Băng tan đe dọa nghề chăn tuần lộc Mông Cổ
Những người chăn tuần lộc ở phía bắc Mông Cổ thường dựa vào lớp “băng vĩnh cửu”, vốn không bị tan chảy trong mùa hè dùng làm nước uống cho gia súc, nhưng việc các lớp băng dần biến mất khiến sinh kế của họ đang bị đe dọa.
“Băng đóng một vai trò cụ thể trong việc chăn nuôi tuần lộc ở Mông Cổ. Họ dùng băng vào mùa hè để làm giảm thân nhiệt và bảo vệ tuần lộc khỏi các loại côn trùng”, Phó giáo sư William Taylor, tại Đại học Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Colorado, chỉ ra. “Hiện tượng tan băng vĩnh cửu sẽ làm thay đổi cấu trúc và chất lượng đất”.
Theo các hộ chăn nuôi tuần lộc, các mảng băng đã tan chảy hoàn toàn trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018, kéo theo đó là chất lượng cỏ suy giảm khiến tuần lộc mắc bệnh và chết.
Phó giáo sư Taylor nói rằng các mảng băng đóng vai trò quan trọng đối với cả động vật hoang dã và gia súc ở các vùng núi cao trên khắp thế giới.
“Thật khó để có thể xử lý cuộc khủng hoảng khí hậu một khi nó đã diễn ra”, ông Taylor nói. “ Người dân địa phương tại đây đang chịu thiệt hại nặng nề. Biến đổi khí hậu đang tác động đến sức khỏe của đàn tuần lộc và sinh kế của người nông dân”.
“Đây là một hệ quả sâu sắc xảy ra với một nhóm người vốn không đóng góp đáng kể cho hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu”, Phó giáo sư Taylor cho biết.
Tan băng tiết lộ các hiện vật
Băng tan cũng đã tiết lộ các hiện vật cho thấy lịch sử chăn tuần lộc trong khu vực phía bắc Mông Cổ. Ông Taylor nói rằng lớp băng vĩnh cửu đã hoạt động như một “tủ đông” chứa vật liệu sinh học cổ đại.
“Hầu hết mọi thứ người dân ở đây sử dụng đều được làm từ vật liệu hữu cơ dễ phân hủy. Do đó không thể lưu giữ các hiện vật khảo cổ hoặc tài liệu bằng văn bản”, ông Taylor nói. “Băng vĩnh cửu tại đây đóng vai trò lưu giữ các hiện vật, có thể giúp lấp đầy những khoảng trống kiến thức lịch sử và tiền sử của Mông Cổ.
Chúng tôi đang tìm kiếm các hiện vật từ các khu vực núi cao của Mông Cổ có từ thời Thành Cát Tư Hãn”, ông Taylor nói.
Video đang HOT
Huy Vũ
Theo ngaynay.vn/CNN
Trận hải chiến 10 vạn người chết, đại thần ôm hoàng đế Trung Hoa nhảy xuống biển tự sát
Trung Hoa thời Nam Tống vào thế kỷ 13 phải liên tục chống đỡ sức tấn công mãnh liệt của Mông Cổ. Năm 1279, 20 vạn quân Tống cùng hoàng tộc, quan lại triều đình quyết chiến trận cuối cùng với quân Nguyên ở vùng biển Nhai Sơn.
Hốt Tất Liệt, cháu nội Thành Cát Tư Hãn là người thống trị Trung Hoa, lập nên nhà Nguyên.
Người Mông Cổ từ lâu đã nhăm nhe xâm chiếm Trung Hoa rộng lớn đầy màu mỡ, nhưng những bất ổn nội bộ khiến Hốt Tất Liệt - cháu nội Thành Cát Tư Hãn, phải gác lại chiến dịch xâm lược.
Năm 1264, Hốt Tất Liệt chính thức trở thành Đại Hãn của Mông Cổ, sau một thời gian tranh giành quyền lực với người em A Lý Bất Ca. Đó là lúc Hốt Tất Liệt đẩy mạnh cuộc xâm lược Nam Tống.
Nam Tống sụp đổ trước vó ngựa Mông Cổ
Chỉ sau một năm phát động chiến tranh, Hốt Tất Liệt đã san phẳng thành Điếu Ngư, vốn từng được coi là mồ chôn quân Mông Cổ. Chưa đầy 10 năm trước, Đại Hãn Mông Khai, anh trai của Hốt Tất Liệt đã bỏ mạng ở đây, theo KK News.
Trong khi chiến sự diễn ra dữ dội thì nội bộ triều đình Nam Tống không hề tỏ vẻ run sợ. Gian thần Giả Tử Đạo nắm mọi quyền hành khiến vua Tống bị che mắt, chẳng biết được tình hình chiến sự, chỉ ngày đêm ăn chơi hưởng lạc.
Quân lực nhà Nam Tống khi đó không hề yếu, nhưng sức chiến đấu không cao và không chủ trương gia cố phòng thủ các vị trí hiểm yếu.
Ngay sau khi trở thành Đại Hãn, Hốt Tất Liệt đã mở chiến dịch quyết định chiếm trọn Nam Tống.
năm sau, kinh thành Lâm An của Nam Tống bị thất thủ, Tống Cung Đế và Thái hoàng thái hậu bị bắt về Mông Cổ. Quan lại và tướng lĩnh nhà Tống lui về phòng thủ ở vùng ven biển phía đông, lập vua mới nhỏ tuổi làm hoàng đế, nuôi mộng chấn hưng nhà Tống.
Vụ tự sát tập thể lớn nhất lịch sử trên biển
Thừa lệnh Hốt Tất Liệt, tướng quân Nguyên là Trương Hoằng Phạm, một vị tướng người Hán, đem 50 chiến thuyền cùng 2 vạn quân đuổi theo triều đình lưu vong nhà Nam Tống.
Trong khi đó, hơn 1.000 thuyền cùng 200.000 người, bao gồm cả binh sĩ và quan lại và người hầu của triều đình nhà Tống đã lênh đênh trên biển suốt nhiều ngày, với hi vọng xuống đến Quảng Đông để liên kết với các lực lượng kháng quân Nguyên đang chiến đấu ở đây, theo báo Trung Quốc Sohu.
Chuyến đi cực nhọc này đã khiến Tống Đoan Tông đổ bệnh và qua đời. Tướng lĩnh nhà Nam Tống buộc phải chọn một đứa trẻ khác trong hoàng gia có tên Triệu Bính lên ngôi, gọi là Tống Đế Bính - hoàng đế cuối cùng của nhà Tống.
Hơn 10 vạn người chết thảm trên biển, bao gồm cả hoàng đế cuối cùng của nhà Nam Tống.
Hy vọng cuối cùng của nhà Tống không còn khi Quảng Đông rơi vào tay quân Nguyên. Vào thế đường cùng, Trương Thế Kiệt dừng đoàn thuyền tại vùng biển Nhai Môn để đối đầu với lực lượng quân Nguyên.
Hạm đội Tống do Trương Thế Kiệt chỉ huy tuy đông nhưng rất ô hợp, kỷ luật và sĩ khí đều kém, lại không phải là thủy quân.
Để đối phó với quân Nguyên, Trương Thế Kiệt cho xích cả ngàn thuyền lại với nhau, nhằm che chở cho chiếc thuyền của hoàng đế. Quân Nguyên không vội tấn công, mà dùng đại bác công phá từ xa trước.
Đến khi thấy quân Tống mệt mỏi, Trương Hoằng Phạm mới ra lệnh đồng loạt áp sát từ 3 hướng. Lực lượng ô hợp của quân Tống nhanh chóng bị quân Nguyên thiện chiến áp đảo, tiêu diệt.
Trong tình thế nguy cấp, đại thần nhà Tống là Lục Tú Phu do đã ôm hoàng đế nhảy xuống biển tự tử. Không ít người sau đó đã nhảy xuống biển tự sát theo vua vì không còn biết chạy đi đâu.
Đây được coi là vụ tự sát tập thể trên biển lớn nhất trong lịch sử thế giới được ghi nhận. Tống sử chép rằng, 7 ngày sau trận chiến, người ta thấy cả trăm nghìn xác người chết trôi nổi trên biển, bao gồm cả xác hoàng đế cuối cùng nhà Tống.
Thất bại ở Nhai Môn cùng cái chết của Tống Đế Bính đã đánh dấu sự diệt vong của nhà Tống, Trung Quốc từ đây chính thức nằm hoàn toàn dưới quyền cai trị của nhà Nguyên.
Theo Danviet
Ái ngại Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm 4 nước ở "sân khấu ưu tiên" Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper dự kiến sẽ thăm 4 nước ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương gồm Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và Việt Nam vào tuần tới. Chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper bắt đầu từ ngày 13/11 tới 4 nước trong Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khu vực...