Băng tần dành cho 4G đứng chót bảng, chất lượng 4G của Việt Nam đáng lo ngại
Trong báo cáo mới đây của Cục Viễn thông, băng tần dành cho 4G ở Việt Nam khá thấp. Theo khảo sát với 50 nhà mạng ở 17 nước thì Việt Nam đứng hàng cuối bảng Băng tần dành cho 4G.
Các chuyên gia cho rằng, với việc hạn chế về băng tần thì chất lượng dịch vụ 4G thực sự đáng lo ngại.
Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, theo khảo sát với 50 nhà mạng ở 17 nước thì Việt Nam đứng hàng cuối bảng Băng tần dành cho 4G. Cụ thể băng tần dành cho 4G với băng thông 15*2 MHz cho mỗi nhà mạng, trong khi đó, con số này của SK Telecom của Hàn Quốc là 70*2 MHz, Telstra của Úc là 80.*2 Mhz, China Mobile của Trung Quốc là 220 MHz (tương đương 110.*2 MHz).
Trao đổi với ICTnews mới đây, ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, với số thuê bao 4G của Viettel hiện nay thì nhà mạng này không còn đủ băng tần cho phát triển các thuê bao 4G. Hiện Viettel là nhà mạng có số thuê bao 4G lớn nhất và đang sử dụng những băng tần đã được cấp trước đó cho 2G và 3G để cung cấp dịch vụ 4G cho khách hàng. Vì vậy, Viettel kiến nghị sớm đấu thầu băng tần 2.6 GHz để các nhà mạng như Viettel có thể đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng dịch vụ 4G.
Trước đó, ngày 26/7/2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp với đại diện các bộ ngành để tháo gỡ khó khăn trong cấp thêm băng tần để nâng chất lượng, dịch vụ mạng 4G. Hiện lưu lượng băng thông dành cho mạng 4G trên băng tần 1800 MHz (đang phục vụ cả mạng 2G) quá thấp so với nhu cầu thực tế, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, tốc độ mạng 4G. Tốc độ trung bình Inetrnet của Việt Nam đứng thứ 75 trên thế giới. Vì vậy, Bộ TT&TT đã có phương án cấp phép khai thác băng tần 2.6 GHz để các doanh nghiệp viễn thông triển khai mạng 4G và có 4 doanh nghiệp đăng ký. Đây là những doanh nghiệp đã triển khai mạng 4G thực tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, giữa các bộ ngành liên quan còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất về quy trình, thủ tục thực hiện việc cấp phép.
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng, thiệt hại của doanh nghiệp, xã hội từ việc chậm trễ triển khai mạng 4G lớn hơn nhiều so với nguồn thu từ cấp phép. Còn đại diện Bộ Quốc phòng cho rằng việc cấp phép khai thác băng tần 2.6 GHz không chỉ giải quyết bức xúc cho doanh nghiệp viễn thông mà còn bảo đảm công tác thông tin trong hoạt động an ninh, quốc phòng.
Phát biểu tại cuộc họp này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải khẳng định mong muốn các bộ ngành cùng đồng thuận trong giải quyết các thủ tục để cấp phép sớm cho doanh nghiệp, không thể nào chấp nhận mạng 4G mà chất lượng kém như hiện tại.
Tại buổi làm việc mới đây với Bộ TT&TT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh phải khẩn trương phân bổ quyền sử dụng băng tần 2.6GHz cho các doanh nghiệp viễn thông để nâng cao chất lượng dịch vụ 4G và phát triển 5G bởi thực tế việc phân bổ băng tần viễn thông phục vụ phát triển, hoàn thiện chất lượng dịch vụ mạng 4G, tiến tới 5G còn lúng túng, chậm trễ. Theo thống kê thì tốc độ mạng 4G tại Việt Nam đứng thứ 75 trên thế giới.
Băng tần dành cho 4G đứng chót bảng, chất lượng 4G của Việt Nam đáng lo ngại.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cũng cho hay, về việc triển khai cấp phép băng tần 2.6GHz, Bộ TT&TT đang xin ý kiến Bộ Tài chính về việc xác định giá trị tài sản.
Luật Đấu thầu đang làm trở ngại lớn nhất cho việc tiến hành đấu thầu băng tần cho 4G vậy nên các nhà mạng mới chỉ tận dụng các băng tần đã được cấp cho 2G và 3G để cung cấp dịch vụ 4G. Vì vậy, các nhà mạng kêu thiếu băng tần và khó đảm bảo chất lượng 4G cung cấp cho khách hàng là điều dễ hiểu.
Mới đây, Tập đoàn Viettel đã đưa ra đề nghị Bộ TT&TT xem xét sớm cho Viettel được sử dụng băng tần 2.6GHz để cung cấp dịch vụ 4G. Đại diện phía Viettel cho biết, nhà mạng này đang dùng băng tần 1.8GHz để triển khai dịch vụ 4G và lắp đặt được hơn 34.000 trạm 4G. Viettel mong muốn có được thêm băng tần để mở rộng cung cấp dịch vụ 4G, không chỉ Viettel cần mà ngay cả nhà mạng VNPT cũng rất cần mở rộng thêm băng tần. Trong lúc Bộ TT&TT chưa có phương án cho doanh nghiệp đấu giá thì Bộ TT&TT cho doanh nghiệp “mượn” băng tần 2.6GHz để dùng trước, đến khi nào đấu giá xong, nếu doanh nghiệp không trúng thì cam kết sẽ trả lại cho Bộ. Còn để không như bây giờ rất lãng phí, trong khi nhu cầu doanh nghiệp muốn triển khai càng sớm càng tốt.
“Bộ TT&TT có thể cho các doanh nghiệp ký cam kết, hoặc thậm chí cơ quan chủ quản của Viettel là Bộ Quốc phòng đứng ra ký cam kết, nếu sau này khi Bộ TT&TT cho đấu giá, Viettel trúng thì trả tiền để dùng tiếp, còn không trúng thì trả lại cho Bộ”, đại diện Viettel nói.
Triều Tiên, Cuba có gì hấp dẫn với Viettel?
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters mới đây, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) Lê Đăng Dũng đã tiết lộ Viettel đang quan tâm tới thị trường Cuba và Triều Tiên, cho dù, ông chưa đưa ra giải thích cụ thể vì sao Viettel lại muốn đầu tư vào hai thị trường này.
Sau một vài lần đến Cuba, Tổng giám đốc Viettel nhận thấy, viễn thông di động ở đây với nhiều người dân vẫn còn là một thứ gì đó xa xỉ...
Tính đến năm 2017, Triều Tiên mới chỉ có khoảng 2,5 triệu người dùng điện thoại, tỷ lệ sử dụng là 1/10 người
Vậy xét ở yếu tố cơ hội đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, thì Triều Tiên, Cuba có gì hấp dẫn với Viettel?
Cuba: Viễn thông di động vẫn xa xỉ
"Trên đường phố Cuba, nếu bạn ngồi cắm cúi vào chiếc điện thoại, rất có thể, bỗng nhiên, một nhóm cô gái trẻ xúm lại hỏi điện thoại này anh mua bao nhiêu thế. Trả lời, cỡ 1.000 USD. Thế thì họ - các cô gái trẻ - sẽ đáp, cả đời tôi cũng không mua được", ông Lê Đăng Dũng ví von chi tiết này với VnEconomy cách đây vài năm, khi nói về cơ hội đầu tư vào Cuba.
Sau một vài lần đến Cuba tìm hiểu cơ hội đầu tư, ông Dũng nhận thấy, viễn thông di động ở đây với nhiều người dân vẫn còn là một thứ gì đó xa xỉ.
Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động ở Cuba theo ước đoán chỉ khoảng vài % dân số - Ảnh: AP.
Cuba thuộc khu vực Trung Mỹ, là một quần đảo và cũng là quốc gia đông dân nhất vùng Caribe, với dân số trên 11 triệu người. Đất nước này có tổng diện tích đất liền 110.860 km2.
Do nằm sát cạnh Mỹ, nên Cuba được nhìn nhận trong tương lai, hàng hóa sản xuất từ đất nước này có nhiều cơ hội xuất sang Mỹ một cách thuận tiện, đồng thời nơi đây cũng sẽ trở thành "thiên đường nghỉ dưỡng" thu hút khách từ Mỹ, Canada, châu Âu..., như đã từng trong quá khứ.
Những đặc điểm trên được đánh giá sẽ là bệ đỡ và cơ hội lớn cho lĩnh vực viễn thông phát triển.
Nngoài ra, một đặc điểm quan trọng hơn, mặc dù là quốc gia có chính sách về giáo dục và đặc biệt là hệ thống y tế thuộc hàng tốt nhất thế giới, nhưng trong lĩnh vực viễn thông tỷ lệ phổ cập lại hoàn toàn trái ngược.
Theo lãnh đạo Viettel, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động ở Cuba theo ước đoán chỉ khoảng vài % dân số, do vậy, Cuba vẫn là một "thị trường nguyên sơ", với tiềm năng vô cùng lớn cho Viettel đầu tư.
Cuba mới chỉ có một công ty viễn thông quốc gia là Etecsa. Trước đây, Etecsa định hợp tác với một công ty viễn thông của Ý nhưng thất bại, vì thế, các nhà đầu tư ngoại đến sau ít nhiều cũng gặp những trở ngại nhất định.
Thời điểm hiện tại, Cuba vẫn chưa có những tín hiệu rõ ràng trong việc mở cửa lĩnh vực viễn thông cho các nhà đầu tư nước ngoài đấu thầu giấy phép và mở mạng viễn thông tại đây.
Triều Tiên: Gần 10 năm chờ đợi
Với Triều Tiên, quãng thời gian gần 10 năm chờ đợi cũng đủ nói lên mức độ tiềm năng của thị trường viễn thông di động này với Viettel.
Khoảng năm 2010, Viettel từng cử người sang Triều Tiên tìm hiểu cơ hội, thủ tục và xin giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, suốt từ đó đến nay, rào cản về chính sách, như ông Lê Đăng Dũng chia sẻ với hãng Reuters, là "chờ Triều Tiên được dỡ trừng phạt và nước này mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài", do vậy, dự định của Viettel tại thị trường này vẫn chưa trở thành sự thật.
Các cô gái trẻ ở Triều Tiên sử dụng điện thoại di động tại công viên - Ảnh: AFP.
Chính vì hiếm khi công bố các thông tin về kinh tế, nên các thông số về lĩnh vực viễn thông của Triều Tiên như mật độ bình quân sử dụng điện thoại di động, doanh thu trên một thuê bao (ARPU)... cũng mù mờ và "bí mật".
Mãi gần đây, theo một thông tin công bố của hãng AP, tính đến năm 2017, Triều Tiên được cho là mới chỉ có khoảng 2,5 triệu người dùng điện thoại, tỷ lệ sử dụng là 1/10 người.
Cũng giống như Cuba, hiện tại Triều Tiên mới chỉ có một mạng viễn thông di động là Koryolink - một liên doanh giữa Chính phủ Triều Tiên và nhà mạng Orascom của Ai Cập - và đến nay đã đạt khoảng gần 3 triệu thuê bao kể từ khi đi vào hoạt động năm 2008.
Trò chuyện với VnEconomy sáng 10/1, một lãnh đạo Viettel nhận xét, tại Triều Tiên, ngoài mật độ sử dụng điện thoại di động còn rất thấp, thì việc mới chỉ có một mạng di động, tức là thị trường về cơ bản còn độc quyền, dẫn đến cơ hội với các nhà đầu tư mới là rất lớn.
Theo VnEconomy
Thương hiệu Viettel được định giá hơn 3 tỷ USD Theo Brand Finance, nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, Viettel tiếp tục là thương hiệu đứng số 1 về giá trị, với mức định giá 3,178 tỷ USD. Với con số 3,178 tỷ USD, thương hiệu Viettel tăng 23,7% so với năm 2017, bằng tổng giá trị của thương hiệu đứng thứ 2 và thứ 3 trong bảng...