Băng rừng, vượt núi gieo chữ cho học sinh vùng cao

Nhiều năm cắm bản gieo chữ cho các em học sinh, thầy cô giáo điểm trường Kon Plinh đã quá quen với những cơn mưa rừng , vắt cắn hay trượt ngã khi mưa về.

Điều kiện khó khăn nên thực phẩm tươi sống là những thứ xa xỉ, thay vào đó bữa cơm chỉ toàn rau rừng và cá khô.

Băng rừng, vượt núi gieo chữ cho học sinh vùng cao - Hình 1

Mặc dù nhà xa nhưng thầy Nhất đã có 15 năm gieo chữ nơi bản nghèo.Ảnh: Đức Huy

Ngắm con qua màn hình điện thoại

Chật vật gần 2 giờ đồng hồ băng qua con đường nhấp nhô sỏi đá từ trung tâm huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum ) chúng tôi mới vào tới điểm trường Kon Plinh (xã Hiếu, huyện Kon Plông). Mặc dù đã xế trưa, nhưng con đường vẫn bị sương mù bao phủ trắng xóa. Để không bị rơi xuống vực sâu, xe cộ đi lại luôn phải bật đèn để nhìn thấy người đi ở chiều ngược lại. Thấy có khách đến, thầy Hà Anh Nhất (trú huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) niềm nở chào, rồi mời chúng tôi vào căn phòng rộng chừng 20m2. Nói là căn phòng, nhưng bên trong vừa là chỗ ở của 3 thầy giáo, kiêm luôn phòng ăn. Thầy Nhất chia sẻ: “Lâu lắm rồi chúng tôi mới thấy có khách ghé vào đây chơi. Đường đi và điều kiện trong này thiếu thốn, người muốn ra không được, chứ chẳng có ai muốn vào cả”.

Cách đây 15 năm, thầy Nhất được phân công về trường Kon Plinh. Lúc thầy mới vào, đường đi lại chỉ toàn là đường đất, mùa nắng thì bụi mù mịt, mưa thì sình lầy, xe máy phải gắn xích mới có thể đi được. Không chỉ vậy, lúc bấy giờ ngôi trường chỉ có vài phòng học tạm bợ được dựng lên, chỗ ăn ở của thầy cô cũng chỉ che chắn bằng vài tấm ván cũ. Do nhà cách trường hơn 130km nên nhà trường bố trí cho thầy dạy ở trường chính để đường về nhà gần hơn. Tuy nhiên thầy một mực không đồng ý mà vẫn quyết tâm gắn bó với điểm trường Kon Plinh. Vì vậy, cứ chiều Chủ nhật thầy lại dùng chiếc xe máy cà tàng của mình để đến điểm trường. Chiều thứ Sáu hàng tuần, sau khi dạy xong thầy lại vội vã trở về nhà với vợ con.

“Thời gian đầu vào đây bản thân tôi cũng buồn, cũng nhớ nhà lắm. Nhưng nếu các thầy cô lung lay ý chí thì các em học sinh biết tiếp thu con chữ như thế nào. Có những hôm vợ ốm, con cũng ốm nhưng tôi cũng không về được, đành nhờ bố mẹ 2 bên chăm sóc. Khi đó, vợ con gọi điện khóc, tôi cũng chẳng biết làm thế nào. Chỉ thấy thương vợ, thương con.”, thầy Nhất nói rồi ném ánh mắt ra phía màn sương dày đặc.

Video đang HOT

Đối với các thầy khó khăn là vậy, các cô giáo còn khổ cực bội phần. Cô Nguyễn Thị Hoa (TP Kon Tum) đã cắm bản được 8 năm nay. Ngày đầu, khi vừa tốt nghiệp ra trường cô Hoa lên nhận lớp với sự ngỡ ngàng bởi đường đi lại vô cùng khó khăn, sình lầy, trơn trượt. Đường sá đi lại khó khăn nên nhiều hôm mưa, đường lầy lội, cô phải gửi xe nhà dân rồi đi bộ cả chục kilomet để vào trường. Trên người cô giờ đây là chi chít các vết sẹo sau nhiều vụ té xe. “Sợ nhất là mỗi khi mưa rừng, rắn, rết rồi vắt bò khắp nơi. Có hôm trên lớp tôi bị vắt cắn no căng máu. Tôi điếng người vì sợ, học trò thấy thế hùa nhau chạy lên bắt. Cứ thế chúng tôi quen dần, ngay cả lúc ăn, lúc ngủ vắt cắn cũng trở thành chuyện thường tình”, cô Hoa cười hiền rồi nhấp ngụm nước ấm.

Cô kể tiếp, ngày mới sinh xong, cô phải để lại 2 con nhỏ cho bà ngoại và chồng chăm sóc rồi gạt nước mắt quay đi. Nhớ con, cô chỉ có thể gọi điện thoại về để nghe giọng con. Khi nghe thấy giọng mẹ, 2 đứa nhỏ khóc nức nở đòi mẹ về cho bằng được. Lúc đó, cô chỉ biết dỗ dành 2 đứa trẻ nín khóc rồi nuốt nước mắt vào trong. Nhiều lúc nhớ con quá, cô không dám gọi điện vì sợ 2 đứa trẻ lại khóc nên cô đành nhìn con qua ảnh chụp trên điện thoại. Tới cuối tuần cô lại tranh thủ chạy về thăm con.

Rau dại, cá khô vẫn không bỏ nghề

Say mê với nghề giáo, thầy Nguyễn Văn Trọng và vợ trước đây đều là sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn. Sau khi ra trường, cả hai cùng về huyện miền núi Kon Plông giảng dạy.

Chia sẻ với PV, thầy Trọng cho biết: “Lên dạy trên này, vợ chồng mình mới tổ chức đám cưới. Khi đó đám cưới đơn sơ lắm, chỉ có các thầy cô trong trường quây quần ăn bữa cơm ở khu tập thể. Thế rồi chúng tôi thành vợ chồng, đến nay hơn 10 năm đã có 2 con. Đứa lớn năm nay vào lớp 4, đứa nhỏ mới vừa tròn 1 tuổi. Do điều kiện không cho phép nên vợ chồng tôi đành gửi con về cho bố mẹ chăm sóc”.

Nhà xa nên mỗi khi nhớ con, vợ chồng thầy cũng chỉ biết động viên nhau cùng cố gắng để mai sau con có tương lai tốt hơn. Cứ 2 tháng, vợ chồng thầy Trọng lại tranh thủ chạy xe về thăm 2 con nhỏ. Mỗi lần như vậy cả nhà chỉ biết ôm nhau khóc nức nở.

Tới giờ trưa, vơ mớ củi khô đã chẻ sẵn từ trước, thầy Trọng lấy miếng cao su cắt từ lốp xe ra nhóm lửa. Vừa bắc xong nồi cơm lên bếp, thầy Trọng lấy túi cá khô được gói kĩ trong giấy báo ra khoe: “Nhìn ngon vậy thôi chứ mặn đắng, không biết mọi người có ăn được không. Nếu đoàn mình vào từ đầu tuần thì thức ăn có phần đủ đầy hơn, nhưng cuối tuần thì đa phần chỉ là cá khô và rau dại. Những hôm rảnh, tôi và một số thầy cô khác rủ nhau đi bắt cá suối, mò ốc để cải thiện bữa ăn”.

Cơm vừa chín đến, trên manh chiếu trải giữa nhà chỉ vỏn vẹn 3 món, gồm: canh, rau dớn xào, cá khô. Mặc dù bữa cơm đạm bạc nhưng thầy cô vẫn vui vẻ ăn ngon lành. Các cô giáo không quên rót mấy cốc nước lọc đưa cho chúng tôi, bông đùa: “Cá hơi mặn nên mọi người ráng ăn. Ăn một miếng rồi uống ngụm nước là được. Lúc mới đầu ăn chúng tôi cũng vậy, giờ quen rồi nên không còn thấy mặn nữa”. Không chỉ khó khăn về đường đi lại, ăn uống mà các thầy cô nơi đây còn thiếu nước để sinh hoạt. Điểm trường nằm ngay trên mỏm đá nên việc đào giếng lấy nước là điều hết sức khó khăn. Thương thầy cô cắm bản dạy chữ cho con em mình không có nước sử dụng nên dân làng kéo nhau lắp đường ống dẫn nước từ trong núi về cho thầy cô dùng.

Cô Đỗ Thị Kim Tuyến, Hiệu trưởng Trường tiểu học xã Hiếu cho biết, toàn trường có 27 giáo viên dạy ở 6 điểm trường. Đa số giáo viên của trường là người ở xa đến nên gặp nhiều khó khăn. Trong các điểm trường đó thì điểm trường Kon Plinh là khó khăn nhất. Điểm trường này có 5 thầy cô giáo phụ trách 5 lớp với 61 học sinh, trong đó 100% là người dân tộc thiểu số.

Do ở vùng sâu, điều kiện khó khăn nên các thầy cô ăn, ở và đi lại rất khổ cực. Bên cạnh đó, điểm trường không có giếng, các thầy cô phải dùng nước suối để ăn uống, sinh hoạt. Hiện Phòng GD&ĐT Kon Plinh đang xin kinh phí để khoan giếng nhằm cải thiện cuộc sống cho giáo viên nơi đây.

Theo giadinh.net

Dành cả tuổi trẻ miệt mài "gieo con chữ" vùng biên

Miệt mài, chịu đựng những khó khăn, vất vả, thiếu thốn, cô giáo trẻ miền xuôi Lê Thị Toan sẵn sàng đến những điểm trường vùng cao xa xôi của xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên để dạy chữ cho học sinh nghèo với mơ ước các em sẽ có được một tương lai tươi sáng hơn...

Dành cả tuổi trẻ miệt mài gieo con chữ vùng biên - Hình 1


Vào mỗi dịp cuối tuần, cô giáo Lê Thị Toan đều đưa các em học sinh của mình về nhà. Ảnh: Kim Nhượng

Chiều chiều, khi mặt trời bắt đầu lặn xuống đỉnh núi, vào những dịp cuối tuần, người ta lại thấy bóng dáng một cô giáo với khuôn mặt xinh xắn cùng các em học sinh lội qua con suối nhỏ, tỏa về những ngôi nhà nằm xa xa lẩn khuất sau những triền đồi. Cô giáo Lê Thị Toan sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hiếu học huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình - người đã có 10 năm gắn bó với mảnh đất vùng cao này.

Tháng 9-2009, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, Toan tình nguyện lên vùng cao của xã Chung Chải và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, dạy tiểu học và đã gắn bó với nơi này cho đến bây giờ. 10 năm ròng bám mảnh đất biên cương đã để lại cho cô giáo Toan biết bao kỷ niệm.

Cô Toan chia sẻ: "Khi mới lên đây nhận công tác, em được phân công vào điểm trường Cà Là Pá, xã Chung Chải dạy tiểu học, đến nơi nhận lớp chỉ thấy có 5, 6 em, cả một điểm trường tiểu học chỉ có 24 học sinh, mà hầu hết các em đi học đều không được học qua mẫu giáo, nên còn hồn nhiên, ngây ngô lắm. Từ trung tâm xã vào đây phải mất 16 cây số đi bộ, trèo đèo, lội suối. Tới mảnh đất không điện lưới, không sóng điện thoại, không nhà ở, việc đầu tiên của chúng em là lên rừng lấy tre về để dựng nhà, huy động bà con dân bản đan vách giùm rồi quây tạm mấy tấm bạt dựng lên. Mấy chị em ở với nhau. Nói là nhà thôi chứ thực ra nó như cái lều nhỏ".

Toan chia sẻ với chúng tôi những khó khăn, vất vả mà nghe nhẹ bẫng đúng như lời em nói: "Khổ chúng em quen rồi". Anh Vừ A Và, Trưởng bản Cà Là Pá vẫn còn nhớ như in ngày cô giáo Lê Thị Toan lên đây dạy học, anh bảo: "Ngày ấy vất vả lắm, cô giáo lên đây chẳng có nhà để ở, thấy cô nhiệt tình ngày nào cũng vào từng nhà vận động bà con cho con đi học, thương cô giáo nên dân bản giúp cô dựng nhà. Vì thương, vì quý nên tuần nào bà con cũng tặng cô khi thì con gà, khi thì cân gạo, còn nhắc con em mình đi học thì đầu tuần mang cho cô bó củi".

Năm 2016, trận mưa lớn đã làm con đường vào điểm trường Cà Là Pá sạt lở hết. Cô giáo Toan cùng 3 đồng nghiệp của mình lên điểm trường, cố gắng vượt qua suối để kịp đến lớp. Dòng nước đổ về nhanh làm sạt lở đất, cuốn luôn một đồng nghiệp của Toan, may sao cô giáo ấy bám được vào trụ bê tông của cống nước gần đó, rồi được dân bản chạy lên cứu kịp thời.

Đó chỉ là một trong số những nguy hiểm mùa mưa lũ mà các thầy cô vùng cao nơi đây phải thường xuyên đối mặt. Khi chúng tôi hỏi Toan: "Vất vả là thế, sao một người trẻ như cô giáo lại bám trụ được ở nơi này?". Toan cười: "Nguy hiểm chúng em cũng quen rồi, chỉ sợ nhất là đêm tối. Vì cứ đêm là nhớ bố mẹ, nhớ con. Hồi mới vào đây, ngày nào em cũng khóc, tưởng như khóc hết nước mắt. Cuối tuần lại đi bộ 16 cây số, rồi mượn xe máy các anh chị ra tận trung tâm xã, cách đó cả chục cây số nữa mới có sóng điện thoại để gọi về cho mẹ, cho con trai".

Ở cái nơi xa xôi vào bậc nhất đất nước như xã Leng Su Sìn này, cái đói, cái khổ của đồng bào vẫn còn đó. Thế nhưng, những cô giáo trẻ như Toan cùng biết bao đồng nghiệp cùng trang lứa khác vẫn luôn chia sẻ, gắn bó với đồng bào và các em nhỏ nơi đây.

Có lẽ, điều động viên nhất với cô giáo Toan là mỗi ngày lên lớp, được nhìn thấy học sinh đến lớp đầy đủ. Nhắc tới ngày 20-11, khuôn mặt bỗng nhiên rạng ngời lên, Toan bảo: "Em thích hoa dã quỳ lắm, cứ mùa này dã quỳ lại nở rộ khắp cả vạt rừng dọc đường đi xuống điểm trường, trông vàng óng. Mấy đứa nhỏ mặc váy dân tộc Mông, dân tộc Hà Nhì hòa vào hoa dã quỳ đẹp vô cùng"...

Kim Nhượng

Theo bienphong.com

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

Trấn Thành nhắn thẳng 1 diễn viên trẻ: "Em có thích đóng phim nữa không? Sao mạnh miệng vậy?"Trấn Thành nhắn thẳng 1 diễn viên trẻ: "Em có thích đóng phim nữa không? Sao mạnh miệng vậy?"
07:06:06 29/05/2025
3 lần ngoại tình đều được chồng tha thứ, vợ chết lặng khi biết sự thật3 lần ngoại tình đều được chồng tha thứ, vợ chết lặng khi biết sự thật
07:47:01 29/05/2025
Tín hiệu đáng lo của Hoa hậu Thuỳ Tiên sau 9 ngày bị bắt giamTín hiệu đáng lo của Hoa hậu Thuỳ Tiên sau 9 ngày bị bắt giam
06:28:21 29/05/2025
Nóng: "Cha đẻ" BTS bị điều tra hành vi lừa đảo 7500 tỷ, đối diện án tù chung thân!Nóng: "Cha đẻ" BTS bị điều tra hành vi lừa đảo 7500 tỷ, đối diện án tù chung thân!
06:14:24 29/05/2025
2 mỹ nhân Việt duy nhất lọt top 100 Gương mặt đẹp nhất thế giới: Người ăn đứt Selena Gomez, người biến mất hoàn toàn khỏi Vbiz!2 mỹ nhân Việt duy nhất lọt top 100 Gương mặt đẹp nhất thế giới: Người ăn đứt Selena Gomez, người biến mất hoàn toàn khỏi Vbiz!
06:25:14 29/05/2025
Sau 45 tuổi, có 3 con giáp khổ tận cam lai, Thần tài đến muộn, hậu vận gặp toàn may mắnSau 45 tuổi, có 3 con giáp khổ tận cam lai, Thần tài đến muộn, hậu vận gặp toàn may mắn
08:05:46 29/05/2025
Nữ chính phim "Khom Lưng": Từng vướng scandal tưởng chấm hết sự nghiệp, ai ngờ trở lại với nhan sắc và diễn xuất khiến cả showbiz dè chừngNữ chính phim "Khom Lưng": Từng vướng scandal tưởng chấm hết sự nghiệp, ai ngờ trở lại với nhan sắc và diễn xuất khiến cả showbiz dè chừng
07:53:08 29/05/2025
Ngân Collagen tự xưng buôn kim cương ở Cần Thơ: Ai mới là người đứng sau công ty này?Ngân Collagen tự xưng buôn kim cương ở Cần Thơ: Ai mới là người đứng sau công ty này?
06:48:55 29/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cô Tô Điểm đến xanh đầy trải nghiệm giữa lòng Vịnh Bắc Bộ

Cô Tô Điểm đến xanh đầy trải nghiệm giữa lòng Vịnh Bắc Bộ

Du lịch

09:19:09 29/05/2025
Đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Nam ca sĩ 1 bước thành sao, "đổi đời" sau show thực tế chính thức gia nhập câu lạc bộ trăm triệu view của Vpop!

Nam ca sĩ 1 bước thành sao, "đổi đời" sau show thực tế chính thức gia nhập câu lạc bộ trăm triệu view của Vpop!

Nhạc việt

09:16:28 29/05/2025
Chiều 28/5, Dương Domic cập nhật bài đăng khoe thành tích mới nhất. Sau hơn nửa năm ra mắt, Mất Kết Nối của nam ca sĩ đã chính thức đạt 100 triệu lượt xem trên YouTube.
Honda Scoopy Kuromi - xe ga sản xuất giới hạn chỉ 2.000 chiếc

Honda Scoopy Kuromi - xe ga sản xuất giới hạn chỉ 2.000 chiếc

Xe máy

09:13:43 29/05/2025
Honda Scoopy Kuromi là phiên bản đặc biệt của mẫu xe tay ga Scoopy vừa được một đại lý tư nhân mang về Việt Nam. Honda Scoopy Kuromi xuất hiện lần đầu tại triển lãm Bangkok International Motor Show hồi tháng 3, chỉ được sản xuất giới hạ...
Xe sedan cùng phân khúc với Toyota Camry: Trang bị 'đỉnh nóc', giá rẻ hơn Hyundai Grand i10

Xe sedan cùng phân khúc với Toyota Camry: Trang bị 'đỉnh nóc', giá rẻ hơn Hyundai Grand i10

Ôtô

09:12:57 29/05/2025
Ngoài ra, Wuling Starlight 2025 còn được trang bị camera hai mắt, trung tâm điều khiển AI Lingyu, hỗ trợ giọng nói 12 vùng miền và các tính năng thông minh tiên tiến, sạc không dây 50W làm mát bằng không khí, cũng như hàng loạt tiện ngh...
Loạt game nhập vai đình đám bất ngờ giảm giá mạnh, game thủ hưởng lợi với nhiều bom tấn

Loạt game nhập vai đình đám bất ngờ giảm giá mạnh, game thủ hưởng lợi với nhiều bom tấn

Mọt game

09:04:03 29/05/2025
Rất nhiều tựa game đình đám đang được giảm giá mạnh trong ưu đãi lần này. Nếu là tín đồ của dòng game nhập vai, đừng bỏ lỡ cơ hội săn ưu đãi cực hời từ Humble Bundle ở thời điểm hiện tại.
Lý Yên lộ ảnh mới: Từ "thiên thần hở hàm ếch" đến thiếu nữ tự tin, quan điểm làm mẹ của Vương Phi gây chú ý

Lý Yên lộ ảnh mới: Từ "thiên thần hở hàm ếch" đến thiếu nữ tự tin, quan điểm làm mẹ của Vương Phi gây chú ý

Sao châu á

08:28:56 29/05/2025
Từ một bé gái từng mang dị tật sứt môi hở hàm ếch, Lý Yên - con gái của Vương Phi - nay đã trở thành thiếu nữ rạng rỡ, tự tin.
Chỉ vì 1 tờ vé số mà gia đình tôi náo loạn, tôi được phen hiểu lòng đứa con dâu lầm lì hay cãi

Chỉ vì 1 tờ vé số mà gia đình tôi náo loạn, tôi được phen hiểu lòng đứa con dâu lầm lì hay cãi

Góc tâm tình

08:25:48 29/05/2025
Ở tuổi này rồi, ước mơ lớn nhất chỉ là có chút may mắn cho đời đỡ tẻ nhạt. Tôi năm nay 70 tuổi, về hưu mười mấy năm, sức khoẻ cũng chả còn được như xưa.
Antony bật khóc trong ngày Betis tan mộng vô địch

Antony bật khóc trong ngày Betis tan mộng vô địch

Sao thể thao

08:20:38 29/05/2025
Betis nhập cuộc đầy tự tin sau khi đã chắc chắn giành vé dự UEFA Europa League mùa sau. Ngay phút thứ 9, đội bóng Tây Ban Nha vượt lên dẫn trước khi Abde Ezzalzouli tận dụng đường chuyền thông minh của Isco để ghi bàn mở tỷ số.
16 loại thực phẩm nhiều kali hơn chuối tốt cho sức khỏe tim mạch

16 loại thực phẩm nhiều kali hơn chuối tốt cho sức khỏe tim mạch

Sức khỏe

08:06:00 29/05/2025
Những người mắc bệnh thận mạn tính hoặc đang dùng thuốc điều trị huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng kali hấp thụ, vì có thể dẫn đến tình trạng tăng kali máu nguy hiểm.
Tử vi ngày 29/5: 3 con giáp tài vận hanh thông, công việc thuận lợi, thời tới đừng chần chừ!

Tử vi ngày 29/5: 3 con giáp tài vận hanh thông, công việc thuận lợi, thời tới đừng chần chừ!

Trắc nghiệm

08:03:52 29/05/2025
Tử vi ngày mới 29/5 tiết lộ 3 con giáp gặp nhiều may mắn. Vận xui đeo bám? 3 con giáp này chỉ cần mặc nhiều màu vàng trong tháng 6 là tài lộc ập đến, may mắn không mời cũng tới Đúng
Dàn gái xinh cặp kè Timothée Chalamet: Cả ái nữ nhà Madonna lẫn Johnny Depp, sắp "đám cưới thế kỷ" với Kylie Jenner?

Dàn gái xinh cặp kè Timothée Chalamet: Cả ái nữ nhà Madonna lẫn Johnny Depp, sắp "đám cưới thế kỷ" với Kylie Jenner?

Sao âu mỹ

07:47:59 29/05/2025
Từ những cô gái con nhà nòi trong giới giải trí đến nữ hoàng truyền hình thực tế, tình sử của Timothée Chalamet đã vẽ nên một bức tranh đa sắc về chuyện tình cảm của một ngôi sao đang lên.