hãng công...