Băng tan để lộ bí mật gây sốc ở Nam Cực
Băng tan ở Nam Cực đã để lộ ra một hòn đảo mới chưa được khám phá khiến các nhà khoa học bất ngờ.
Băng tan để lộ đảo nhỏ ở Nam Cực
Theo Express, bán đảo Nam Cực là một trong những khu vực nóng lên nhanh nhất hành tinh, với hai sông băng lớn là sông băng Thwaites và sông băng Pine Island có lượng băng cũ tan nhanh hơn băng mới có thể hình thành. Băng tan đã làm lộ ra một hòn đảo nhỏ trên sông băng, được tạo thành từ đá granit núi lửa.
Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho hòn đảo là đảo Sif, theo tên Nữ thần Bắc Âu. Cũng theo các chuyên gia, hòn đảo nhỏ chỉ dài 350 mét đang là nhà của một vài con hải cẩu.
Video đang HOT
Nằm ở độ cao chỉ khoảng 350 mét và vẫn chủ yếu được bao phủ trong băng, đảo Sif sẽ không phải là một điểm đến du lịch, nhưng các nhà khoa học lần đầu tiên đặt chân lên vùng đất này đã có thể phân tích các loại đá ở đây. Nó chủ yếu là đá granit, là một loại đá núi lửa.
Kể từ năm 1975, thế giới đã ấm lên với tốc độ đáng báo động. Các nhà khoa học tuyên bố rằng nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng 0,15 đến 0,20 độ C mỗi thập kỷ.
Kể từ năm 1979, khối lượng băng ở Bắc Cực đã giảm tới 80% – điều mà các nhà khoa học cảnh báo sẽ khiến mực nước biển dâng cao. Từ năm 1993 đến 2014, mực nước biển đã tăng 66mm – tương đương khoảng 3 mm mỗi năm.
Nếu mực nước biển tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại, hoặc nhanh hơn, các thành phố ven biển như New York có thể bị nhấn chìm vào cuối thế kỷ.
Theo danviet.vn
Phát hiện những "khu vườn" san hô tuyệt đẹp
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những "khu vườn" san hô dưới biển sâu trong chuyến thám hiểm đại dương kéo dài một tháng ngoài khơi bờ biển phía tây nam Australia.
Một rặng san hô được chụp bởi ROV trong chuyến thám hiểm hẻm núi Bremer.
Sử dụng một phương tiện hoạt động từ xa (ROV), nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Tây Úc (UWA) đã khám phá một hệ sinh thái san hô chưa từng thấy tại hẻm núi dưới nước Bremer.
"Các vách đá dốc đứng và các rặng núi đã tạo điều kiện một loạt các san hô phát triển dưới biển sâu tuyệt đẹp; nơi đây cũng chứa một loạt các sinh vật khác và tạo thành nhiều hệ sinh thái nhỏ".
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ ROV để điều tra hẻm núi đến độ sâu tới gần 4000m và chụp hình ảnh các vườn san hô dưới biển sâu và các mẫu địa chất.
Một trong những mục tiêu chính của cuộc thám hiểm là thu thập các mẫu san hô sống và hóa thạch từ vùng nước sâu của hệ thống hẻm núi dưới nước ngoài khơi bờ biển phía tây nam Úc, bao gồm các hẻm núi Bremer, Leeuwin và Perth.
Việc phân tích san hô hóa thạch từ môi trường sống dưới biển sâu này có thể giúp các nhà khoa học xây dựng các hồ sơ về điều kiện môi trường đại dương gần đây và lâu dài, bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, độ pH nước và chất dinh dưỡng thay đổi theo thời gian. Những ghi nhận này có thể là nhiều thập kỷ, thế kỷ hoặc thậm chí hàng thiên niên kỷ, làm sáng tỏ xu hướng môi trường sống trong đại dương.
Đáng chú ý, những thông tin thu được từ vườn san hô dưới biển sâu này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự thay đổi vật lý ở Nam Đại Dương, có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống khí hậu toàn cầu do vai trò của nó trong việc điều chỉnh việc cung cấp nhiệt và chất dinh dưỡng cho các đại dương lớn trên thế giới.
"Điều này có ý nghĩa toàn cầu do các vùng nước này bắt nguồn từ khắp Nam Cực, nơi nuôi sống tất cả các đại dương lớn trên thế giới và điều tiết khí hậu của chúng ta." Malcolm McCulloch, một thành viên khác của đoàn thám hiểm cho biết.
Phương Huyền
Theo dantri.com.vn/Newsweek
Hết thức ăn do biến đổi khí hậu và hoạt động khai thác của con người, gấu Bắc Cực quay sang ăn thịt đồng loại, gấu mẹ ăn gấu con Tình trạng thức ăn khan hiếm ở Bắc Cực khiến các con gấu nơi đây phải quay sang tấn công đồng loại để tồn tại Mới đây, một nhà khoa học người Nga có tên là Mordvintsev đã công bố những đoạn clip và hình ảnh cho thấy các loài động vật ở Bắc Cực đang ăn thịt lẫn nhau khi hiện tượng...