Băng rừng đước nhận bài tập về làm
Những học sinh nhà ở sâu trong rừng đước như Ngô Kim Thanh thì không thể học trực tuyến mà thầy cô phải in bài tập và mỗi tuần các em lại băng rừng ra ấp nhận bài về làm, làm xong lại băng rừng đi nộp.
Thanh băng rừng đi nộp bài tập đã làm
Quãng đường rừng mà người dân ở đây cứ một mực khẳng định là chúng tôi không thể nào đi được vì xa, nhưng lại là đoạn đường hằng ngày cô học trò lớp 3 Trường tiểu học Thạnh An – điểm Trường Thiềng Liềng ( xã đảo Thạnh An, H.Cần Giờ) đến trường và cũng là đoạn đường mà từ lúc nghỉ học vì dịch Covid-19, nhà Thanh không có mạng và điều kiện để học trực tuyến nên mỗi tuần Thanh phải lội bộ băng rừng ra ấp để nhận bài tập được in sẵn về làm.
“Tự học từ nhỏ nên con quen rồi”
Theo chân cô bé 9 tuổi Kim Thanh mang bài ra ấp nộp mà lâu lâu lại gọi ới lên từ đằng sau: “Em ơi chờ anh chị đi với”. Sau những lúc đó tôi đều hỏi cô bé: “Đôi chân nhỏ xíu thế này mà sao em đi nhanh quá vậy?”, thì cô bé hồn nhiên đáp: “Ngày nào con cũng đi nên quen rồi”.
Nhưng hãi hùng hơn là khi đến cây cầu do ba mẹ em tự chế từ thân cây đước để Thanh tiện đến trường vào mùa mưa. Trước đây, người dân đắp một đoạn đường mòn trong rừng đước để băng ngang qua mà ra ấp, nhưng cứ mỗi mùa mưa, nước chảy xiết và làm mất dạng đâu mất con đường. Lo con đi mùa mưa nguy hiểm, cha mẹ Thanh mới làm cây cầu “tự chế” để an tâm hơn. Nhưng nhìn cây cầu sao hãi quá, dù chúng tôi đang đi vào mùa nắng nhưng vẫn có cảm giác rất bất an khi nghĩ đến trời mưa trơn trượt.
Thế mà đôi chân cô bé vẫn cứ bước thoăn thoắt trên cây cầu tự chế và vẫn câu nói hồn nhiên: “Ngày con đi mấy bận nên quen rồi”.
Mấy bận mà Thanh nói là cứ 4 giờ sáng em đi học, trưa lại về nhà ăn cơm rồi tiếp tục đội nắng, băng rừng đến trường cho giờ học buổi chiều. Và ngày nào cũng vậy, khi gà đã lên chuồng đi ngủ thì em mới về đến nhà.
Bình thường ngày 4 lần băng rừng đến trường như vậy nên từ ngày nghỉ học ở nhà, cứ mỗi lần cô báo có bài tập từ xã đảo chuyển vào là em lại vội vàng băng rừng lên trường để nhận. Ở nhà riết, đôi chân em lại muốn đi và em có ngại gì việc băng rừng đi nhận bài tập.
Không được học trực tuyến, Thanh tự mày mò học trong sách và tự giải bài tập – ẢNH: HỮU VƯƠNG
Nhưng nhận về em cũng tự nghiên cứu bài học trong sách để có kiến thức giải bài tập. “Mình có biết gì đâu, mạng thì không rành mà chữ cũng không biết nên từ nhỏ đến giờ bé toàn tự học chứ mình cũng không biết gì mà chỉ cho con”, chị Trang Kim Oanh (mẹ của Thanh) phân trần.
“Những bài mới thì làm sao con biết mà giải?”, chúng tôi thắc mắc vì không hình dung được nếu không thể xem các bài giảng của thầy cô đăng lên mạng, cũng không được ba mẹ chỉ bày thì cô bé 9 tuổi này phải xoay xở thế nào.
Thế nhưng cô bé lại hồn nhiên nói: “Con tự học từ nhỏ nên quen rồi. Có điều bình thường đi học thì con được nghe thầy cô giảng, còn giờ ở nhà nên con chỉ biết mở sách ra xem rồi tự làm. Bài nào không hiểu thì con đành chịu, nhưng cũng ít bài không hiểu lắm ạ”.
Video đang HOT
Đi lấy bài tập theo con nước…
Nếu nhà không phải ở trong rừng như Thanh, thì thời gian nghỉ học lâu ngày, những em nhỏ nơi đây đều theo cha mẹ vào ruộng muối cũng ở tít tận trong rừng đước để phụ gia đình làm những diêm dân nhí.
Nguyễn Hoài Nam (11 tuổi, học sinh lớp 5) cũng đã phải theo ba mẹ từ sau tết đến giờ nên việc học của Nam cũng khó khăn muôn phần. Vì không có thời gian để băng rừng cuốc bộ đi nhận bài tập nên cứ chờ con nước lên, chị Nguyễn Thị Bích Thủy (mẹ của Nam) mới lái vỏ lãi đưa Nam đến trường nhận bài tập.
Học sinh không có mạng internet xem bài giảng nên phải lên trường nhận bài tập về làm
“Mình sống ở đây phải lệ thuộc vào con nước, có hôm thầy gọi vào báo có bài tập về nhưng phải chờ con nước lên mới đưa con sang nhận bài được. Có hôm con nước lên thì trời cũng nắng, mà nắng thì phải ra ruộng làm muối, cũng tranh thủ lắm để con còn có cái mà học bài chứ không là thua bạn thua bè”, chị Thủy nói.
Học trực tuyến đã khổ, dạy trực tuyến cũng là quá trình gian nan đối với đội ngũ thầy cô giáo ở đây.
Cô Lê Quốc Thịnh, dạy khối lớp 2 của điểm trường, bày tỏ: “Ôi từ trước giờ có rành gì về mấy cái này đâu, mà công nghệ cũng mù nên phải mất một tuần đầu mới quen được. Thầy cô trẻ thì học còn nhanh, chứ những thầy cô có tuổi như tôi thì khổ trăm bề. Ngày đầu tiên làm một ngày không xong được nội dung một tiết dạy, làm cái này thì quên cái kia và phải mò học lại. Mà đầu tư cái laptop nhưng để lâu quá rồi không xài đến, giờ lôi ra thì hư mất phần loa nên phải đi mượn máy về mới thu âm được”.
Chị Nguyễn Thị Hồ Điệp, dạy khối lớp 1, thì khẳng định việc học trực tuyến khó cho cả giáo viên và học sinh: “Đó giờ chưa bao giờ thu âm bài giảng và giảng để quay lại như thế này, bài đầu tiên làm là phải quay đến mười mấy hay 20 lần mới được do lúc đó cũng chưa biết cách cắt ghép. Về sau tự mày mò rồi các thầy cô chỉ dẫn cho nhau. Khổ nhất là những thầy cô có tuổi, mấy ngày đầu là xất bất xang bang luôn”.
Nói rồi chị Điệp hài hước kể và mở cho chúng tôi xem những bài giảng mà lâu lâu lại nghe tiếng gà gáy và chó sủa: “Khổ lắm, ở nhà quay nên toàn những tiếng động không đâu vào đâu. Nhiều thầy cô cứ 1, 2 giờ là thức giấc dậy để ngồi thu âm đến sáng, vì giờ đó mới yên tĩnh được”.
Quản lý tại điểm Trường Thiềng Liềng, thầy Lê Văn Phụng cho biết nhiều khi thầy cô đã rất vất vả để quay được bài giảng đưa lên, nhưng rồi các em cũng không xem được.
“Nhiều khi có em gọi điện cho mình và bảo là “ban ngày mở mạng không lên, nó cứ quay vòng vòng mãi nên tải bài xuống không được, chờ đến 10 hay 11 giờ đêm mới vào được mạng mà vừa mở lên thì con buồn ngủ quá nên đi ngủ luôn”. Nên giải pháp tốt nhất là in bài tập cho các em làm, rồi em nào nếu không xem được bài giảng thì mở sách ra xem chứ thật sự tụi mình cũng hết cách. Khi nào đi học lại chắc phải dạy hết lại từ đầu cho các em”, thầy Phụng kể.
Thế nhưng để có được bài tập gửi cho các em thì trường phải gửi ra ngoài huyện, in xong lại gửi đò về xã, từ xã lại chuyển đò qua ấp về cho trường.
Chặng đường để bài tập gửi đi in và về đến tay học sinh cũng bấp bênh và nhiều trắc trở như chặng đường mà cả đội ngũ thầy cô giáo và học sinh ở đây phải băng rừng vượt qua để đảm bảo được việc học trong thời gian nghỉ dài vì dịch bệnh.
Nữ Vương – Phạm Hữu
Gian nan học hành mùa dịch
Chị em Nghi cũng như những em nhỏ ở ấp đảo Thiềng Liềng đều lội bộ đường rừng và băng qua những ruộng muối từ 3, 4 giờ sáng mới đến được cầu đò để bắt thuyền sang xã đảo cho kịp giờ vào lớp.
Chòi muối nơi chị em Nghi bắt sóng wifi học trực tuyến - ẢNH: HỮU VƯƠNG
Khi nhiều tỉnh thành có phương án cho học sinh đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ vì dịch Covid-19, hầu hết học sinh, sinh viên đều vui mừng mong ngày đến trường. Nhưng niềm mong ước đó càng lớn hơn với những học sinh vùng sâu, vùng xa khi hành trình học trực tuyến của các em thời gian qua đã vô cùng gian nan.
Qua 3 chuyến đò từ thị trấn Cần Thạnh, chúng tôi mới đến được nơi mà hai chị em ở ấp đảo Thiềng Liềng phải ngày ngày ra chòi muối mới bắt được tí sóng chập chờn, lúc có lúc không để học trực tuyến.
Ấp đảo Thiềng Liềng là nơi xa xôi và tách biệt nhất của xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM), nhưng nơi mà gia đình của 2 chị em Phạm Thị Quỳnh Nghi và Phạm Thị Xuân Mai sinh sống lại còn được xếp vào địa điểm "khỉ ho cò gáy" nhất của ấp đảo. Chính vì thế, đường đến nhà 2 chị em như một cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm và cũng vì thế mà hành trình học trực tuyến của 2 chị em chưa bao giờ dễ dàng.
Ngoài thời gian học, trưa nắng chị em Nghi phải dãi mình trên những cánh đồng muối như diêm dân thực thụ
"Nhà em ở trong rừng, xa lắm"
Cách đây 4 năm trong một chuyến công tác, tôi đã có dịp về đến ấp đảo Thiềng Liềng, lúc còn chưa có cầu đò, lại đúng lúc con nước chưa lên nên khi xuống thuyền phải lội bộ một đoạn bùn lún đến gần nửa người mới vào được đến ấp. Lúc ấy, những tưởng đã là chặng đường khó khăn nhất để qua được ấp này, nhưng không ngờ, Thiềng Liềng còn một nơi tách biệt hơn mà người dân ở đây gọi là "ở trong rừng".
Một ngày gần cuối tháng tư, ngọn gió vẫn đang còn chướng, thổi tạt vào người khiến những giọt mồ hôi nhễ nhại sau chặng đường gian nan vượt gần 100 km và qua 2 chuyến đò để sang ấp đảo Thiềng Liềng, được cơ hội ngấm vào người nghe man mát. Nhưng từ cầu đò của ấp, khi gọi điện với nhã ý muốn ghé đến nhà thì Quỳnh Nghi nói với vẻ từ chối: "Nhà em ở trong rừng, xa lắm, chị không vào được đâu".
Sau một hồi, chúng tôi cũng quả quyết muốn vào nên Nghi mủi lòng và mượn một chiếc vỏ lãi sang đón. Thế là chuyến đò thứ 3 để đến được nhà của 2 chị em. Nhưng vì chúng tôi là khách, mới được đi sang như vậy, chứ bình thường, chị em Nghi cũng như những em nhỏ ở đây đều lội bộ đường rừng và băng qua những ruộng muối từ 3, 4 giờ sáng mới đến được cầu đò để bắt thuyền sang xã đảo cho kịp giờ vào lớp.
Ngoài này mạng chập chờn, lúc được lúc mất, nên chuyện đang học màn hình đứng sựng là chuyện bình thường. Có lúc cô đang đặt câu hỏi, chưa kịp nghe thì mạng đứng, lúc sau vào lại được, em mới nói cô hỏi lại giúp em để trả lời
Phạm Thị Quỳnh Nghi, xã đảo Thạnh An, H.Cần Giờ, TP.HCM
Ấy thế mà, năm nay Nghi đã là cô sinh viên năm nhất và em Nghi đã học lớp 11. Đường đến trường dẫu gian nan, hay cái khổ cứ bám lấy gia đình khiến nhiều lần ba mẹ Nghi phải nuốt nước mắt vào trong bảo 2 chị em nghỉ học, nhưng vì ham cái chữ, vì muốn đổi thay vùng đất bao đời vẫn khó này, nên những học trò hiếu học ở đây chưa bao giờ lùi bước.
Khổ vì học trực tuyến
Vào đến nhà rồi mới hiểu vì sao Nghi ái ngại khi chúng tôi đến chơi nhà. Một phần vì đường xa khó đi, một phần vì ngại căn nhà chật chội nơi gia đình Nghi sinh sống. Nghi bảo đấy là nhà, nhưng cũng chỉ là cái chòi lá được dựng lên và nền nhà cũng chỉ toàn đất sét, được thuê lại từ chủ của ruộng muối.
Càng vào sâu trong những rừng đước ngoài ấp đảo, sóng càng yếu. Ở trong nhà Nghi dường như không còn sóng điện thoại, mỗi lần muốn nghe điện thoại hay gọi đi đâu là ra ruộng muối trước nhà và hét lớn lên để đầu dây bên kia còn nghe, và lâu lâu lại không quên hỏi "Alô, còn nghe đó không?", để biết rằng sóng có còn ổn?
Bắt sóng điện thoại đã kém, nên để bắt được mạng 3G học trực tuyến thì chị em Nghi phải xách ghế, cầm tập và điện thoại ra chòi muối cách nhà gần 500 m để bắt sóng.
Bất kể ngày hay đêm, cứ cần mạng để học trực tuyến là chị em Nghi lại xách ghế chạy ra chòi muối. Tận dụng khoảng diện tích còn trống trong chòi muối, Nghi đặt một chiếc ghế nhỏ, ngồi xổm và bắt mạng học.
"Ở đây không có mạng nên em ít rành về công nghệ, ngày đầu học trực tuyến vô cùng khó khăn. Ngày đầu em chưa thể nào vào được vì mò mãi chẳng mở được ứng dụng để học, mãi đến ngày hôm sau, được thầy cô hướng dẫn thì em mới mở được", Nghi nói và kể thêm: "Ngoài này mạng chập chờn, lúc được lúc mất, nên chuyện đang học màn hình đứng sựng là chuyện bình thường. Có lúc cô đang đặt câu hỏi, chưa kịp nghe thì mạng đứng, lúc sau vào lại được, em mới nói cô hỏi lại giúp em để trả lời".
Vì trong nhà không có mạng, nên mỗi lần ra chòi muối học trực tuyến, hay những lúc xem bài giảng thầy cô tải lên, Xuân Mai phải chụp màn hình lại để lúc vào nhà còn có cái để xem lại mà giải bài tập. Lúc giải xong, Mai chụp lại và mang ra chòi muối để bắt mạng gửi đi.
Gian nan vẫn không nản chí
Ở trong rừng này, đặc sản không gì ngoài muỗi và bóng đêm. Chỉ cần lơ là một cái, nhìn lại muỗi đã bu đen kín chân. Và vì dùng điện năng lượng mặt trời, tối đến mỗi nhà chỉ thắp vỏn vẹn một bóng đèn nhỏ nên cũng chỉ đủ như ánh đèn le lói lọt thỏm giữa màn đêm đen đặc. Vì thế, chòi muối làm gì có điện. Nên dạo này, cứ tối đến, nguồn sáng phát ra từ chiếc điện thoại nơi chòi muối của chị em Nghi, sao giống như ánh sáng phát ra từ con đom đóm trong vỏ trứng của chàng trai hiếu học Mạc Đĩnh Chi ngày xưa. Nhưng chắc có phần vui tai hơn vì cứ nghe âm thanh của tiếng đập muỗi bốp bốp mỗi lúc 2 chị em ngồi bắt sóng học bài.
"Ngồi đây là xác định nạp mạng cho muỗi, nhưng mỗi lần cần sóng để học bài thì chấp nhận thôi ạ", Xuân Mai nói.
Học trực tuyến vất vả là thế, nhưng cứ trưa nắng là chị em Nghi lại "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" trên những ruộng muối để cùng ba mẹ làm một diêm dân thực thụ. Bao năm qua, gia đình Nghi vẫn bám lấy cái nghề mà cứ mát lại vào nghỉ và nắng phải ra dang, để kiếm tiền nuôi các con ăn học.
"Mình khổ quá rồi, sống gần 50 năm trên đời mà chưa có được cái nhà để ở. Khổ quá mới sống nơi khỉ ho cò gáy và bám lấy cái nghề vắt kiệt sức này để mưu sinh, và cũng khổ quá nên mới cố gắng lo cho con ăn học để mong tương lai của sắp nhỏ sẽ khá hơn", ông Phạm Văn Thanh, cha của Quỳnh Nghi, trải lòng...
Thế đấy, dẫu sự khó cứ bám lấy người dân như sình lầy chẳng bao giờ chịu buông tha đôi bàn chân những diêm dân nơi ấp đảo Thiềng Liềng, thế nhưng các em vẫn kiên trì bám lấy sự học, như chị em Nghi, như cô bé Kim Thanh và những thế hệ học sinh nghèo nơi đây. Niềm quyết tâm đó khó lòng mà lay được, như 10 đầu ngón chân các em luôn bấu chặt xuống đất để không phải trượt ngã vì sình lầy mỗi lần mùa mưa đi học. (còn tiếp)
Nữ Vương - Phạm Hữu
Muối rớt giá, diêm dân Quảng Ngãi lao đao Mặc dù đang là thời điểm giữa mùa vụ nhưng tại cánh đồng muối Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vắng bóng người làm muối. Trên cánh đồng, các bãi ven đường còn nguyên các đống muối, mỗi đống khoảng vài tấn được ủ bằng bạt để chống mưa nắng và bụi bặm. Muối chất đống chờ...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-me-run-ray-gao-thet-khi-thay-con-sot-cao-co-giat-vi-cum-a-loi-canh-bao-suc-khoe-truoc-tinh-hinh-dich-cum-600x432-834-7373643-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/cau-be-vung-vang-che-it-the-va-dap-bao-li-xi-xuong-ghe-khi-duoc-mung-tuoi-600x432-ad7-7370308-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
![Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-clip-25-giay-ghi-lai-canh-ba-dang-say-toc-cho-chau-gai-thi-su-co-dang-so-xay-ra-600x432-857-7372803-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![Hàng chục nghìn nhân viên chính phủ Mỹ sẵn sàng nghỉ việc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/hang-chuc-nghin-nhan-vien-chinh-phu-my-san-sang-nghi-viec-600x432-cbf-7374010-250x180.webp)
Hàng chục nghìn nhân viên chính phủ Mỹ sẵn sàng nghỉ việc
Thế giới
08:15:43 08/02/2025![Mới ra mắt ứng dụng test đồ họa, tựa game này đã có hơn 30.000 lượt tải, hứa hẹn làm bùng nổ năm 2025](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/moi-ra-mat-ung-dung-test-do-hoa-tua-game-nay-da-co-hon-30000-luot-tai-hua-hen-lam-bung-no-nam-2025-600x432-421-7374020-250x180.webp)
Mới ra mắt ứng dụng test đồ họa, tựa game này đã có hơn 30.000 lượt tải, hứa hẹn làm bùng nổ năm 2025
Mọt game
08:15:06 08/02/2025![Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/sao-viet-82-nsnd-hong-van-tre-dep-tuoi-59-vo-cuong-do-la-phu-nhan-co-bau-600x432-606-7374006-250x180.webp)
Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu
Sao việt
08:10:10 08/02/2025![Kiên Giang lọt danh sách 'Những địa danh thân thiện nhất thế giới'](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/kien-giang-lot-danh-sach-nhung-dia-danh-than-thien-nhat-the-gioi-600x432-c9d-7374017-250x180.webp)
Kiên Giang lọt danh sách 'Những địa danh thân thiện nhất thế giới'
Du lịch
08:10:07 08/02/2025![Vận trình rực rỡ: 5 chòm sao gặp nhiều may mắn nhất ngày 9/2](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/van-trinh-ruc-ro-5-chom-sao-gap-nhieu-may-man-nhat-ngay-92-600x432-7b8-7374009-250x180.webp)
Vận trình rực rỡ: 5 chòm sao gặp nhiều may mắn nhất ngày 9/2
Trắc nghiệm
08:05:23 08/02/2025![Không thời gian - Tập 37: Thương đột ngột hi sinh trong khi làm nhiệm vụ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/khong-thoi-gian-tap-37-thuong-dot-ngot-hi-sinh-trong-khi-lam-nhiem-vu-600x432-dfd-7374000-250x180.webp)
Không thời gian - Tập 37: Thương đột ngột hi sinh trong khi làm nhiệm vụ
Phim việt
08:00:06 08/02/2025![Bùng binh tình tay 6 "xoắn não" nhất showbiz Việt: Erik yêu tới 3 cô trong 4 năm, người này yêu người kia "nhức cái đầu"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/bung-binh-tinh-tay-6-xoan-nao-nhat-showbiz-viet-erik-yeu-toi-3-co-trong-4-nam-nguoi-nay-yeu-nguoi-kia-nhuc-cai-dau-600x432-7d3-7373993-250x180.webp)
Bùng binh tình tay 6 "xoắn não" nhất showbiz Việt: Erik yêu tới 3 cô trong 4 năm, người này yêu người kia "nhức cái đầu"
Nhạc việt
07:56:50 08/02/2025![Phát sốt nhan sắc đẹp đến siêu thực của bạn gái cũ Lee Min Ho sau 3 năm mất hút](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/phat-sot-nhan-sac-dep-den-sieu-thuc-cua-ban-gai-cu-lee-min-ho-sau-3-nam-mat-hut-600x432-f68-7373985-250x180.webp)
Phát sốt nhan sắc đẹp đến siêu thực của bạn gái cũ Lee Min Ho sau 3 năm mất hút
Nhạc quốc tế
07:52:03 08/02/2025![Style bộ nào cũng đẹp của mẹ bầu Mai Ngọc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/style-bo-nao-cung-dep-cua-me-bau-mai-ngoc-600x432-f10-7373983-250x180.webp)
Style bộ nào cũng đẹp của mẹ bầu Mai Ngọc
Phong cách sao
07:50:04 08/02/2025![Uông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yên](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/uong-tieu-phi-chan-dung-ke-huy-hoai-tu-hy-vien-xem-vo-nhu-may-de-mat-day-hut-mau-khien-minh-tinh-chet-cung-khong-yen-600x432-6f3-7373978-250x180.webp)
Uông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yên
Sao châu á
07:47:04 08/02/2025![Nên ăn gì, tránh gì khi dùng thuốc trị gout colchicine?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nen-an-gi-tranh-gi-khi-dung-thuoc-tri-gout-colchicine-600x432-240-7373956-250x180.webp)