Băng rừng đến trường từ… 3h sáng
Một đèn pin, chiếc xe đạp cũ và cặp sách trên vai… đều đặn cứ 3-4h sáng từ thứ hai tới thứ sáu hàng tuần, những học sinh ở thôn H’Mông (Đắk Lắk) lại băng rừng đến trường.
Hành trình tới điểm trường gần nhất là 4km nằm trong rừng và xa nhất là 17km ở ngay trung tâm xã Ea Kiết.
Ông Hoàng Văn Páo, trưởng thôn H’Mông, cho biết thôn được thành lập từ cách đây gần 20 năm khi những hộ đồng bào Mông, Dao ở các tỉnh miền núi phía Bắc di cư tự do vào đây, hiện chưa có gia đình nào có hộ khẩu, không đường giao thông, không có mạng lưới điện, thôn H’Mông gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Quãng đường từ nhà đến Trường tiểu học Mạc Thị Bưởi gần 17km, từ 4h sáng, em Mai Văn Toàn (học sinh lớp 4) phải mang theo đèn pin, đạp xe băng rừng đến trường.
Theo ông Páo, hiện có khoảng 150 học sinh tiểu học và THCS hằng ngày băng rừng đến các điểm trường. Trời nắng việc băng rừng của học sinh đỡ vất vả nhưng khi mưa xuống, nước suối dâng cao, con đường mòn trong rừng trở nên lầy lội và nguy hiểm hơn.
Tranh thủ ngày nắng, em Sùng Thị Muội (học sinh lớp 4 Trường tiểu học Mạc Thị Bưởi) dắt xe qua suối để “tiết kiệm” 2km đường vòng tới trường.
Em Trương Thị Vương, học sinh lớp 8 Trường THCS Hoàng Văn Thụ, cho biết vì nhà ở cuối thôn nên từ 9g phải đạp xe đi cho kịp buổi học chiều. Vương không ăn trưa mà tranh thủ đi học sớm, hôm nào nhà có tiền thì được bố mẹ cho 5.000 đồng ăn bánh mì, không có thì nhịn đến tối.
“Trời mưa bố mẹ mình cũng bắt đi học. Bố mẹ bảo không đến trường, không theo kịp chúng bạn rồi phải ở lại lớp thì khổ lắm” – Vương tâm sự.
Cô giáo Lâm Thị Thu Thắm (lớp mầm non tại điểm trường thôn H’Mông) chơi đùa với các học sinh trên sân trường.
Video đang HOT
Ông Trương Văn Chỉ, phó chủ tịch UBND huyện Cư M’Gar, cho biết tạm thời vẫn duy trì lớp học tại điểm trường thôn H’Mông trong rừng để dạy chữ cho con em đồng bào dân tộc.
Sau khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở khu tái định cư mới (cách thôn H’Mông khoảng 7km) sẽ sớm tạo điều kiện cho các học sinh đến trường thuận lợi hơn.
Theo HUYỀN TRANG – TIẾN THÀNH /Báo Tuổi Trẻ
Hình ảnh đặc biệt về Việt Nam sau 25 năm dưới góc nhìn nhiếp ảnh gia Mỹ
Những bức ảnh phản ánh các mảng màu chân thực về đời sống, văn hóa, tinh thần của con người Việt Nam ở khắp các tỉnh thành được nữ nhiếp ảnh gia người Mỹ, Catherine Karnow ghi lại trong suốt 25 năm.
Catherine Karnow là nhiếp ảnh gia của tạp chí National Geographic, đi khắp thế giới nhưng được biết đến là một trong những người chụp Việt Nam nhiều nhất. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ và 40 năm kết thúc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam, Phòng tranh Art Vietnam (Hà Nội) giới thiệu tới công chúng triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia Catherine Karnow, một hành trình 25 năm phát triển của Việt Nam.
Catherine luôn có cái nhìn chân thật và tinh tế qua ống kính của một người trong cuộc. Cha của cô là Stanley Karnow, nhà báo nổi tiếng và là tác giả của cuốn sách và xê-ri phim tài liệu được giải Emmy mang tên Việt Nam: Một lịch sử.
Người cha là khởi điểm của tình yêu Việt Nam trong cô, nhưng theo cách của riêng mình, Catherine đã nhận ra và yêu quý mảnh đất này với lịch sử phức tạp và tương lai hứa hẹn của nó.
Triển lãm thu hút sự chú ý của nhiều du khách trong và ngoài nước
Hai thương gia nước ngoài trên đường phố Hà Nội, những năm đầu đổi mới
Chị Trần Thị Điệp, một giáo viên sống ở Hà Nội. Chị đang đi trên chuyến tàu Thống Nhất từ TP HCM ra thủ đô.
Cô dâu Việt những năm đầu đổi mới
Đây là hình ảnh được Catherine Karnow ghi lại gần đây nhất vào năm 2014 tại phố Trịnh Hoài Đức. Trong ảnh, anh Bùi Văn Quyết (trái) không chỉ là một thợ cắt tóc mà còn là một nhà điêu khắc. Ngay cả bức tường sau lưng người thợ cạo cũng là một tác phẩm nghệ thuật.
"Tướng Giáp, ngọn núi lửa phủ tuyết"- một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất của Catherine, từng xuất hiện trên rất nhiều bìa báo chí thế giới
Nữ nhiếp ảnh gia và Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Những bức ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của nữ nhiếp ảnh gia người Mỹ luôn có vị trí rất đặc biệt
Hình ảnh trong đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình
Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Phần ảnh về tướng Giáp, bắt đầu từ chuyến thăm Đại tướng lần đầu tiên vào năm 1990 cho đến khi nhà báo nước ngoài này được mời về quê hương ông trong lễ tang Đại tướng vào năm 2013, là những bằng chứng xác tín rằng cô không chỉ được chấp nhận ở đây, cô thuộc về mảnh đất này.
Những người thuộc tầng lớp cuối cùng của chế độ phong kiến, họ hàng của vua Bảo Đại được chụp lại năm 1990 ở một nghĩa trang mọc đầy cỏ dại tại Huế.
Gương mặt phảng phất tàn dư chiến tranh của người phụ nữ lai Việt - Mỹ (Ảnh chụp năm 1994)
Các nữ tiếp viên hàng không Việt Nam năm 1994. Trong thời gian này Hàng không quốc gia Việt Nam đang mở thêm những đường bay mới tới nhiều khu vực trên thế giới.
Đại cảnh Sài Gòn hiện đại nhìn từ tòa nhà BITEXCO (Ảnh chụp năm 2012)
Xuân Ngọc - Cường Net
Theo Dantri
8 người phụ nữ săn thần chết "Bom mìn là thần chết, nhưng công việc của chúng tôi là đi tìm thần chết ấy. Rà phá bom, mìn luôn đầy rẫy hiểm nguy 14 năm lăn lộn khắp vùng rừng rú của tỉnh Quảng Trị này, chúng tôi đã phát hiện và phá hủy hàng ngàn quả bom, quả đạn, mìn và các vật liệu chưa nổ" - chị Trần...