Bang Mỹ kêu gọi dân ở nhà vì bệnh do muỗi truyền
Michigan kêu gọi người dân ở nhà sau khi xác nhận ca viêm não ngựa miền Đông do muỗi truyền ở 22 con ngựa và một ca nghi ở người.
Cơ quan Y tế và Dịch vụ Nhân sinh bang Michigan (MDHHS) cho biết tính đến ngày 16/9, 22 con ngựa tại 10 hạt đã chết do nhiễm virus viêm não ngựa miền Đông. Ca nhiễm ở người là một người đàn ông tại hạt Barry. Vợ bệnh nhân cho biết chồng cô từ một người khỏe mạnh bỗng nằm bất động và hôn mê nhiều ngày.
Hiện có vaccine viêm não ngựa miền Đông cho ngựa, nhưng chưa có cho người. Giới chức sẽ bắt đầu phun diệt muỗi trên không từ tối 16/9 tại một số khu vực có nguy cơ cao của bang để ngăn chặn bệnh lây lan.
Muỗi, loài côn trùng truyền virus gây bệnh viêm não ngựa phương Đông. Ảnh: Fox.
Video đang HOT
MDHHS cũng đang kêu gọi người dân ở hạt Barry và 9 hạt khác hủy bỏ hoặc hoãn các sự kiện ngoài trời diễn ra sau chiều tối để ngăn thêm nhiều người nhiễm virus.
“MDHHS tiếp tục khuyến khích quan chức địa phương ở các hạt bị ảnh hưởng xem xét hoãn, lên lịch lại hoặc hủy bỏ các hoạt động ngoài trời diễn ra vào hoặc sau hoàng hôn, đặc biệt những hoạt động liên quan đến trẻ em, để giảm nguy cơ bị muỗi đốt”, Joneigh Khaldun, quan chức MDHHS cho hay.
Theo MDHHS, viêm não ngựa miền Đông là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất do muỗi gây ra ở Mỹ, với tỷ lệ tử vong là 33% ở những người mắc bệnh. Những người dưới 15 tuổi hoặc trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lớn nhất, trong khi người làm việc hoặc vui chơi ngoài trời ở những khu vực bị ảnh hưởng có nguy cơ bị muỗi đốt cao nhất.
Hiện 22 trường hợp được xác định ở ngựa là con số cao gấp đôi so với cùng thời điểm năm ngoái. Hơn 25% các trường hợp viêm não ngựa miền Đông Ở Mỹ năm ngoái được chẩn đoán ở Michigan.
Libya trở thành "mảnh đất màu mỡ" cho cuộc chiến ủy nhiệm đẫm máu?
Khi quyền lợi tại đất nước giàu dầu mỏ - Libya chưa được phân chia thì sự can dự của nước ngoài sẽ còn tiếp tục và đẩy cuộc chiến tại đây thêm phức tạp.
Hôm qua (14/7), các nhà lập pháp trong chính quyền ở miền Đông được lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn đã "bật đèn xanh" để Ai Cập can thiệp quân sự với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia của 2 nước. Động thái này của phía Quân đội Quốc gia Libya đang khiến Libya có nguy cơ thành cuộc chiến ủy nhiệm đẫm máu.
Libya có nguy cơ trở thành "mảnh đất màu mỡ" cho cuộc chiến ủy nhiệm đẫm máu
Cơ quan lập pháp chính quyền miền Đông Libya tại thành phố Tobruk ở miền Đông cho biết, Libya và Ai Cập cần phải hợp tác cùng nhau nhằm ngăn chặn hành động tấn công của nước ngoài và bảo vệ an ninh quốc gia chung của hai bên, khi đề cập các hoạt động hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) ở thủ đô Tripoli.
Động thái này được nhận định là sẽ mở đường cho Ai Cập đưa binh sỹ đến Libya bởi tháng trước, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi cảnh báo, nước này có thể cử binh sĩ đến Libya sau khi Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya đã đẩy lùi các lực lượng ủng hộ Tướng Haftar khỏi các khu vực xung quanh thủ đô Tripoli.
Tổng thống Ai Cập cho biết: "Các lực lượng vũ trang của chúng tôi có quyền can thiệp để bảo vệ an ninh quốc gia Libya và Ai Cập, nếu cảm thấy mối đe dọa sắp xảy ra đối với an ninh của hai nước chúng ta".
Ngoài ra, Ai Cập cũng đưa ra sáng kiến hòa bình Cairo, vạch ra con đường thiết lập một giải pháp chính trị ở Libya và kêu gọi các bên tham chiến ngừng bắn. Đề xuất này được Liên đoàn Arab, Nga, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất hoan nghênh, nhưng lại bị Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) và Thổ Nhĩ Kỳ từ chối.
Trong một tuyên bố mới đây, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Ai Cập, Thiếu tướng Kamal Amer cũng đã tuyên bố an ninh quốc gia của Libya cũng là một phần của an ninh quốc gia Ai Cập, đặc biệt trong mối quan hệ mở rộng giữa hai nước và thậm chí cả sự giao thoa và huyết thống gắn kết hai dân tộc. Theo ông Kamal Amer, lực lượng vũ trang Ai Cập với sức mạnh toàn diện có thể đối đầu với mọi vấn đề bằng trí tuệ và tầm nhìn, thậm chí bằng cả vũ lực nếu thấy cần thiết.
Hiện tại Libya đang tồn tại hai chính quyền song song với sự hậu thuẫn của các lực lượng vũ trang riêng. Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya được Liên Hợp Quốc ủng hộ và các nhóm vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, đang hoạt động ở thủ đô Tripoli. Trong khi đó, Quân đội quốc gia Libya hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông và được Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Nga và Ai Cập ủng hộ.
Việc Libya đang trở thành chiến trường giao tranh giữa các lực lượng cả ở cả trong và ngoài quốc gia này khiến Liên Hợp Quốc bày tỏ lo ngại rằng, sự can dự của nước ngoài vào quốc gia Arab này đang ở "mức chưa từng có".
Trong một phát biểu mới đây trong cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Bảo an, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói: "Thời gian đang không đứng về phía chúng ta tại Libya. Cuộc xung đột tại quốc gia này đã bước sang giai đoạn mới với sự can thiệp của nước ngoài đã đạt đến mức độ chưa từng thấy, bao gồm cả việc cung cấp các loại vũ khí tinh vi và số lượng lính đánh thuê tham gia chiến đấu".
Dù cộng đồng quốc tế đã nhiều lần thảo luận về vấn đề Libya, nhưng các nước can dự vào Libya vẫn chưa thể thống nhất được 1 giải pháp cho cuộc xung đột, đồng thời vẫn đổ lỗi cho nhau về những căng thẳng hiện nay. Chính vì thế, theo nhận định của các nhà phân tích, khi quyền lợi tại đất nước giàu dầu mỏ này chưa được phân chia, sự can dự của nước ngoài sẽ còn tiếp tục, đẩy cuộc chiến tại Libya thêm phức tạp.
Quân đội Libya kiểm soát thành phố dầu mỏ Sirte Đây là thành phố chiến lược bởi nó có thể mở đường để kiểm soát các cảng của khu vực dầu mỏ ở phía đông Libya với trữ lượng dầu lớn nhất trong cả nước. Quân đội quốc gia Libya đã gửi quân tiếp viện đến khu vực miền trung để đẩy lùi mọi nỗ lực của lực lượng miền đông ở thành...