Bang Mỹ tiêu hủy hơn 110.000 liều vaccine Covid-19
Giới chức y tế Georgia cho biết hơn 110.000 liều vaccine Covid-19 bị tiêu hủy từ khi bang này bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng từ tháng 12/2020.
Nancy Nydam, phát ngôn viên cơ quan y tế bang Georgia, ngày 20/7 cho biết tổng cộng 110.079 liều vaccine Covid-19 bị tiêu hủy tại bang do không được sử dụng kịp thời.”Với hơn 8,5 triệu liều đã được tiêm, lượng vaccine bị tiêu hủy chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1,4%”, Nydam cho biết.
Nydam giải thích số vaccine bị tiêu hủy này gồm các liều vaccine bị chuẩn bị thừa, người được tiêm từ chối tiêm, lọ bị hỏng, rò rỉ bơm kim tiêm hoặc có dấu hiệu nhiễm bẩn.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho phép các bang tiêu hủy 5% lượng vaccine được phân bổ. Nydam cho hay số liều vaccine bang Georgia tiêu hủy thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ cho phép của CDC.
Cơ quan y tế bang Georgia cho biết trong số vaccine bị tiêu hủy này có sản phẩm của ba hãng Moderna, Pfizer-BioNTech và Johnson&Johnson.
Nhân viên y tế bang Georgia tiêm vaccine Covid-19 cho một thiếu niên tại thành phố Decatur ngày 11/5. Ảnh: Reuters .
Vaccine sử dụng công nghệ ARN thông tin (mRNA), gồm sản phẩm của Moderna và Pfizer, có tuổi thọ ngắn sau khi chuẩn bị. Khi vaccine Pfizer được trộn với dung môi, sản phẩm chỉ có hạn sử dụng trong 6 tiếng. Các đơn vị tiêm chủng và y tế được khuyến cáo bỏ lượng vaccine thừa sau thời gian này.
Hồi tháng 3, khi nhu cầu vaccine tại Mỹ cao hơn nhiều so với hiện tại, dữ liệu của CDC cho thấy chưa đầy 1% liều vaccine bị tiêu hủy trong số 155 triệu liều được sử dụng. Tính tới ngày 29/3, 35 bang, 17 nhà thuốc và ba cơ quan liên bang báo cáo đã tiêu hủy vaccine Covid-19 không được sử dụng.
Video đang HOT
Tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 tại Georgia thấp hơn nhiều so với toàn nước Mỹ. Theo dữ liệu của Georgia, 44% dân số bang được tiêm ít nhất một mũi vaccine và 39% đã hoàn thành đủ liệu trình, tính tới ngày 19/7, trong khi đó con số này trên toàn nước Mỹ lần lượt là 56,1% và 48,6%.
“Georgia tiếp tục tuân theo phương án tốt nhất về sử dụng mọi liều vaccine có thể. Tuy nhiên do cung hiện vượt quá cầu, chúng tôi sẽ không bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng cho bất cứ ai đã sẵn sàng”, Nydam nhấn mạnh.
Mỹ đón Quốc khánh với kinh tế tươi sáng
Nước Mỹ đã có tin vui trước ngày Quốc khánh 4-7 khi số việc làm và mức lương của người lao động tăng lên, nhưng đi kèm đó là thách thức duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định khi "bóng ma" COVID-19 vẫn còn.
Hội chợ việc làm ở thành phố Roswell, bang Georgia (Mỹ) diễn ra ngày 13-5 vừa qua - Ảnh: REUTERS
Lịch sử rất rõ ràng: Khi một nền kinh tế hoạt động trở lại, tâm lý đám đông trỗi dậy và chi tiêu tăng lên, lạm phát cùng với trì trệ sẽ theo sau.
Trưởng kinh tế gia Allen Sinai của Hãng phân tích Decision Economics cảnh báo.
Bộ Lao động Mỹ ngày 2-7 công bố số việc làm của Mỹ đã tăng đáng kể trong bối cảnh doanh nghiệp bắt đầu nhịp hồi phục kinh tế hậu đại dịch.
Hiệu quả từ chính sách
Theo Bộ Lao động Mỹ, số việc làm ở khu vực phi nông nghiệp đã tăng thêm 850.000 trong tháng 6, cao hơn mức 583.000 của tháng 5. Con số này cũng cao hơn đáng kể so với mức dự đoán tăng thêm 706.000 việc làm trong tháng 6 của Hãng tài chính Dow Jones. Dù vậy, tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng nhẹ từ 5,8% trong tháng 5 lên 5,9% trong tháng 6.
Bình luận về số liệu do Bộ Lao động công bố hôm 2-7, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng những tín hiệu tích cực này cho thấy sự thành công của Kế hoạch giải cứu nước Mỹ (American Rescue Plan) cũng như chiến dịch tiêm chủng toàn quốc. Kế hoạch giải cứu nước Mỹ là gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.900 tỉ USD được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 3 năm nay.
Không chỉ bổ sung hàng tỉ USD cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19, gói cứu trợ còn trực tiếp hỗ trợ 1.400 USD cho mỗi người dân đồng thời kéo dài khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung cho người lao động.
Cho đến nay, các chương trình này đã tỏ ra hiệu quả, giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng trong quý 2-2021. Dù tổng số việc làm tại Mỹ vẫn thấp hơn so với trước đại dịch nhưng kể từ khi ông Biden nhậm chức đã có thêm hơn 2 triệu việc làm mới. Giới chuyên gia lạc quan cho rằng con số này sẽ tiếp tục tăng. Mức lương của người lao động Mỹ cũng tăng 2% trong một năm qua.
"Chúng ta đã chứng minh cho những người bi quan và hoài nghi rằng họ đã sai. Công việc nhiều hơn, lương tốt hơn là một sự kết hợp tốt. Nói một cách đơn giản, nền kinh tế của chúng ta đang trên đà tiến lên và chúng ta đang đánh đuổi COVID-19", ông Biden phát biểu tại Nhà Trắng hôm 2-7.
Trong bài viết ngày 30-6, Đài CNBC nhận định đa phần các chỉ số kinh tế cho thấy người lao động và doanh nghiệp Mỹ đang trong giai đoạn hồi phục mạnh mẽ. Đây là thành quả của một loạt chính sách chưa từng có tiền lệ từ chính quyền của cả Tổng thống Joe Biden lẫn người tiền nhiệm Donald Trump.
Nguồn: Tradingeconomics.com/Cục Thống kê lao động Mỹ - Dữ liệu: NGUYÊN HẠNH - Đồ họa: N.KH.
Lo tăng trưởng nóng, lạm phát
Dù nhiều chuyên gia bày tỏ lạc quan với tương lai kinh tế Mỹ, cũng không ít người còn thận trọng trước những tác động dài hạn của đại dịch.
Trả lời Đài NBC News, bà Julia Pollak, chuyên gia kinh tế của trang tìm kiếm việc làm ZipRecruiter, cho rằng việc nhận định COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế Mỹ là không hề phóng đại.
"Vẫn còn nhiều nút thắt và khó khăn trong quá trình tái cơ cấu toàn bộ các ngành công nghiệp", bà Pollak nói.
Giống như bà Pollak, các chuyên gia kinh tế thường không thích đặt nặng số liệu của một tháng đơn lẻ vì chúng không thể hiện được toàn bộ quá trình. Thậm chí, một số người bày tỏ lo ngại liệu nền kinh tế Mỹ có đang tăng trưởng quá "nóng".
"Khi tổng thống đề xuất chi thêm hàng ngàn tỉ đôla sau gói kích thích lịch sử trước đó, có nguy cơ chính quyền của ông ấy sẽ làm tăng trưởng nóng nền kinh tế Mỹ và khiến giá cả tăng điên cuồng", Đài CNBC cảnh báo.
CNBC bày tỏ lo ngại nguy cơ lạm phát có thể vượt tầm kiểm soát của Cục Dự trữ liên bang (FED), khi mà toàn thị trường và người tiêu dùng đang hành xử như thể đại dịch đã chấm dứt và Chính phủ Mỹ cũng đang mạnh tay bơm tiền.
Các dấu hiệu lo ngại đã xuất hiện. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tháng 5 tăng 5% so cùng kỳ năm trước, cao nhất từ 2008. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - chỉ số đo lạm phát thường được FED sử dụng - tăng 3,4% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất kể từ đầu những năm 1990.
Trong nhiều tuần qua, giới đầu tư và các nhà kinh tế đã cảnh báo về chi phí đầu vào tăng cao không chỉ tại Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Dù đây là vấn đề có thể giải quyết được trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ đẩy gánh nặng chi phí về phía người tiêu dùng nếu họ cảm thấy không thể điều tiết và bị ảnh hưởng thu nhập.
Pompeo nhăm nhe tranh cử tổng thống 2024 Cựu ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra mắt nhóm hành động chính trị mới trước cuộc bầu cử giữa kỳ, dường như nhắm mục tiêu tới cuộc đua tổng thống 2024. Trong thông báo hôm nay, cựu ngoại trưởng Pompeo cho biết Ủy ban Hành động Chính trị Ủng hộ Giá trị Mỹ (CAVPAC) sẽ "bảo vệ những giá trị Mỹ, giúp các...